Tối ưu hóa quá trình ương cá bột

Để ương cá bột có tỉ lệ sống cao cần chuẩn bị tốt điều kiện ao nuôi, chủ động gây nuôi nguồn thức ăn, quản lý chăm sóc hiệu quả.

Tối ưu hóa quá trình ương cá bột
3 yếu tố giúp tối ưu hóa quá trình ương cá giống.

Ương cá bột là giai đoạn khá quan trọng trong quá trình nuôi. Do đó, việc thực hiện tốt quá công đoạn này sẽ giúp tăng tỷ lệ sống và nâng cao chất lượng con giống.

Chuẩn bị tốt điều kiện nuôi

Ao ương cá bột có diện tích tốt nhất khoảng 500 - 2.000 m2. Nguồn nước đảm bảo chủ động cấp và thoát dễ dàng. Xung quanh bờ ao không nên có nhiều bụi rậm và cây cao, ao thoáng khí nhiều ánh sáng tạo điều kiện cho sinh vật phù du sinh trưởng và phát triển bởi đây là nguồn thức ăn tự nhiên chủ yếu cho cá bột.

Thực hiện các biện pháp cải tạo ao. Trước khi thả cá bột khoảng 3 - 5 ngày, cấp nước vào ao. Lưu ý, nước lấy vào ao phải là nguồn nước sạch và được lọc thật kỹ qua lớp lưới nhỏ (mắt lưới khoảng 1 mm) để tránh cặn bẩn và sinh vật phù du vào trong ao dễ phát sinh mầm bệnh. Cá bột thích sống ở những vùng nước nông, vì vậy thời gian đầu cấp nước từ từ và nâng cao dần mực nước. Sau một thời gian, cho thêm nước vào ao để làm cho môi trường sống của cá rộng hơn. Mực nước lấy vào ao thích hợp khoảng 0,6 - 0,8 m, nếu thời tiết quá lạnh có thể nâng lên 1 m, độ trong nước khi thả cá đạt 20 - 30 cm là thích hợp. Khi pH nước khoảng 6,5 - 7,5 thì có thể thả cá nuôi.

Về kích cỡ, người nuôi không ương cá quá non bởi cá bột có noãn hoàng chưa tiêu hết, cá nặng bụng, khả năng bơi lội kém khi thả dễ chìm đáy gây tỷ lệ hao hụt lớn. Không dùng cá bột quá già, cá nở ra bị lưu giữ quá lâu trong bể ấp, cá bị đói. Không ương cá dị hình, còi cọc và cá bột phải khỏe, nhanh nhẹn, đúng ngày tuổi.

Cá bột cần được thả vào ao ương trong vòng 24 giờ sau khi lấy nước vào, để cho những địch hại của cá bột (giáp xác chân chèo, nòng nọc, bọ gạo, bắp cày…) chưa kịp phát triển. Sau đó, thức ăn dư thừa của cá bột (bột đậu, cám…) sẽ cung cấp thêm dinh dưỡng giúp tảo phát triển gây màu cho ao. Thả cá lúc sáng sớm hoặc chiều mát. Trước khi thả, nên ngâm túi cá trong nước khoảng 10 - 15 phút để tránh cá bị sốc nhiệt, sau đó từ từ thả cá ra ngoài ao.

Chủ động gây nuôi thức ăn

Thức ăn tự nhiên bao gồm: Tảo và các loài động vật có kích thước rất nhỏ (còn gọi là động vật phiêu sinh hay động vật phù du) sống trong môi trường nước. Một trong những loài động vật phù du là nguồn thức ăn tự nhiên quan trọng và thích hợp cho cá bột là Trứng nước (hay Moina). Trứng nước là thức ăn quan trọng cho cá bột vì trong cơ thể của chúng có chứa một số loại acid amin và các loại Enzyme như: Proteinases, Amylases… Các loại enzyme này có tác dụng hỗ trợ rất tốt cho hoạt động tiêu hóa của cá. Người nuôi có thể thả giống trứng nước với tỷ lệ 0,5 - 1 kg/100 m2 đáy ao.

Ngoài thức ăn tự nhiên sẵn có trong ao, cần bổ sung thêm các loại thức ăn khác ở giai đoạn đầu như: Bột đậu nành, lòng đỏ trứng gà, vịt. Thức ăn nên trộn thêm Vitamin C, liều lượng theo hướng dẫn nhà sản xuất. Sau khoảng 15 - 20 ngày, có thể cho cá ăn bằng thức ăn công nghiệp loại mảnh có hàm lượng đạm trên 30%. 

Bên cạnh đó, tùy vào đối tượng khác nhau, người nuôi cần có những điều chỉnh phù hợp. Chẳng hạn đối với ao ương cá trắm cỏ, từ ngày thứ 10 trở đi, phải thả thêm bèo trứng cá, bèo tấm cho cá ăn, vì lúc này cá trắm cỏ đã ăn được thức ăn xanh. Khi thấy cá đã ăn hết bèo thì tăng dần số lượng lên. Hay bắt đầu ngày 14 - 15, cá trôi Mrigan đã ăn mùn bã hữu cơ; cá mè trắng đã ăn thực vật phù du…

Quản lý chăm sóc hiệu quả


Cá nâu giống. Ảnh minh họa: FThuysanquannam

Trong quá trình ương, người nuôi không nên thả ghép các loài cá với nhau bởi sẽ dẫn đến hiện tượng tranh giành thức ăn. Mặt khác, nuôi ghép giai đoạn cá nhỏ sẽ gặp khó khăn khi thu và phân loại cá giống.

Hàng ngày, trước khi cho ăn phải vệ sinh sàng ăn và kiểm tra lượng thức ăn còn lại để tăng giảm hợp lý tránh tình trạng dư thừa làm thối nước hoặc thiếu thức ăn cá cạnh tranh lẫn nhau. Đảm bảo đủ số lượng và chất lượng thức ăn giúp cá mau lớn và đạt tỷ lệ sống cao. Kiểm tra chất lượng nước, tình trạng sức khỏe của cá, đặc biệt là vấn đề dịch bệnh.

Bên cạnh đó, thường xuyên diệt địch hại: Chủ yếu là bọ gạo, nòng nọc, chúng giết hại rất nhiều cá bột vì vậy cần phải phát hiện kịp thời và tiêu diệt ngay. Định kỳ luyện cá 1 lần/tuần, giúp cá quen dần với điều kiện chật hẹp, thiếu ôxy, nước đục... để cá thích nghi dần và làm giảm tỷ lệ hao hụt khi vận chuyển cá giống.

Theo các chuyên gia, cá bột sau khi tiêu hết noãn hoàng, thức ăn duy nhất được cá ưa thích là động vật phiêu sinh. Sự thiếu hụt thức ăn tự nhiên là nguyên nhân chính làm cho cá có tỷ lệ sống thấp ở cả môi trường tự nhiên và nhân tạo.

TCTS
Đăng ngày 16/03/2018
Kim Tiến
Kỹ thuật

Chẩn đoán đúng bệnh, điều trị đúng thuốc: Kháng sinh đồ cho tôm cá

Sự gia tăng các vấn đề dịch bệnh đã khiến nhiều hộ nuôi đối mặt với những tác động nặng nề. Bạn đã bao giờ tự hỏi liệu mình có đang sử dụng kháng sinh một cách hiệu quả hay không? Làm thế nào để đảm bảo rằng các loại thuốc mà bạn đang dùng thực sự phù hợp với tác nhân gây bệnh? Câu trả lời chính là kháng sinh đồ. Nhưng liệu bạn đã hiểu đúng cách đọc và áp dụng kháng sinh đồ để tối ưu hóa quy trình điều trị chưa?

Đĩa khuẩn
• 11:03 26/12/2024

Các lưu ý khi xử lý ao thả nuôi vụ tết 2025

Vụ nuôi thả dịp Tết luôn là thời điểm quan trọng trong ngành thủy sản. Xử lý ao nuôi tôm vụ Tết 2025 cần chú trọng các lưu ý đặc biệt để đảm bảo môi trường nước sạch, tôm khỏe mạnh, và đạt năng suất cao trong điều kiện thời tiết mùa Tết thường lạnh và có thể biến đổi thất thường.

Ao nuôi tôm
• 10:29 23/12/2024

Chuyển giao cá tra bố mẹ và nâng cao chất lượng giống

Vừa qua, Tép Bạc phản ánh thông tin từ Cục Thủy sản và Hiệp hội Cá tra Việt Nam về chất lượng giống cá tra thấp, hao hụt đến 95% trong ương dưỡng và khi nuôi thương phẩm cũng hao hụt lớn, nhiều bạn đọc muốn biết thêm công tác giống đang thực hiện. Sau đây xin cung cấp thông tin từ Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II (Viện 2)

Cá tra giống
• 09:51 13/12/2024

Tìm hiểu cách trao đổi khí của tôm

Tôm là loài động vật thủy sinh thuộc lớp giáp xác, có cơ chế trao đổi khí phức tạp và thích nghi tốt với môi trường nước. Quá trình trao đổi khí của tôm diễn ra thông qua các cấu trúc và cơ chế đặc biệt giúp chúng lấy oxy từ nước và thải khí carbon dioxide.

Tôm thẻ
• 09:43 06/12/2024

Vấn đề tồn tại lớn của EHP: Không có thuốc đặc trị, khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh

Trong những năm gần đây, ngành nuôi nuôi tôm đã chứng kiến sự gia tăng nghiêm trọng của các bệnh gây thiệt hại lớn, trong đó có bệnh do EHP. Hai vấn đề tồn tại lớn nhất của bệnh EHP là không có thuốc đặc trị và khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh. Những thách thức này đang khiến ngành nuôi tôm gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm soát và phát triển bền vững.

Tôm
• 08:43 28/12/2024

Tép cảnh có thể nuôi chung với cá cảnh không? Những điều cần biết để tránh rủi ro

Tôm cảnh đang ngày càng trở thành lựa chọn yêu thích của những người đam mê thủy sinh nhờ vẻ đẹp sặc sỡ và khả năng làm sạch bể tự nhiên.

Tép cảnh
• 08:43 28/12/2024

Xác định khẩu phần ăn phù hợp theo giai đoạn phát triển của tôm

Tôm là loài động vật thủy sinh có nhu cầu dinh dưỡng thay đổi tùy theo từng giai đoạn phát triển. Để đạt được năng suất cao, người nuôi cần hiểu rõ và xác định khẩu phần ăn phù hợp với mỗi giai đoạn của tôm. Điều này không chỉ giúp tôm tăng trưởng tốt mà còn tối ưu hóa chi phí thức ăn, cải thiện tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR), và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường ao nuôi.

Tôm thẻ
• 08:43 28/12/2024

Những quốc gia dẫn đầu trong xuất khẩu tôm sinh thái

Ngành thủy sản thế giới đã chứng kiến những chuyển biến đáng kể trong xu hướng nuôi trồng và xuất khẩu tôm. Trong số những quốc gia nổi bật, Ecuador và Ấn Độ đang vươn lên dẫn đầu thị trường tôm sinh thái nhờ vào những bước đi mang tính chiến lược và sự đổi mới trong công nghệ nuôi trồng.

Thu hoạch tôm
• 08:43 28/12/2024

Chuyên gia nói gì về triển vọng nuôi tôm bền vững?

Ngành nuôi tôm từ lâu đã trở thành trụ cột kinh tế của Việt Nam, đặc biệt tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nơi chiếm tới 45% diện tích nuôi tôm của cả nước.

Ao tôm
• 08:43 28/12/2024
Some text some message..