Tôm chết hàng loạt, người nuôi lao đao

Dịch bệnh lan tràn, giá thành sản xuất cao nhưng giá xuất khẩu giảm, nguyên liệu thiếu... khiến cả người nuôi tôm lẫn các doanh nghiệp chế biến đều rơi vào tình cảnh dở khóc dở mếu.

nuoi tom vu moi
Ông Tăng Duôl chuẩn bị chuyển sang nuôi cá kèo sau khi lứa tôm mới thả bị chết sạch - Ảnh: Chí Quốc

Xuất hiện từ năm 2010, đến nay dịch tôm đã lan rộng khắp các vùng nuôi tôm cả nước nhưng nông dân vẫn cứ tự cứu, còn Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn bình chân như vại.

Dịch tôm lan rộng

Nơi có diện tích tôm chết nhiều nhất ở tỉnh Sóc Trăng là thị xã Vĩnh Châu và huyện Trần Đề. Tại khu vực khóm Bưng Tum, P.Khánh Hòa (thị xã Vĩnh Châu), ngày 9-10 ông Tăng Diên dẫn khách đi xem hai ao tôm nhà ông, trong đó một ao phơi đáy và ao còn lại chỉ có nước chứ không còn tôm do vừa bị chết. Theo ông Diên, trong hai ao tôm thì một ao thu được... 3 triệu đồng, ao còn lại khá hơn với 200kg tôm thẻ chân trắng nhưng cũng lỗ đến 15 triệu đồng.

Từ năm 2010 đến nay, lần nuôi nào tôm cũng chết nên tổng cộng số tiền ông Diên lỗ đến nay khoảng 400 triệu đồng. Một hộ khác ở khóm Bưng Tum là ông Tăng Duôl vừa thả 5 triệu con tôm giống thẻ chân trắng ở 13 đầm tôm nhưng sau đó tôm cũng chết sạch. Hiện ông Tăng Duôl bắt đầu “thử nghiệm” nuôi cá kèo ở một trong những đầm tôm này. Theo ông Cao Sạn, trưởng khóm Kênh Mới Sóc (P.Khánh Hòa), toàn khóm có 177 hộ dân nuôi tôm thì... 150 hộ có tôm bị chết, số còn lại mới thả nuôi nên chưa biết số phận sẽ như thế nào.

Ông Võ Văn Bé - phó giám đốc Trung tâm Khuyến nông khuyến ngư tỉnh Sóc Trăng - cho biết chưa bao giờ vùng nuôi thâm canh của huyện Trần Đề bị thất bại như năm nay, khoảng 90% trong số 3.000ha diện tích nuôi thâm canh của vùng bị thiệt hại. Không riêng gì khu vực ĐBSCL, thời gian qua dịch tôm chết sớm còn lan rộng ra các tỉnh miền Trung và miền Bắc.

Ông Nguyễn Văn Dương, giám đốc Công ty thủy sản Hải Dương (Bình Thuận), cho biết trong năm 2011, lần đầu tiên sau 10 năm nuôi tôm, công ty này không đạt kế hoạch kinh doanh, 100 ao nuôi tôm “thả xuống là chết” với tổng thiệt hại lên đến 14 tỉ đồng. “Đã bước sang năm thứ ba tôm bị dịch bệnh với quy mô ngày càng lớn nhưng Bộ NN&PTNT vẫn chưa đưa ra được phác đồ trị bệnh để người nuôi tôm áp dụng” - ông Dương bức xúc.

Theo ông Nguyễn Văn Hảo - viện trưởng Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 2, dịch bệnh tôm chết sớm (còn gọi là hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính) chủ yếu diễn ra ở vùng nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh và diễn biến ngày càng phức tạp với quy mô rộng lớn nhưng vẫn chưa có biện pháp hữu hiệu để giải quyết. Dịch bệnh này bắt đầu từ năm 2010 ở quy mô hẹp, rồi lan ra khu vực ĐBSCL (chủ yếu là Sóc Trăng và Bạc Liêu), đến năm 2012 tại các tỉnh miền Trung và miền Bắc cũng xuất hiện bệnh dịch này.

Người nuôi phải tự cứu mình

Dịch bệnh trên diện rộng làm giảm sút nghiêm trọng lượng tôm nguyên liệu cho các nhà máy chế biến xuất khẩu. Theo ước tính của Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản VN (VASEP), có đến 70% các nhà máy chế biến tôm của VN đang trong tình trạng thiếu hụt nguyên liệu sản xuất. “Tình trạng thiếu tôm nguyên liệu không chỉ xảy ra ở vài nhà máy nữa mà lan ra cả vùng ĐBSCL” - ông Trần Thiện Hải, tổng giám đốc Công ty cổ phần thủy sản Minh Hải, kiêm chủ tịch VASEP, cho biết.

Để có công việc cho công nhân, nhiều nhà máy đã phải nhập khẩu tôm nguyên liệu giá rẻ hơn từ Ấn Độ, Ecuador... về để chế biến nhưng vẫn không cứu được ngành tôm khỏi suy thoái. Còn ông Võ Văn Phục - tổng giám đốc Công ty cổ phần Thủy sản sạch Việt Nam - cho rằng do tôm nguyên liệu thiếu trầm trọng nên doanh nghiệp phải xoay xở đủ kiểu để có hàng cho công nhân sản xuất. Hiện nay nhiều nông dân đang treo ao nên tình trạng này còn kéo dài đến năm 2013.

Theo một số chuyên gia, bệnh tôm chết được phát hiện đầu tiên tại Trung Quốc, sau đó xuất hiện ở VN, Thái Lan và Malaysia nhưng VN và Trung Quốc là những nước bị thiệt hại nặng nề nhất. Hiện các nhà khoa học trên thế giới vẫn chưa có kết luận cuối cùng mà chỉ có chung một nhận định: dịch bệnh này bắt nguồn từ tác động của độc chất làm mất chức năng của cơ quan gan tụy, sau đó lây lan trên diện rộng, đặc biệt là ở những vùng nuôi có môi trường không đảm bảo, quy trình quản lý chất lượng không tốt.

Ông Nguyễn Văn Hảo khuyến cáo người nuôi tôm nên chuẩn bị tốt môi trường ao nuôi, tiệt trùng nguồn nước đầu vào trong ao lắng hoặc ao nuôi trước khi thả tôm, thả giống khỏe mạnh từ các trại giống có uy tín và chất lượng, chú ý kiểm tra tình trạng gan tụy của tôm giống. Các hộ nuôi tuyệt đối không sử dụng thuốc diệt giáp xác có nguồn gốc thuốc bảo vệ thực vật và hết sức chú ý trong việc sử dụng chế phẩm vi sinh, sử dụng đúng cách và chọn sản phẩm có uy tín và chất lượng.

Xuất khẩu tôm giảm

Theo VASEP, tính đến ngày 15-9, xuất khẩu tôm của VN đạt 1,5 tỉ USD, giảm 3,6% so với cùng kỳ năm 2011. Trong các thị trường xuất khẩu chính, ngoại trừ Nhật Bản có mức tăng trưởng gần 12%, các thị trường khác đều có mức giảm khá mạnh. Cụ thể, xuất khẩu sang Mỹ giảm 17%, EU giảm 25%, Canada giảm 10%...

Theo ông Trần Thiện Hải, nếu không tính lượng tôm nguyên liệu nhập khẩu về chế biến và tái xuất thì giá trị xuất khẩu tôm của VN còn giảm nhiều hơn, có thể tới 10%. Do đó, kế hoạch xuất khẩu của năm 2012 đề ra đầu năm sẽ khó đạt được.

TTO
Đăng ngày 11/10/2012
TRẦN MẠNH - CHÍ QUỐC
Dịch bệnh

Ghẹ vuông chắc thịt không thua ghẹ biển!

Nếu có dịp về Năm Căn, Ngọc Hiển, Ðầm Dơi, ngoài tôm, cua, cá, sò…. thì đừng quên thưởng thức đặc sản ghẹ vuông. Ghẹ vuông chắc thịt, ngon nên được nhiều người dân địa phương, du khách cũng như thị trường tiêu thụ ưa chuộng.

Ghẹ vuông
• 11:58 07/06/2021

Ảnh đẹp thủy sản: Món ăn mang đậm nét đồng quê Việt

Ảnh đẹp thủy sản hôm nay lại mang chúng ta đến gần hơn với những món ăn gắn liền của tuổi thơ qua các nhìn ảnh vô cùng đẹp đẽ, những món ăn mà đã gắn liền với biết bao thế hệ.

Cua đồng.
• 19:49 28/05/2021

Ảnh đẹp: Loài hoa của miền sông nước

Miền Tây không chỉ có sông nước mênh mông mà cảnh sắc lại hữu tình. Kết hợp từ những loài hoa tím hồng rực rỡ hòa quyện tạo nên màu sắc của đồng bằng. Đi đâu chúng ta cũng có thể bắt gặp dễ dàng các loài hoa ấy.

Hoa sen.
• 12:13 24/05/2021

Nhật ký về quê

Quê hương là chùm khế ngọt, dù bạn có đi xa bao lâu thì quê hương cũng luôn mở vòng tay chào đón bạn quay trở về, nếu có một ngày bản thân cảm thấy mệt mỏi ở chốn sài gòn nhộn nhịp thì hãy tạm gác mọi chuyện về quê một chuyến nhé!

Tôm càng xanh.
• 13:44 20/05/2021

Lỏng ruột trên tôm và những điều cần lưu ý

Trong nuôi trồng thủy sản, hiện tượng tôm bị lỏng ruột là một rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng, đặc trưng bởi tình trạng thành ruột mềm, dễ đứt gãy, phân tôm không kết dính. Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ nhiễm khuẩn (Vibrio spp.), độc tố thức ăn hoặc stress môi trường, dẫn đến suy giảm chức năng tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng. Bệnh không chỉ tác động đến tốc độ tăng trưởng mà còn làm tăng tỷ lệ hao hụt, ảnh hưởng năng suất vụ nuôi.

Hình minh họa tôm thẻ
• 12:17 19/05/2025

Dịch bệnh TPD bùng phát trên tôm

Trong thời gian gần đây, dịch bệnh trên tôm tại các vùng nuôi trọng điểm đang diễn biến phức tạp, lan rộng nhiều khu vực với tỷ lệ thiệt hại ngày càng gia tăng. Đáng chú ý nhất là sự bùng phát mạnh của bệnh TPD (bệnh gan tụy cấp tính trên tôm), gây thiệt hại nặng nề cho người nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:00 07/05/2025

Peptide kháng khuẩn ứng dụng trong phòng bệnh tôm

Trong nuôi tôm, so với giai đoạn năm 1991 nhiều loại kháng sinh được bà con sử dụng có khả năng chống lại nhiều loại vi khuẩn gây bệnh tôm, bằng việc hòa vào nước tạt trực tiếp xuống ao nuôi khi tôm bị bệnh hay trộn vào thức ăn cho ăn trực tiếp để phòng bệnh. Đến năm 2024 hầu hết các chủng vi khuẩn có khả năng kháng đa số các loại kháng sinh.

Kháng khuẩn tôm
• 10:29 05/05/2025

Hiệu quả của peptide kháng khuẩn (AMPs) trong phòng trị bệnh tôm

Trong ngành nuôi tôm, so với giai đoạn năm 1991, người nuôi từng sử dụng nhiều loại kháng sinh để phòng và trị bệnh.

Vi khuẩn
• 10:36 24/04/2025

Nước mưa ảnh hưởng đến hồ cá cảnh như thế nào?

Hồ cá cảnh là một hệ sinh thái thu nhỏ, nơi các yếu tố môi trường cần được kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển ổn định của cá, cây thủy sinh và vi sinh vật. Một trong những yếu tố môi trường thường bị bỏ qua nhưng lại có ảnh hưởng rất lớn đến hồ cá chính là nước mưa. Mặc dù nước mưa là một nguồn nước tự nhiên, nhưng nó có thể mang lại cả lợi ích lẫn tác hại nếu không được quản lý đúng cách. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ảnh hưởng của nước mưa đến hồ cá cảnh, đặc biệt là những hồ đặt ngoài trời.

Hồ cá
• 16:25 15/06/2025

Khuyến khích thay thế thịt đỏ bằng cá trong khẩu phần ăn

Trong bối cảnh người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến sức khỏe và lối sống lành mạnh, xu hướng điều chỉnh khẩu phần ăn theo hướng giảm thịt đỏ và tăng tiêu thụ cá đang ngày càng phổ biến. Không chỉ là sự thay đổi mang tính cá nhân, mà đây còn là một hướng đi được nhiều chuyên gia dinh dưỡng và tổ chức y tế toàn cầu khuyến khích nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và giảm áp lực lên môi trường.

Ăn cá
• 16:25 15/06/2025

Gỡ khó cho thủy sản khai thác: Bà Rịa – Vũng Tàu vào cuộc quyết liệt

Trong bối cảnh Bà Rịa – Vũng Tàu là một trong những điểm nóng về xuất khẩu thủy sản khai thác, đặc biệt là cá mối xuất đi EU, doanh nghiệp vẫn gặp rào cản lớn do quy định nghiêm ngặt về nguồn gốc khai thác (IUU).

Tàu cá
• 16:25 15/06/2025

Báo cáo xu hướng môi trường và sức khỏe tôm

Theo báo cáo định kỳ từ Farmext LAB (Từ ngày 08/06 – 13/06/2025) mang đến những tín hiệu tích cực khi tình hình dịch bệnh đã được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, các chỉ số về vi khuẩn trong gan và ruột tôm vẫn ở mức báo động, đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt từ người nuôi.

Nuôi trồng thủy sản
• 16:25 15/06/2025

Đà Nẵng: Người nuôi mất trắng sau một đêm

Đợt mưa lũ trái mùa từ ngày 11 đến 13 tháng 6 năm 2025, do ảnh hưởng của cơn bão số 1 (WUTIP), đã gây ra những thiệt hại nặng nề cho người dân các tỉnh miền Trung, đặc biệt là các hộ nuôi trồng thủy sản tại Đà Nẵng. Lũ lên nhanh và bất ngờ trong đêm đã khiến nhiều gia đình mất trắng tài sản, với ước tính thiệt hại lên đến hàng tỷ đồng.

Bão
• 16:25 15/06/2025
Some text some message..