Tôm chết la liệt, nông dân điêu đứng

Những ngày cuối tháng 4 vừa qua, các chòi canh của vùng nuôi tôm xã Mỹ Long Nam, huyện Cầu Ngang (Trà Vinh) vắng tanh, các ao tôm phơi nắng do tôm mới thả nuôi đã chết hết. Tại Bến Tre, vùng nuôi tôm ở Ba Tri và Bình Đại cũng bị thiệt hại nặng.

Nông dân xã Mỹ Long Nam, huyện Cầu Ngang (Trà Vinh) khiêng quạt tạo oxy lên bờ sau khi tôm chết hết - Ảnh: NGỌC TÀI

Nông dân xã Mỹ Long Nam, huyện Cầu Ngang (Trà Vinh) khiêng quạt tạo oxy lên bờ sau khi tôm chết hết - Ảnh: NGỌC TÀI

Thỉnh thoảng lại gặp cảnh nông dân hì hục tháo những chiếc quạt tạo oxy trong đầm tôm đem lên bờ. “Tôm chết hết rồi, để quạt dưới ao chi nữa!” - một nông dân thở dài.

Vùng tôm hiu hắt

Chúng tôi đến khu ao tôm của ba anh em Lê Văn Dương, Lê Văn Phăng, Lê Văn Phắc ở xã Mỹ Long Nam, huyện Cầu Ngang (Trà Vinh) lúc 12g trưa 29-4. Ao tôm vắng ngắt nhưng lại nghe trong chòi canh tiếng cụng ly lách cách. Ông Dương tranh thủ uống một ly rượu trắng rồi giải thích: “Tôm chết hết rồi, thất nghiệp, anh em chúng tôi lai rai cho đỡ buồn. Nếu không giờ này tụi tui phải bù đầu chăm sóc tôm chứ làm gì có thời gian nhậu nhẹt”.

Ba anh em ông Dương có năm ao tôm thả nuôi tới 440.000 con giống. Thế nhưng chỉ mới thả được hơn hai tuần thì bất ngờ tôm chết nổi lềnh bềnh. Riêng ao của ông Dương cầm cự được một tháng tôm mới có hiện tượng chết. Ông tranh thủ bán tháo cũng vớt vát được chút đỉnh, còn hai người em ông mất trắng 200 triệu đồng tiền vốn. Nhìn ra ao tôm một lúc, ông Dương nói như an ủi mình: “Cũng may tôm chết lúc mới thả, chứ nuôi đến gần bán mà tôm chết còn lỗ nặng hơn nữa”. Theo ông Dương, 500 ha ao tôm của xã Mỹ Long Nam cũng chết trắng như ao tôm của ba anh em ông Dương.

Huyện Cầu Ngang có gần 6.000 hộ thả nuôi hơn 645 triệu tôm giống trên 4.000 ha mặt nước, nhưng có hơn 2.700 hộ bị thiệt hại (1.870 ha), ước tính khoảng 350 tỉ đồng. Các xã Mỹ Long Nam thiệt hại 90%; Hiệp Mỹ Tây, Long Sơn, Thạnh Hòa Sơn thiệt hại khoảng 70%. Theo thống kê của Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Trà Vinh, vụ nuôi tôm này toàn tỉnh bị thiệt hại gần 5.500 ha.

Còn tại tỉnh Bến Tre, tôm vừa thả nuôi cũng chết như ở Trà Vinh. Trong đó hai địa phương bị thiệt hại nặng nhất là Ba Tri và Bình Đại. Huyện Ba Tri thả nuôi hơn 1.000 ha, trong đó hai xã Tân Xuân và Bảo Thạnh có tới 95% diện tích bị thiệt hại. Huyện Bình Đại thả nuôi 1.000 ha thâm canh và bán thâm canh, tỉ lệ thiệt hại khoảng 33%.
Tại tỉnh Sóc Trăng hiện cũng ghi nhận gần 2.000 ha ao tôm bị thiệt hại.

Chưa rõ nguyên nhân

Vụ tôm “sụp hầm” lần này làm hàng chục ngàn hộ nuôi tôm điêu đứng. Tiền tỉ của nông dân mới đầu tư đã bị dịch bệnh cuốn phăng trong nháy mắt. Hiện nay điều làm người nuôi tôm lo lắng nhất là chưa biết vì sao tôm chết. Hỏi cơ quan chức năng cũng không có câu trả lời.

Theo ông Nguyễn Vũ Phương, chi cục phó Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Trà Vinh, hầu hết tôm chết với kết luận là hoại tử gan tụy, bệnh đốm trắng và bệnh đầu vàng. Hiện vẫn chưa có kết luận chính thức về nguyên nhân gây bệnh. Ông Phương phân tích: “Cùng một con giống nuôi ở các vuông tôm khác nhau thì chỗ chết, chỗ không nên không thể kết luận nguyên nhân do con giống. Giờ chỉ trông chờ các nhà chuyên môn kết luận”.

Ông Phạm Văn Đời ở xã Mỹ Long Nam, huyện Cầu Ngang (Trà Vinh) là một trong hai người nuôi tôm tạm thời vượt qua được đợt dịch. Hai mùa trước ông Đời đều trúng mùa, nhưng năm nay gần như ông không thể ngủ được. Ông kể: “Thấy dịch bệnh hoành hành khắp nơi tui bỏ ăn luôn. Ngày nào cũng đo độ pH ao tôm. Nó tăng lên một tí là rầu không ăn không ngủ. Hồi tôm còn nhỏ tui phải thức canh tới 2 - 3g sáng vì sợ tôm nổi lên như các ao khác. Thấy một con nổi lên là ruột gan quặn thắt luôn”.

Còn ông Lê Văn Năm ở xã Hiệp Mỹ Tây, huyện Cầu Ngang có kinh nghiệm gần 20 năm cũng bối rối trước dịch bệnh tôm hiện nay. Mặc dù đã thắng lớn từ các vụ tôm trước nhưng đến vụ này ông cũng đành bất lực nhìn hơn 200.000 con tôm giống chết cùng lúc. Ông Năm kể: “Lúc tôm bị bệnh tui đã làm đủ mọi cách mà không thấy hiệu quả. Kinh nghiệm bao nhiêu năm cũng không thể cứu nổi 2 ha tôm nên đành chấp nhận trắng tay chờ cơ quan chức năng tìm nguyên nhân”.
Theo Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Trà Vinh, trước mắt UBND tỉnh đã ban hành quy trình kỹ thuật chăm sóc tôm sú giai đoạn sau một tháng tuổi và quy trình cải tạo ao nuôi tôm sú bị thiệt hại. Hai quy trình này được đúc kết từ thực tiễn, được cho là có khả năng hạn chế dịch bệnh. Ngoài ra tỉnh còn hỗ trợ 40 tấn hóa chất để nông dân xử lý ao, diệt mầm bệnh.

Ông Nguyễn Văn Hiếu, chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre, vừa đến Ba Tri và Bình Đại tìm hiểu tình hình và chỉ đạo ngưng thả tôm giống trên địa bàn hai huyện bị thiệt hại nặng nhất này. Ngoài ra, tỉnh sẽ chi tiền mua hóa chất xử lý tất cả ao tôm bị dịch bệnh vừa qua để diệt mầm bệnh. UBND tỉnh cũng sẽ làm việc với Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Bến Tre bàn giải pháp hỗ trợ dân vay vốn đầu tư cho vụ nuôi sau.

Đề nghị trung ương hỗ trợ tìm nguyên nhân tôm chết

Sở NN&PTNT tỉnh Bến Tre vừa tổ chức hội thảo tìm nguyên nhân khiến tôm chết và giải pháp khắc phục. Nhiều ý kiến cho rằng tôm chết là do nắng nóng, mật độ thả nuôi quá dày, nông dân không chạy quạt tạo oxy buổi trưa (để tiết kiệm chi phí). Còn theo Trung tâm khuyến nông - khuyến ngư, có ba nguyên nhân dẫn đến tôm chết là do bệnh đốm trắng, tôm bệnh gan tụy và cách chăm sóc, quản lý đầm tôm không phù hợp. Sở kiến nghị UBND tỉnh công bố dịch ở những vùng bị thiệt hại trên 30% và có nguy cơ dịch; đồng thời yêu cầu quản lý chặt chẽ nguồn tôm giống từ bên ngoài nhập vào tỉnh.

Ông Lê Phong Hải, giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Bến Tre, cho biết qua hội thảo vẫn chưa kết luận nguyên nhân nào khiến tôm chết hàng loạt. Sở đã có văn bản đề nghị Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 2 hỗ trợ tỉnh xác định nguyên nhân tôm chết để trả lời cho nông dân.

Tuổi Trẻ, 01/05/2012
Đăng ngày 02/05/2012
NGỌC TÀI - THÚY HẰNG
Dịch bệnh

Bệnh thường gặp trên cá tra và biện pháp phòng chống

Cục Thủy sản vừa cho biết đặc điểm dịch tễ của một số bệnh thường gặp trên cá tra và biện pháp phòng trị có hiệu quả.

Cá tra
• 10:15 06/11/2024

Thời điểm giao mùa tôm dễ bị bệnh đốm trắng

Thời điểm giao mùa luôn là lúc dễ xảy ra các vấn đề sức khỏe cho tôm, đặc biệt là bệnh đốm trắng - một căn bệnh phổ biến và gây thiệt hại nghiêm trọng cho người nuôi. Bệnh đốm trắng thường xuất hiện vào những thời điểm khí hậu thay đổi thất thường, chẳng hạn như khi mùa mưa bắt đầu hoặc khi trời chuyển sang lạnh.

Tôm đốm trắng
• 09:55 06/11/2024

Những hạn chế trong phòng dịch bệnh cho cá tra

Cá tra ương dưỡng giống và nuôi thương phẩm còn hao hụt nhiều, có nguyên nhân ở công tác quản lý dịch bệnh chưa đáp ứng yêu cầu. Mới đây, Cục Thú y cho biết những hạn chế trong phòng dịch hiện nay: Thiếu kinh phí, nhân lực và vắc xin.

Nuôi cá tra
• 11:35 31/10/2024

Tăng cường giám sát và quản lý tác nhân Enterocytozoon hepatopenaei trên tôm nuôi nước lợ

EHP là bệnh vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (viết tắt là EHP) gây ra cho tôm, còn được gọi là bệnh vi bào tử trùng.

Tôm bệnh EHP
• 10:47 21/10/2024

Các loại thức ăn giúp thúc đẩy sự phát triển của tôm thẻ chân trắng

Thức ăn là một trong những yếu tố quan trọng cần lưu ý trong quá trình nuôi tôm, so với các nhu cầu khác của ao thì chi phí thức ăn chiếm 40 – 70% chi phí sản xuất.

Động vật phù du
• 23:05 08/11/2024

Cảnh báo về cơn bão Yinxing cho người dân nuôi trồng thủy sản

Sáng ngày 8/11/2024, cơn bão Yinxing chính thức đi vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 7 của năm. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, đây là một trong những cơn bão mạnh nhất năm nay, với sức gió vùng gần tâm bão đạt cấp 14 (từ 150 đến 166 km/h), giật đến cấp 17

Bão
• 23:05 08/11/2024

Xuất khẩu tôm của Ecuador giảm mạnh trong tháng 9

Theo báo cáo mới nhất từ Phòng Thủy sản Quốc gia Ecuador (CNA), xuất khẩu tôm đông lạnh của Ecuador trong tháng 9/2024 đã giảm đáng kể do nhu cầu suy giảm từ các thị trường quan trọng, đặc biệt là châu Á. Cụ thể, lượng xuất khẩu giảm 11% so với cùng kỳ năm ngoái, với mức sụt giảm đặc biệt rõ rệt ở các thị trường lớn như Trung Quốc và Mỹ.

Tôm thẻ chân trắng
• 23:05 08/11/2024

Lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm

Sử dụng hóa chất có thể giúp phòng bệnh và tăng năng suất tạm thời, nhưng việc lạm dụng có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe tôm, môi trường và người tiêu dùng. Vậy lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm là gì, nguy cơ từ nó ra sao và làm thế nào để giảm thiểu vấn đề này?

Tôm thẻ chân trắng
• 23:05 08/11/2024

Quản lý chất thải trong ao nuôi tôm

Nuôi tôm thâm canh sử dụng thức ăn công nghiệp có thành phần dinh dưỡng cao, đặc biệt đạm và phốt pho. Thức ăn tôm dư thừa và phân tôm là nguyên nhân làm tăng hàm lượng chất thải hữu cơ rắn và lơ lửng trong ao.

Cải tạo ao nuôi
• 23:05 08/11/2024
Some text some message..