Tối ưu hóa hệ số chuyển đổi thức ăn trong nuôi cá rô phi – điêu hồng

Bài viết cung cấp một số phương pháp giúp giảm hệ số FCR trong nuôi cá rô phi - điêu hồng.

Tối ưu hóa hệ số chuyển đổi thức ăn trong nuôi cá rô phi – diêu hồng
Tối ưu hóa FCR giúp giảm chi phí cho người nuôi cá. Ảnh minh họa: Internet

Hệ số chuyển đổi thức ăn là gì?

Hệ số chuyển đổi thức ăn hay FCR (Feed Conversion Rate) là một hệ số tính toán việc chuyển đổi thức ăn thành một đơn vị sản phẩm nào đó trong ngành chăn nuôi, nghĩa là người nuôi cần tốn bao nhiêu kg thức ăn để cho ra cho 1 kg tăng trọng ở động vật nuôi. Cụ thể ở đây là tốn bao nhiêu kg thức ăn để cho ra 1 kg cá thu hoạch, FCR sẽ là tỷ lệ giữa tổng lượng thức ăn cho cá ăn và tổng trọng lượng cá thu hoạch. 

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến FCR như: con giống, môi trường nước, thức ăn, dịch bệnh, quản lý… Mỗi loài nuôi và mỗi loại thức ăn ở mỗi điều kiện nuôi khác nhau sẽ có FCR khác nhau. Tối ưu hóa hay làm giảm FCR sẽ góp phần làm giảm chi phí nuôi, giảm ô nhiễm môi trường và qua đó nâng cao hiệu quả kinh tế cho người nuôi. 

Một số phương pháp giúp giảm FCR trong nuôi cá Rô Phi - Điêu Hồng

1. Quản lý tốt môi trường nước nuôi

Cá sống trong nước nên việc bắt mồi, tiêu hóa thức ăn cũng như sức khỏe và sinh trưởng của nó đều bị ảnh hưởng bởi điều kiện môi trường nước nuôi và vì vậy FCR cũng bị ảnh hưởng trực tiếp. Quản lý tốt môi trường nước nuôi là một trong những yếu tố quan trọng góp phần vào việc giảm thấp hệ số FCR cho vụ nuôi.

Với hình thức nuôi trong ao, ngoài việc chọn lựa nguồn nước tốt để cấp cho ao trước và trong thời gian nuôi thì việc định kỳ kiểm tra các yếu tố môi trường nước nuôi là cần thiết để có những phương pháp xử lý hay điều chỉnh kịp thời giúp cá nuôi có được môi trường sống tốt nhất. Bên cạnh đó cũng cần quan tâm đến việc ngăn ngừa và loại bỏ các động vật ngoại lai như cá tạp, cua còng... có trong ao để giảm nguy cơ làm gia tăng FCR gây ra bởi việc tiêu thụ thức ăn từ những loài không mong muốn này. 

Đối với hình thức nuôi trong lồng bè, cần chọn kỹ khu vực neo đậu để có được nguồn nước nuôi tốt nhất. Bên cạnh đó, việc sắp xếp khoảng cách giữa các lồng bè hợp lý, thường xuyên vệ sinh vùng nuôi, vệ sinh lồng bè…nhằm đảm bảo nguồn nước chảy qua lồng bè nuôi được sạch sẽ và thông thoáng là thật sự cần thiết.

2. Chọn lựa nguồn giống tốt

Chất lượng cá giống cũng ảnh hưởng rất lớn đến FCR. Đàn cá giống kém chất lượng về mặt di truyền (cận huyết, dị tật, tỉ lệ cá cái cao…) hay về mặt sức khỏe (ốm yếu, không đồng đều, mang mầm bệnh…) sẽ dẫn đến việc sử dụng thức ăn không hiệu quả và làm cho FCR tăng cao. 

Chọn lựa nguồn giống tốt là một trong những ưu tiên hàng đầu cho một vụ nuôi hiệu quả. Một số điểm về chọn lựa con giống bà con cần lưu ý:

- Nuôi trên ao bể nên chọn đàn cá giống toàn đực (hay được xử lý đơn tính) để tránh hiện tượng sinh sản không kiểm soát và giảm tăng trưởng của cá cái làm ảnh hưởng trực tiếp đến FCR. Với điều kiện nuôi lồng bè, có thể thả nuôi cá đơn tính hay không đơn tính, tuy nhiên cá đơn tính vẫn cho hiệu quả nuôi tốt hơn.

- Nên chọn mua cá giống có nguồn gốc rõ ràng, ở các cơ sở uy tín, đáng tin cậy.

- Cảm quan về con giống tốt: cá bơi lội nhanh nhẹn, màu sắc tươi sáng, kích cỡ đồng đều, không dị hình dị tật.

- Cá giống cần nên được luyện (hay thuần dưỡng) kỹ trước khi được thả vào môi trường nuôi mới.

3. Chọn lựa thức ăn chất lượng và sử dụng thức ăn đúng cách

Chọn lựa được loại thức ăn chất lượng mà cụ thể là thức ăn chuyên biệt và có độ tiêu hóa cao sẽ trực tiếp làm giảm thấp FCR. Tuy nhiên việc sử dụng thức ăn đúng cách cũng là một yếu tố không kém phần quan trọng trong việc tối ưu hóa hệ số FCR này. 

Ở mỗi giai đoạn tăng trưởng khác nhau, cá sẽ có những nhu cầu về dinh dưỡng khác nhau vì vậy cần có những khẩu phần ăn phù hợp với chế độ dinh dưỡng khác nhau. Việc sử dụng các loại thức ăn chuyên biệt cho từng giai đoạn nuôi lớn nhỏ khác nhau là cần được khuyến khích. Điều này sẽ giúp cá hấp thụ dinh dưỡng của thức ăn tốt hơn, qua đó sẽ có được FCR tốt hơn.

Điều kiện môi trường nước nuôi hay tình trạng sức khỏe cá sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc tiêu thụ thức ăn vì vậy cần phải có sự theo dõi giám sát chặt chẽ để tăng giảm lượng ăn hàng ngày cho phù hợp. Việc quản lý cho ăn không tốt như cho ăn quá thiếu hay quá dư thừa sẽ là nguy cơ trực tiếp làm FCR tăng cao.

Với kinh nghiệm sản xuất và sử dụng thức ăn thủy sản trên thế giới, kết hợp với việc thử nghiệm và nuôi trong điều kiện thực tế ở Việt Nam, Ocialis hiện đang có các dòng sản phẩm thức ăn chuyên biệt dành cho cá nước ngọt như Toplis, Panga, Tilaphi… Trong đó, dòng sản phẩm Tilaphi là thức ăn chuyên biệt dành cho các loại cá có vảy như Rô Phi – Điêu Hồng. Sản phẩm này có nhiều đặc điểm nổi bật như sau:

Có tính dẫn dụ và độ tiêu hóa cao giúp tối ưu hóa sự tăng trưởng của cá và giảm hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR). 

Tăng cường sức đề kháng, khả năng chống stress giúp nâng cao sức khỏe và tỉ lệ sống cho cá.

Giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước nuôi, hạn chế bệnh tật cho cá góp phần giảm chi phí và giá thành nuôi.

Đảm bảo về an toàn chất lượng và khả năng truy xuất nguồn gốc.


Sản phẩm Tilaphi & hướng dẫn cho cá ăn

Các sản phẩm thủy sản thương hiệu Ocialis hiện đã đạt được nhiều tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng như ISO 9001; Global G.A.P; B.A.P. Với các chứng nhận này, bà con có thể hoàn toàn yên tâm về chất lượng của sản phẩm, khả năng truy xuất nguồn gốc từ khâu nguyên liệu đầu vào đến thành phẩm đầu ra, hoàn toàn đảm bảo cho khả năng tiêu thụ của sản phẩm nuôi ở thị trường nội địa cũng như xuất khẩu.

Ocialis hiện có đầy đủ các dòng thức ăn chất lượng cao và chuyên biệt cho từng giống loài nuôi như cá tra, cá rô phi, cá điêu hồng, cá lóc, ếch, cá chẽm, cá chim vây vàng, cá mú, cá bớp, cá tầm, tôm thẻ, tôm sú, tôm cá giống…

Để được tư vấn kỹ hơn về sản phẩm thức ăn cho cá Rô Phi - Điêu Hồng, vui lòng liên hệ: 

Hotline Anh Ba Chuẩn: 0913 50 89 78

Website: https://ocialis.asia/vi/

Email: [email protected]

Đăng ngày 26/07/2019
NEOVIA Việt Nam
Nguyên liệu

Top 5 men vi sinh xử lý nước chất lượng và đáng tiền nên tham khảo nhất

Từ lâu, men vi sinh đã và đang được nhiều bà con tích cực ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản. Bằng cách cải thiện chất lượng môi trường nuôi, nâng cao sức khỏe và năng suất của vật nuôi, men vi sinh không chỉ góp phần bảo vệ môi trường mà còn đem lại lợi nhuận kinh tế cao cho người nuôi.

Ủ men vi sinh
• 08:00 17/11/2024

Thức ăn thủy sản không làm từ cá

Trong những năm gần đây, việc phát triển các giải pháp thức ăn thủy sản không làm từ cá đã trở thành một xu hướng mới trong ngành nuôi trồng thủy sản. Với áp lực ngày càng gia tăng về bảo vệ nguồn tài nguyên biển và đáp ứng nhu cầu thực phẩm toàn cầu, việc tạo ra thức ăn thủy sản thay thế bền vững là một bước tiến quan trọng

thức ăn
• 10:25 29/10/2024

Chuyển đổi sang các nguồn thức ăn bền vững

Ngừng phụ thuộc vào các thành phần có nguồn gốc từ biển là ưu tiên của ngành nuôi trồng thủy sản trong nhiều thập kỷ. Protein thực vật hiện là thành phần được sử dụng nhiều nhất trong sản xuất thức ăn thủy sản trên toàn cầu

Đậu nành
• 10:17 09/10/2024

Nấm men hỗ trợ phòng bệnh thủy sản

Nấm men là một đối tượng mới với nhiều tiềm năng trong nuôi trồng thủy sản. Giúp giải quyết những khó khăn trong quá trình xữ lí môi trường nuôi, tăng đề kháng hạn chế được dịch bệnh, điều chế các chế phẩm sinh học,... đây được xem là hướng phát triển bền vững đối với nuôi trồng thủy sản hiện nay.

Nấm men
• 09:00 29/09/2024

Xuất khẩu cua ghẹ và nhuyễn thể tiếp tục tăng từ đầu năm đến nay

Ngành thủy sản Việt Nam đã ghi nhận những tín hiệu khả quan trong xuất khẩu, đặc biệt đối với nhóm sản phẩm cua ghẹ và nhuyễn thể có vỏ. Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản cả nước đã đạt mức ấn tượng trong tháng 10/2024, với kim ngạch hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhuyễn thể
• 11:16 18/11/2024

Tăng cường sản xuất nuôi trồng thủy sản các tháng cuối năm 2024

Trong 9 tháng đầu năm 2024, sản xuất nuôi trồng thuỷ sản của nước ta đã đối mặt với nắng nóng tại miền Trung, khô hạn tại Tây nguyên, xâm nhập mặn tại miền Nam, bão, lũ xảy ra tại các tỉnh phía Bắc.

Tôm thẻ
• 11:16 18/11/2024

Theo dõi chặt chẽ thời tiết là biện pháp tốt giúp vụ nuôi thành công

Thời tiết là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của tôm. Những thay đổi đột ngột về nhiệt độ, mưa lớn, hoặc gió mạnh có thể làm biến đổi chất lượng nước và gây căng thẳng cho tôm, dẫn đến nguy cơ dịch bệnh hoặc chậm phát triển.

Ao tôm
• 11:16 18/11/2024

Phát triển các sản phẩm thủy sản có giá trị gia tăng

Ngành thủy sản là một trong những trụ cột kinh tế quan trọng của Việt Nam, đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu và giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động. Tuy nhiên, để nâng cao giá trị, tăng sức cạnh tranh và mở rộng thị trường, phát triển các sản phẩm thủy sản có giá trị gia tăng là hướng đi tất yếu và bền vững.

Tôm chế biến sẵn
• 11:16 18/11/2024

Top 5 men vi sinh xử lý nước chất lượng và đáng tiền nên tham khảo nhất

Từ lâu, men vi sinh đã và đang được nhiều bà con tích cực ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản. Bằng cách cải thiện chất lượng môi trường nuôi, nâng cao sức khỏe và năng suất của vật nuôi, men vi sinh không chỉ góp phần bảo vệ môi trường mà còn đem lại lợi nhuận kinh tế cao cho người nuôi.

Ủ men vi sinh
• 11:16 18/11/2024
Some text some message..