Tọa đàm” Nông nghiệp, nông dân, nông thôn”: Tái cơ cấu toàn diện ngành nông nghiệp

Ngày 22/11, tại Hà Nội, Ban Kinh tế Trung ương tổ chức Tọa đàm về “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn”. Ông Vương Đình Huệ, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, chủ trì Tọa đàm với sự tham gia của nhiều cán bộ cấp cao, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước và lãnh đạo các bộ, ngành, các nhà khoa học và các hiệp hội ngành hàng trong lĩnh nông nghiệp.

tọa đàm nông nghiệp
Ông Vương Đình Huệ chủ trì buổi tọa đàm

Ông Vương Đình Huệ gợi ý các diễn giả tập trung thảo luận về những vẫn đề chính như: Động lực phát triển cho ngành nông nghiệp trong giai đoạn mới, tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp trong đó có tái cơ cấu về không gian sản xuất nông nghiệp, tái cấu chuỗi ngành hàng nông nghiệp và tái cơ cấu mô hình sản xuất kinh doanh (nông trại quy mô lớn và kinh tế hộ gia đình). Chính sách về ruộng đất cũng được nhấn mạnh như một vấn đề trọng yếu trong phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Làm thế nào để có chính sách thúc đẩy tích tụ ruộng đất phù hợp với nhu cầu phát triển sản xuất lớn nhưng vẫn đảm bảo sinh kế cho sản xuất của các hộ nông dân. Vấn đề công nghiệp hóa nông nghiệp được coi là nhu cầu tất yếu cho giai đoạn phát triển mới của ngành nông nghiệp, nhưng để công nghiệp hóa có thể tạo đột phá trong nông nghiệp thì phải có chính sách như thế nào và bắt đầu từ đâu? Công nghiệp hóa liên quan thế nào đến nông dân và xây dựng nông thôn mới.

Mở đầu cho buổi tọa đàm, nguyên thủ tướng Vũ Khoan cho rằng Việt Nam cần phải xác định rõ vị trí của ngành nông nghiệp trong tổng thể chung của ngành kinh tế quốc dân. Có nên dựa trên lợi thế về nông nghiệp để đẩy mạnh công nghiệp hóa đất nước như một số nước phát triển đã thành công, như Úc, Niu Di Lân, Đan Mạch, Hà Lan…. không? Theo ông, có định vị được vị trí ngành nông nghiệp thì mới có thể đưa ra những chính sách và cách tổ chức sản xuất phù hợp.

Ông Lê Huy Ngọ, nguyên Bộ trưởng Bộ NN&PTNT cho rằng đặc thù của nền sản xuất nông nghiệp nước ta là sản xuất nhỏ, đã phát triển theo hướng hàng hóa nhưng chưa rõ ràng. Nông nghiệp bị cắt khúc trong quá trình công nghiệp hóa, vì vậy máy móc phục vụ canh tác nông nghiệp và chế biến nông sản đều không phát triển. Để nâng cao hiệu quả sản xuất cho người dân phải thay đổi cách tổ chức từ sản xuất nông nghiệp nhỏ lên sản xuất nông nghiệp tập trung để công nghiệp hóa bằng công nghệ, cơ giới hóa.... chăm lo xây dựng doanh nghiệp nông nghiệp và tạo ra nhiều DN nông nghiệp hiện đại. Về chinh sách nguồn vốn: phải chú trọng hỗ trợ đầu tư nhiều hơn vào nông nghiệp, có chính sách thu hút nguồn vốn xã hội đầu tư cho ngành. Hiện tại, nông nghiệp không có trong diện cho vay của ODA, không phải là lĩnh vực thu hút FDI và nguồn sinh lợi nhiều nhất là các ngành dịch vụ cho nông nghiệp lại do các DN nước ngoài nắm giữ chủ yếu (thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y…)

Về chính sách đất đai, nguyên bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Phạm Khôi Nguyên nêu rõ qui hoạch đất đai phải thực hiện theo vùng lãnh thổ, vùng sinh thái tránh gây chia cắt vùng sản xuất nông nghiệp. Rà soát lại tổng quỹ đất dành cho khu công nghiệp vì hiện nay chưa khai thác hết, không để DN lấy thêm đất nông nghiệp. Vấn đề Biến đổi khí hậu cũng đang là một mối quan ngại lớn cho sản xuất nông nghiệp, nhất là vùng ĐBSCL, do sự tác động diến ra nhanh hơn so với dự đoán. Ông cũng cho rằng ngành khoa học công nghệ hiện còn lúng túng trong nông nghiệp. Vì vậy có thể chọn ra 10 sản phẩm XK tiêu biểu để đầu tư phát triển khoa học công nghệ nhằm gia tăng giá trị.

Đại diện cho ngành hàng có nhiều đóng góp cho sự phát triển chung của ngành nông nghiệp nói chung và ngành thủy sản nói riêng, ông Nguyễn Hữu Dũng, Phó chủ tịch Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep) đã nêu rõ sau giai đoạn phát triển ấn tượng 2000-2008 với giá trị XK đạt trên 1,8 tỷ USD, ngành cá tra nước ta đến nay đang phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức, sản xuất và XK chững lại. Do vậy để giúp sản phẩm này trở thành một ngành sản xuất lớn, mang lại hiệu quả cho người dân và doanh nghiệp, ông đề xuất bảy kiến nghị chính với nội dung cụ thể như sau: Quy định điều kiện nuôi, chế biến và xuất khẩu cá tra; Áp dụng cơ chế kiểm soát hạn ngạch sản lượng nuôi cá tra phù hợp với nhu cầu thị trường; Kiển soát Nhà nước về chất lượng trong toàn chuỗi; Có cơ chế tín dụng phù hợp với mô hình sản xuất; Áp dụng cơ chế đầu mối dịch vụ XK; Tạo chế tài để phát triển và bảo vệ thị trường ngành cá tra; Quy định trách nhiệm của hiệp hội tham gia quản lý các hoạt động liên quan đến DN chế biến, XK cá tra.

Buổi tọa đàm kết thúc sau một ngày làm việc. Các ý kiến đóng góp và đề xuất đã được Ban kinh tế Trung ương tiếp nhận và sẽ phản ánh trong hội nghị tổng kết về nông nghiệp, nông dân và nông thôn của Đảng trong thời gian tới.

Vietfish.org, 24/11/2013
Đăng ngày 24/11/2013
Phương Mai
Nuôi trồng

TP.HCM tổ chức Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm

Ngày 11/11, Trung tâm khuyến nông TP.HCM phối hợp cùng công ty Tép Bạc tổ chức trực tuyến Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2021.

Hội thảo nuôi tôm
• 08:00 17/11/2021

TTKN Vĩnh Phúc tiên phong chuyển đổi số vào nuôi cá nước ngọt thâm canh

Buổi hội thảo tập huấn với chủ đề “Ứng dụng hệ thống cảm biến kiểm soát các yếu tố môi trường nước trong nuôi cá” được Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Phúc phối hợp cùng công ty Tép Bạc vào ngày 1/11 đã mở đầu cho hành trình chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản tại tỉnh Vĩnh Phúc.

lắp đặt tủ điện
• 10:21 15/11/2021

Tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ

Lạng Sơn tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ trong lồng, bè trên sông và hồ chứa

khuyến nông
• 10:49 19/10/2021

Kể câu chuyện nghề: Tôi học để làm thầy nông dân

Khi có điều kiện gặp gỡ nông dân, tôi thường được giới thiệu là “thầy” và cũng được họ gọi là “thầy” do nghề nghiệp của bản thân. Nhưng tôi cũng đã từng làm “thầy” của nông dân với tư cách là người “dạy” cho họ về nuôi thủy sản. Phải nói rằng làm “thầy” của nông dân không dễ và vì thế tôi đã đi “học” người nông dân để có thể làm “thầy” của họ.

kể câu chuyện nghề
• 15:19 18/10/2021

Tập huấn ứng dụng công nghệ trong bảo quản cá ngừ đại dương

Chiều ngày 27.3, Hiệp hội Thủy sản Bình Định phối hợp với Liên hiệp các hội KHKT Bình Định và Chi cục Thủy sản ( Sở NN&PTNT) tổ chức tập huấn quy trình công nghệ khí nitơ nano trong bảo quản cá ngừ đại dương cho 50 ngư dân làm nghề câu cá ngừ trên địa bàn phường Tam Quan Bắc, TX Hoài Nhơn.

Cá ngừ
• 11:00 28/03/2024

Hạn chế lạm dụng kháng sinh bằng cách ủ men vi sinh

Với ngành thủy sản hiện nay, việc lạm dụng kháng sinh và tồn dư chất độc hại trong con tôm làm cho giá trị thương phẩm tôm xuống dốc. Vì vậy, xu hướng sử dụng men vi sinh để thay thế ngày càng được áp dụng phổ biến.

Men vi sinh
• 10:23 26/03/2024

Xi phông tự động và xi phông bằng van tự động là gì? Lợi ích của xi phông đáy ao

Đối với những người nuôi tôm lâu năm và tích lũy được nhiều kinh nghiệm, thì khái niệm xi phông đáy ao đã trở nên quá quen thuộc. Tuy nhiên, đối với những người mới bắt đầu bước chân trên con đường nuôi tôm, không thể tránh khỏi sự bỡ ngỡ và lúng túng.

Xi phong
• 12:30 25/03/2024

Người nuôi gặp khó khăn với tôm giống kém chất lượng

Một yếu tố quan trọng giúp một vụ nuôi thành công chính là chất lượng nguồn tôm giống. Với thực trạng hiện nay, người dân luôn gặp phải các nguồn tôm giống kém chất lượng, việc này ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến năng suất vụ nuôi.

Tôm thẻ
• 17:38 22/03/2024

Bạc Liêu: Tiến độ xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm

Tép Bạc đã phản ánh, năm 2023, tỉnh Bạc Liêu đứng đầu cả nước về sản lượng tôm nước lợ và kim ngạch xuất khẩu nhờ phát triển nuôi siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao. Bạn đọc muốn biết thêm tiến độ đầu tư xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm nổi tiếng ở Bạc Liêu nên xin cung cấp thêm thông tin.

Khu nuôi tôm công nghệ cao
• 08:52 29/03/2024

Tập huấn ứng dụng công nghệ trong bảo quản cá ngừ đại dương

Chiều ngày 27.3, Hiệp hội Thủy sản Bình Định phối hợp với Liên hiệp các hội KHKT Bình Định và Chi cục Thủy sản ( Sở NN&PTNT) tổ chức tập huấn quy trình công nghệ khí nitơ nano trong bảo quản cá ngừ đại dương cho 50 ngư dân làm nghề câu cá ngừ trên địa bàn phường Tam Quan Bắc, TX Hoài Nhơn.

Cá ngừ
• 08:52 29/03/2024

Như thế nào để tôm được vận chuyển đúng cách?

Tôm cũng giống như các hàng hóa khác, phân loại theo nhu cầu của khách hàng mà được vận chuyển đến các nơi khác nhau, với hai giai đoạn cơ bản như tôm giống được vận chuyển từ các trại giống đến ao nuôi và tôm thương phẩm được vận chuyển đến các chợ đầu mối, nhà máy chế biến. Vậy cách nào để có thể vận chuyển chúng một cách an toàn, tiết kiệm mà vẫn hiệu quả nhất? Hãy cùng tìm hiểu dưới đây nhé!

Tôm đông lạnh
• 08:52 29/03/2024

Biện pháp hạ phèn hiệu quả nhanh chóng

Chắc chắn rằng việc ao nuôi bị nhiễm phèn không còn là điều quá xa lạ đối với những người nuôi trồng thủy sản. Phèn xuất hiện trong ao nuôi tôm sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu suất và sản lượng của vụ nuôi.

Ao nuôi tôm bị nhiễm phèn
• 08:52 29/03/2024

Tôm đang trong ao bị thối đuôi: Nguyên nhân và cách điều trị

Tôm bị thối đuôi là một trong những bệnh nguy hiểm thường gặp ở tôm, đặc biệt là tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Bệnh có thể gây ra tỷ lệ tử vong cao, ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ thương phẩm
• 08:52 29/03/2024