Tôm cá chết sạch, làng chài trên sông Cầu nhà nhà xếp lưới bỏ nghề

Nước chảy đến đâu cá tôm nhảy lao xao đến đấy. Những con cá ăn nổi gặp nước độc thì vọt chạy xa, những con cá ăn đáy như vền, ngạnh, nheo, chép… thì chết lịm dưới đáy sông vài hôm sau nổi trắng, thối tanh cả một vùng...

cào hến
Mẹ con chị Hạnh đi cào hến

Hến cào về dân buôn từ chối mua vì con sống lẫn con chết. Câm như hến nhưng cũng biết há mồm ra như muốn tố cáo tội ác môi trường...

Tuyệt chủng loài giải khổng lồ

Vạn Nguyệt Đức trên sông Cầu (xã Vân Hà, huyện Việt Yên, Bắc Giang) vốn sầm uất đến mức mua được mảnh đất dựng nhà thờ rồi lại mua được một cái đồi để lập nghĩa địa - những chuyện chưa từng có trong lịch sử các làng chài. Năm 1963, làng còn thành lập hẳn một tổ đánh cá chuyên bán cho nhà nước.

Cá hồi ấy nhiều đặc sông. Dịp nước trong có thể nhìn thấy từng đàn cá chày to bằng bắp chân, từng đàn cá măng to như những quả thủy lôi và nhất là những con giải trọng lượng lên tới 3-5 tạ. Giải giống ba ba nhưng lớn hơn nhiều, lưng to như cái nong, có hai mép màu vàng.

Bố ông Nguyễn Văn Hải - Trưởng thôn Nguyệt Đức từng cùng bạn câu được một con giải khổng lồ. Chục lưỡi câu đóng sâu, ghim chặt vào da thịt chỉ càng làm cho con vật thêm hung tợn. Nó kéo chiếc thuyền có mấy ngư phủ bên trên lướt nhanh như một chiếc ca nô đi xa tới 5-6 km rồi vùi mình xuống cát trốn.



Cảnh tiêu điều ở Nguyệt Đức

Người trên thuyền thấy vậy bèn lấy sào chọc khiến con vật đau đớn trồi lên. Thừa cơ dăm bảy lực điền liền hè nhau lôi con giải lên bãi nổi giữa sông, vật ngửa nó ra, lấy cọc thép xiên vào bốn bàn chân rồi dùng dây mây buộc túm lại. Con vật vẫn không chịu thúc thủ. Cái đầu to hơn cả cái ấm tích của nó liên tục quay trái, quặt phải hòng cắn người...

Sông Cầu đâu chỉ có tôm, có cá mà còn là một dòng chảy thao thiết của miền văn hóa quan họ. Quên sao được những đêm trăng giãi vàng trên bờ sông, bến nước. Những cái bến bằng đá xanh, bằng gạch mộc đẹp như cổ tích của làng Thổ Hà hay làng Quả Cảm. Quên làm sao được cứ mỗi độ vào hè từ chợ Bầu (Hiệp Hòa) về đến Vân Hà (Việt Yên) là rợp trời diều chao liệng. Sông no tiếng sáo, người no con mắt.

Quên làm sao được cảnh đôi bờ trai thanh, gái lịch đứng chen nhau đò đưa hát ví. Bên này anh cả, anh hai ơi, bên kia chị cả, chị hai ời. Giọng hò vượt sông. Lúc khoan lúc nhặt. Lúc vui lúc buồn. Nhiều đôi trai gái nên duyên nhờ có câu hò bắt mối. Giờ bến nước, câu hò và một trời diều sáo năm xưa đã chôn vùi dưới những lớp bùn đen nhớp nhúa.

Bà Phạm Thị Hải Chuyền khi ấy còn là Chủ tịch tỉnh Bắc Giang đã phát động chiến dịch làm sạch môi trường lưu vực sông Cầu. Không biết tốn kém mất bao tiền của nhưng suốt từ bấy đến giờ sông càng thêm ô nhiễm đặc biệt khi Khu công nghiệp Phong Khê (Bắc Ninh) rồi Nhà máy cồn ở Vạn An (Bắc Ninh) xả thải. Mầm chết chóc đen ngòm lặng lẽ chảy từ Ngũ Huyện Khê sang sông Cầu.

Nước chảy đến đâu cá tôm nhảy lao xao đến đấy. Những con cá ăn nổi gặp nước độc thì vọt chạy xa, những con cá ăn đáy như vền, ngạnh, nheo, chép… thì chết lịm dưới đáy sông vài hôm sau nổi trắng, thối tanh cả một vùng. Cà ra, cá bơn, cá ghim, cá vỉ ruồi mất tích đã đành đến những loại cá thông thường vốn có sẵn trên sông Cầu cũng không còn vết dấu. Chỉ còn những con trai, con hến là sống sót.

Nhà nhà xếp lưới bỏ nghề

173 hộ, 700 nhân khẩu mà giờ làng chỉ còn 20-30 hộ chuyển sang nghề cào hến. Ấy vậy mà khi Ngũ Huyện Khê tiếp tục xả nước thải qua cống Đặng hến cào về dân buôn còn từ chối mua vì con sống lẫn con chết. Câm như hến nhưng cũng biết há mồm ra như muốn tố cáo một tội ác môi trường. Phải 10-15 ngày sau khi đóng cống, dân cào lại mới thấy có hến sống.

Buổi hôm ấy, tôi theo thuyền của mẹ con chị Nguyễn Thị Hạnh đi cào hến. Một ngày cật lực họ có thể kiếm được 30-50 kg hến. Với giá bán 5.000đ/kg, trừ tiền dầu, tiền mỡ còn lại chẳng bao lăm trong khi bộ đồ nghề và cái thuyền nho nhỏ cũng phải đầu tư khoảng 30 triệu. Mồ hôi trán rơi xuống cũng chỉ đủ đổ mồm.

Một vài hộ khá hơn dìu dắt nhau lên bờ mua đất, số còn lại giấc mơ có đất chỉ trở thành hiện thực khi họ rời thế gian. Một suất đất chôn người trong nghĩa địa Hòa Long hiện đang có giá 5 triệu đồng - món tiền không hề nhỏ đối với người nghèo xóm vạn. Trong khi ấy, hến mỗi ngày một nhỏ hơn vì chưa kịp sinh sản đã phải cào, vì dòng nước đang bị nhiễm độc. Hến ấy dân quanh vùng không bao giờ dám mua mà phải mang đi đến những chỗ thật xa để giấu nhẹm cái lý lịch ô nhiễm.

Mẹ con chị Hạnh cả ngày cả buổi chẳng nói một câu nào. Họ câm lặng như những con hến. Những con hến mang hình dáng con người. Trong những buổi cào hến như thế anh Thống chồng chị Oanh bị cảm ngã xuống sông. Anh nổi tiếng là người bơi giỏi nên không ai nhảy xuống theo chỉ đến khi chìm xuống đáy một lúc, vớt lên xác đã lạnh tựa vỏ hến.

Bà Nguyễn Thị Minh cùng 4 người con trai, con dâu sinh sống trên mấy cái thuyền tạm bợ. Từ hồi cá tôm hết, cả nhà bà phải chuyển sang đóng than tổ ong. Ngặt nỗi giờ vào hè nóng quá chẳng mấy ai còn đun bếp than nên cứ ế sưng. 62 tuổi nhưng bà vẫn ngày ngày phải đẩy xe than nặng vài ba tạ đi vào các xóm bán rong. Hỏi tại sao, bà bảo: “Bốn đứa con trai sông nước thì một chết, một tàn tật, tôi không muốn trở thành một gánh nặng cho những đứa còn lại”. Trầy trật cả ngày cũng khó kiếm nổi 100.000 đồng.

Bí bách quá, sáng vừa rồi đứa con dâu bà lần mò vào mấy cái vựa phế thải xin làm công nhưng vẫn không đắt. Thằng câm Nguyễn Văn Lâm cháu bà trốn mọi người lại nhảy xuống sông Cầu mò trai. Xót cháu tai đã kém lại phải ngâm trong nước bẩn không khéo thối bà bực quá mắng xơi xơi khiến thằng bé cứ ú ớ thanh minh, ra hiệu là thương mẹ, muốn giúp mẹ.


Thằng câm chấp nhận đánh đổi đôi tai sắp điếc lấy rổ trai 20.000 đồng nhằm giúp mẹ

Lâm năm nay vừa tròn 20 tuổi nhưng nặng chỉ độ ngoài 30 kg, đầu óc hệt như một đứa trẻ. Nó mạo hiểm đánh đổi đôi tai sắp điếc để lấy một xô trai trị giá chừng 20.000đ. Nước đen, tôm dạt vào vệ bờ, ốc bươu vàng, cá dọn bể nổi tiếng khỏe cũng chết hết chỉ còn trai với hến trụ lại được. Giống vật này cũng khôn, những hôm nước bẩn tràn về, thằng câm hụp lặn mãi cũng không mò nổi một con vì chúng rúc sâu xuống bùn.

Mỗi đợt nước đen về, dân vạn cuống cuồng nhốt gà, xích chó. Đàn gà 11 con nhà anh Nguyễn Văn Truyền không kịp nhốt uống nhầm phải nước sông giãy đành đạch như dính phải bả chuột. Gà mẹ chết, đám trứng trong ổ không được ấp sau đó cũng ung theo. Ba ngày nay anh Truyền đã phải nghỉ cào hến vì có vớt lên cũng chẳng thể bán nổi cho ai.

Trong những ngày nước đen, dân vạn còn biết làm gì ngoài đóng kín cửa ngồi trong thuyền cho đỡ thối. Sống ở trên sông nhưng họ phải mua nước với giá 50.000đ/m3. Thứ mà bà con gọi là nước sạch ấy lại được hút lên từ chính dòng sông Cầu, cách chỗ xả thải của cống Đặng non một cây số, lọc qua cát, than rồi xử lý bằng hóa chất. Đám thuyền xi măng nằm gối bãi, không có sóng nước tưới ẩm nên vỡ bục ra từng mảng. Dân vạn bảo nhau cố bóp bụng ăn dè cho con học hết cấp 2, cấp 3 để đi làm công nhân, thoát ly làng chứ còn hi vọng gì ở một dòng sông đang chết?

Làng không đất, không nhà, nhiều hộ còn không có cả điện nước. Rác cứ đổ đầy ra sông, chất đống như những quả núi, quả đồi trong khi đó nhà máy xử lý rác thải hoạt động được vài tháng đã bỏ trống.

Nông Nghiệp Việt Nam, 02/06/2016
Đăng ngày 03/06/2016
Dương Đình Tường
Đánh bắt

Gỡ khó trong cấp giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản

Ngành thủy sản Việt Nam đang nỗ lực gỡ "thẻ vàng" IUU từ Ủy ban Châu Âu (EC), trong đó việc cấp giấy xác nhận (SC) và chứng nhận (CC) nguyên liệu thủy sản khai thác là nhiệm vụ trọng tâm. Tuy nhiên, nhiều bất cập trong triển khai đã gây khó khăn cho doanh nghiệp, ảnh hưởng đến xuất khẩu.

Thu hoạch cá
• 10:47 17/12/2024

Bình Định sửa đổi, bổ sung một số tiêu chí đặc thù và quy trình xét duyệt hồ sơ

Ngày 10/12/2024, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 84/2024/QĐ-UBND về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định tiêu chí đặc thù và quy trình xét duyệt hồ sơ

Tàu cá
• 10:17 16/12/2024

Tiếp tục tăng cường công tác phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý tình trạng tàu cá Bình Định

Trong thời gian qua một số tàu cá Bình Định (có chiều dài từ 12 mét đến dưới 15 mét thường xuyên làm nghề câu mực ở vùng biển phía Nam) có dấu hiệu, nguy cơ cao vi phạm vùng biển nước ngoài, nhất là vào thời gian cuối năm đến khoảng giữa năm sau, là mùa khai thác thuỷ sản chính (tàu cá Bình Định bị nước ngoài bắt giữ thường xảy ra trong khoảng thời gian này).

Tàu cá
• 10:15 11/12/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 10:17 25/11/2024

Sử dụng Thuốc mê Durelax Liquid cho cá tôm sao cho hiệu quả?

Với thành phần từ thảo dược tự nhiên, khả năng gây mê nhẹ thuốc mê Durelax Liquid chuyên dùng để vận chuyển, hỗ trợ trước sinh sản cho nhiều loài cá và dùng cho tôm để san ao, phân cỡ. Với sự phổ rộng như vậy, Durelax Liquid được sử dụng với liều như thế nào cho từng loài nhất định? Cùng Farmext eShop tìm hiểu ngay nhé.

Durelax Liquid
• 03:16 26/12/2024

Da cá hồi: Từ phế phẩm trở thành món ăn được ưa chuộng

Trong những năm gần đây, da cá hồi đã trở thành một nguyên liệu được ưa chuộng trong ẩm thực, không chỉ nhờ vào hương vị đặc biệt mà còn bởi những lợi ích sức khỏe mà nó mang lại. Từ một phần thường bị bỏ đi trong chế biến cá, da cá hồi đã được khám phá và tận dụng một cách sáng tạo, biến thành món ăn hấp dẫn được nhiều người yêu thích.

Da cá hồi
• 03:16 26/12/2024

Một số loài cây trồng thủy sinh hot nhất năm

Thủy sinh là một phần không thể thiếu trong thế giới của những người yêu thích nghệ thuật trang trí hồ cá và không gian nước.

Cây thủy sinh
• 03:16 26/12/2024

Thuần hóa tôm giống trước khi thả

Thuần hóa tôm giống trước khi thả vào ao nuôi là một trong những bước quyết định sự thành bại của vụ nuôi. Quá trình này không chỉ giúp tôm thích nghi với môi trường mới mà còn tăng khả năng sinh trưởng và giảm tỷ lệ hao hụt trong giai đoạn đầu. Để đảm bảo thành công, người nuôi cần nắm rõ các bước và áp dụng phương pháp phù hợp.

tôm giống
• 03:16 26/12/2024

Xu hướng công nghệ trong nuôi trồng thủy sản năm 2025

Trước sức ép gia tăng nhu cầu thực phẩm toàn cầu, nuôi trồng thủy sản được kỳ vọng đáp ứng hơn 60% sản lượng thủy sản tiêu thụ vào năm 2030. Tuy nhiên, ngành này đang đối mặt với nhiều thách thức như dịch bệnh, sự suy thoái môi trường, và tác động từ biến đổi khí hậu. Trong bối cảnh đó, việc ứng dụng công nghệ hiện đại đã trở thành yếu tố cốt lõi để đảm bảo sự phát triển bền vững.

Nuôi trồng thủy sản
• 03:16 26/12/2024
Some text some message..