Tôi đi câu cá mái chèo

Loay hoay mãi tôi mới tìm được trên mạng cái vé máy bay mà người Mỹ thường gọi là “red eyes fly”, loại vé rẻ tiền có thời gian đi về đêm hôm khuya khoắt không ai thèm đi. Nói rẻ là rẻ vậy chứ nó cũng làm tôi tốn hết $500 để bay từ Los Angeles tới Tulsa, Oaklahoma.

cá mái chèo, câu cá mái chèo
Cô thổ dân da đỏ Oologah và con cá mái chèo.

Nơi mà tôi hẹn gặp Jim, người sẽ dắt tôi đi săn lùng loài thủy quái có cái tên gọi là Paddlefish mà tôi tạm dịch ra tiếng Việt mình là cá mái chèo.

...Tôi đến muộn hơn dự định khoảng một tiếng vì bị lạc đường. Từ xa tôi đã thấy chiếc xe của Jim đằng sau có kéo chiếc tàu câu đang đậu trước cửa khách sạn. Jim bước ra đón tôi với câu chào xã giao và nụ cười rất tươi. Chào hỏi xong tôi quay lại xe lấy những thứ cần thiết rồi theo Jim đi đến xe của hắn. Khi bước lên xe tôi ngạc nhiên quá, vì trong xe ngoài Jim ra còn có một cô gái mà hắn giới thiệu với tôi là con gái riêng của hắn với người vợ trước. Hắn nói là cô ấy sẽ đi với chúng tôi ngày hôm nay để giúp tôi bắt được cá to...

Cô gái có cái tên rất lạ... Oologah, cùng tên với dòng sông trong vùng. Theo tiếng thổ dân da đỏ thuộc bộ tộc Cherokee thì nó có nghĩa là Dark Clouds mà tôi tạm dịch từ Anh sang Việt là Huyền Vân. Sau này khi ngồi trên xe, nghe Jim kể thì Oologah, tôi mới biết cô ta là kết quả của cuộc tình ngang trái của Jim và một cô gái thổ dân da đỏ thuộc bộ lạc trên, trong một lần đi câu cách đây gần 30 năm, khi mà sự phân biệt chủng tộc vẫn còn nhiều, và sự đố ky còn khá rõ nét giữa người da đỏ và người da trắng ở cái tiểu bang khỉ ho cò gáy này.

Đọc những bài viết của Mr. Bond (David Huynh, chắc anh  yêu thích nhân vật James Bond 007) về thú mê câu cá, tôi lại nhớ đến một tay câu đẳng cấp của Mỹ chuyên thực hiện những chuyến săn tìm cá khủng  khắp thế giới, làm cho hãng Discovery hay National Geographic gì đó. Mr Bond có lẽ cũng là tay câu đẳng cấp hiếm hoi trong làng người Việt ở Mỹ. Anh đã đi nhiều nơi ở nước Mỹ, sang tận Mexico, về Thái Lan với niềm vui thú lớn trong đời của mình là câu cá…Y Trang

Theo Jim, sở dĩ Oologah có cái tên này là do bà ngoại của cô ấy đặt, vì từ khi mẹ của cô ta mang bầu với Jim thì bà ta đã phải sống trong tủi nhục, bị mọi người trong bộ lạc khinh miệt và xa lánh chỉ vì Jim là một người da trắng, rồi đến khi Oologah được sinh ra thì mẹ của cô ấy mất. Vì quá đau buồn nên bà đặt cho cô cháu gái của mình cái tên Oologah, để tưởng niệm một ngày u ám khi bà mất đi người con gái xấu số và chỉ còn lại đứa cháu gái bất hạnh vừa mới ra đời. Từ đó Oologah sống với bà ngoại trong khu tự trị của người da đỏ từ nhỏ đến lớn. Đến năm mười tám tuổi thì cô ta đi tìm tới Jim và anh ta đã nhận lại đứa con rơi của mình.

Xe chạy lòng vòng trong rừng khoảng một tiếng thì ra đến điểm câu. Jim cho xe de xuống chỗ thả tàu rồi bảo tôi giúp hắn lái chiếc Truck có kéo cái rờ mọt đậu vào bãi đất trống, mà hắn chỉ cho tôi ở phía trước mặt, trong lúc Oologah giúp hắn đẩy chiếc tàu ra ngoài rồi cột dây ngồi đợi tôi.

Trời vẫn còn rét căm căm, nhìn những hàng cây gầy trơ xương đứng run rẩy ướt át sau cơn mưa tối qua, đây đó còn đọng lại những mảnh tuyết nhỏ đang tan thành nước khi nhiệt độ đang ấm dần, tạo nên những dòng chảy nhỏ đổ vào Grand Lake.

Jim nói vói tôi đây là đoạn cửa của sông Oologah đổ vào Grand Lake. Nhìn đoạn sông đang cuồn cuộn chảy đục màu cà phê sữa, một phần do phù sa ở thượng nguồn đổ về và một phần do bùn đất bị cuốn trôi bởi cơn mưa tối qua đổ thêm vào, làm tôi không khỏi lo lắng tự hỏi, không biết hôm nay mình có bắt được cá hay không.

Sau khi ra đến điểm câu đầu tiên, Jim cho tàu chạy chầm chậm theo hình chữ S, Oologah và tôi mỗi đứa ngồi một bên phía sau tàu, thả dây để cục chì chạm xuống đáy sông rồi lấy hết sức bình sinh mà giật, sau đó lại thả dây cho cục chì chạm xuống đáy sông một lần nữa rồi lại giật tiếp… cứ như vậy, giật rồi thả, giật rồi thả, chúng tôi sẽ làm động tác này cả ngày cho tới khi tình cờ xóc được con cá bơi ngang qua mới thôi.

Ban đầu tôi giật cần còn mạnh còn bây giờ thì giật cho có lệ vì tay quá mỏi, đúng là câu cá kiểu này chua thật.

Thấy vậy Jim quay sang nói với tôi: “Mày ráng đi, vì đây là cách duy nhất để câu được cá. Hắn nói loại cá này nhìn ngầu vậy chứ nó chỉ ăn toàn rong rêu và các vi sinh vật nhỏ sống trong nước, không có mồi dùng để câu nó, vì vậy mình cũng sẽ không bao giờ có thể câu được nó bằng cách câu thông thường”. Hắn còn nói thêm, đây cũng là loại cá duy nhất được luật pháp cho phép câu bằng phương pháp snagging (dùng lưỡi câu xóc cá) chứ ở cái xứ này, mình mà câu cá mà snagg như vậy, cảnh sát thấy được họ phạt cho ba má nhìn không ra.

Cũng nên nói về luật câu cá mái chèo tại tiểu bang Oklahoma một chút, theo luật thì họ cho phép câu loại cá này bằng phương pháp snagging và người câu phải mua thêm giấy phép dành riêng để câu nó. Loai này chỉ được bắt theo mùa, thường thì từ tháng 2 đến tháng 4. Còn về tiêu chuẩn thì mỗi ngày chỉ bắt được một con, và khi câu được cá rồi thì mọi việc câu cá này phải dừng lại. Ngoài ra họ còn có thêm một cái luật nữa mà tôi nghĩ mãi vẫn không hiểu, đó là nếu bạn đi câu cá mái chèo vào ngày thứ hai và thứ sáu hàng tuần, thì luật pháp cho phép câu được đến 5 con, với điều kiện bạn câu nó lên rồi thì phải thả xuống chứ không được phép giữ cá.

Thấy luật câu cũng khá dễ nhưng để bắt được con cá này không dễ chút nào, vì con sông nơi đàn cá này thường sinh sống rộng mênh mông như biển cả, bạn đâu có biết con cá nằm ở nơi nào mà xóc lưỡi nó. Gần 2 tiếng đồng hồ câu tại cửa sông Oologah thì cô gái da đỏ dính được con cá đầu tiên, cô liền đưa cần cho tôi kéo.

Còn về phần tôi, trong suốt hai tiếng đồng hồ snagging, tôi dính được một con cá catfish to bằng cườm tay người lớn, làm Oologah và Jim cười vỡ cả bụng, vì theo họ, snagged được con cá này còn khó hơn là bắt được con mái chèo nữa, vì con cá bé tí teo không hiểu tại sao tôi lại xóc lưỡi được nó...

Nhìn mặt mày tôi phờ phạc, tay thì giật cái cần hết muốn nổi, Oologah quay sang nói với Jim điều gì đó. Thế là Jim bảo tôi cuốn cần, rồi cho tàu quay đầu phóng ngược về phía thượng nguồn. Con tàu lướt trên mặt nước như bay, bỏ lại sau lưng một chuỗi nước bọt dài trắng xóa. Tàu chạy như vậy khoảng 2 tiếng thì chúng tôi đến được chỗ câu mới.

Đoạn sông nơi đây được thu hẹp chỉ còn khoảng vài trăm mét chiều ngang, với hai bên bờ là những vách đá thẳng đứng. Jim cho tàu chạy chầm chậm dọc theo những vách đá này, khiến tôi có thể thấy cả mấy con sơn dương đứng trên những mỏm đá cheo leo, đang rướn mình tìm ăn những dây leo mọc len lỏi trong những khe đá. Cảnh vật hai bên bờ thật đẹp, làm tôi cứ tưởng là mình đang đi lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh.

Jim quay sang nói với tôi: “Đây là khu vực thuộc vùng tự trị của bộ lạc Cherokee. Chúng tôi vào đây thì những giấy phép câu cá của tôi do tiểu bang Oklahoma cấp chỉ còn là giấy lộn, chúng tôi có thể câu cá thoải mái và muốn làm gì thì làm, vì không bị ràng buộc bởi luật pháp của tiểu bang nữa”. Rồi hắn nói thêm, để vào được đây không phải dễ, vì đây là khu vực cấm chỉ dành riêng cho bộ lạc Cherokee, người ngoài không được phép vào... nhưng với chúng tôi thì được vì đã có Oolagah làm bùa hộ mạng.

Cái cần trên tay bắt đầu tuôn dây, dây này có sức chịu lực 80lbs đã được tôi cân dây và để độ hãm máy khá chặt, nhưng nó vẫn tuôn ra rèn rẹt không kiểm soát nổi. Rồi như hoả tiễn tomahawk của Mỹ, con cá phóng thẳng từ dưới nước lên trời rồi rớt xuống một cái ầm làm nước văng tung tóe. Tôi biết con cá ở đầu dây bên kia bị xóc lưỡi đau lắm, còn tôi thì lại đang sướng mê tơi trong sự đau khổ của nó...

Thế là tôi câu được con cá mái chèo to đến cả trăm mấy pound chứ chẳng chơi. Con cá to chà bá bị tôi xóc lưỡi dính vào phần đuôi nên nó chạy khỏe như con trâu nước, khiến tôi mất gần cả tiếng đồng hồ mới dìu nó tới gần và đem được lên tàu.

Nhìn con cá nằm một đống trắng phau, to như một con heo nái trên sàn tàu, nó đang đưa đôi mắt như van lơn nhìn về phía tôi làm tôi thấy tội nghiệp. Tôi hỏi Jim và Oologah có muốn lấy nó không, còn tôi thì tôi không lấy vì với tôi đã bắt được con thủy quái của hồ Grand Lake và có hình chụp chung với nó là quá đủ rồi. Jim cười bảo: “Tao cũng không muốn lấy nó làm gì, vì câu con nào mà cũng bắt thì khúc sông này riết sẽ hết cá, tao sẽ thất nghiệp là cái chắc”.

Oologah quay sang nhìn tôi với đôi mắt đầy trìu mến, cô bảo với tôi rằng tôi đã làm một điều tốt vì từ nhỏ cô đã được bà của cô dạy: “Những gì lấy của mẹ thiên nhiên thì lấy vừa đủ ăn chứ không phung phí, vì có làm vậy thì mình mới bảo tồn được những thứ đó cho con cháu mai sau”.

Rồi cô nói tiếp là sẽ tặng cho tôi vài ký cá mái chèo được hun khói do chính tay cô làm để mang về Cali làm quà cho gia đình tôi.

Thả lại con cá xuống sông một cách an toàn, Jim quay sang tôi hỏi có muốn câu thêm cá nữa không? Tôi nói với tôi như vậy đã quá đủ, vì tôi có muốn câu nữa thì cũng câu chả nổi, khi hai cách tay của tôi giờ đây đã mỏi nhừ khiến tôi không còn cảm giác chi nữa.

Thế là tôi lại câu được một loài cá quý hiếm mới, một loài cá cũng có mặt trong sách đỏ và được chính phủ Mỹ bảo vệ khá chặt chẽ.

Lao động
Đăng ngày 14/06/2013
Đánh bắt

Đồng Nai kiên quyết dẹp ngư cụ cấm và đánh bắt tự diệt

Trong thời gian qua, Đồng Nai đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp mạnh mẽ nhằm dẹp bỏ ngư cụ cấm và các hình thức đánh bắt kiểu “tự diệt”.

Người dân
• 09:34 01/11/2024

“Lộc trời” sau bão Trà Mi: Người dân Đà Nẵng đón nhận món quà từ biển

Bão Trà Mi qua đi đã để lại những “món quà” bất ngờ cho người dân Đà Nẵng, khi dọc bờ biển đường Nguyễn Tất Thành được phủ kín bởi vẹm xanh, sò huyết, chíp chíp, và nhiều loại hải sản khác.

Vẹm xanh
• 10:33 31/10/2024

Người dân thất thoát trước quy định mới về đánh bắt cá ngừ

Nhiều ngư dân Việt Nam đang gặp khó khăn trước các quy định mới về kích thước tối thiểu khi khai thác cá ngừ vằn. Cụ thể, theo Nghị định 37/2024/NĐ-CP, cá ngừ vằn chỉ được phép khai thác nếu đạt chiều dài từ 50cm trở lên. Quy định này nhằm bảo vệ nguồn lợi hải sản, nhưng lại gây thiệt hại lớn cho ngư dân và doanh nghiệp xuất khẩu.

Cá ngừ
• 14:13 22/10/2024

Ngăn chặn nhập lậu, buôn bán, vận chuyển trái phép tôm hùm giống

Thời gian qua, sản lượng nuôi tôm hùm ở Việt Nam được duy trì ổn định đạt trên 3.200 tấn/ năm với hơn 180.000 lồng nuôi. Hai đối tượng nuôi chính là nuôi tôm hùm xanh (Panulirus hormarus) và tôm hùm bông (Panulirus ornatus).

Tôm hùm giống
• 14:49 26/09/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 04:38 24/11/2024

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 04:38 24/11/2024

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 04:38 24/11/2024

Thần tình yêu đại dương - Cá thần tiên rạn san hô

Cá thần tiên rạn san hô Tosanoides Aphrodite là một phát hiện đầy bất ngờ trong thế giới sinh vật biển. Được các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học California (Mỹ) công bố, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ đẹp lộng lẫy mà còn khiến cộng đồng khoa học ngạc nhiên khi chúng chưa từng được ghi nhận trước đây. Cùng tìm hiểu về loài cá được mệnh danh là "thần tình yêu đại dương" này!

Tosanoides Aphrodite
• 04:38 24/11/2024

Tôm vào vụ đông - Sale không giới hạn

Khi tôm vào vụ mới công tác chuẩn bị vật tư, vệ sinh ao, nguồn nước,... là những khâu quan trọng để có một mùa vụ thành công. Việc này ngoài bỏ công sức ra thì cũng tốn khá nhiều chi phí. Để tiết kiệm hơn, bà con hãy ghé ngay Farmext eShop, tại đây sắp diễn ra nhiều ưu đãi cực to cho các sản phẩm phục vụ nuôi tôm vụ đông.

Tôm vào vụ đông
• 04:38 24/11/2024
Some text some message..