Tôm hùm đều đặn sang Trung Quốc, người nuôi có lãi

Dù ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19 song việc xuất khẩu tôm hùm sang thị trường Trung Quốc vẫn bình thường, giá thu mua ổn định, người nuôi xuất bán có lãi nên rất phấn khởi.

lồng nuôi tôm hùm
Người nuôi tôm hùm phấn khởi vì giá cả ổn định, bán có lãi. Ảnh: KS.

Giá tôm hùm ổn định

Tại xã Cam Bình, TP Cam Ranh - “thủ phủ” nuôi tôm hùm xanh ở tỉnh Khánh Hòa, các thương lái ngày nào cũng cho ghe đảo qua các bè nuôi để thu mua tôm thịt xuất sang thị trường Trung Quốc.

Anh Nguyễn Văn Hậu, một người nuôi tôm hùm ở thôn Bình Ba Tây, xã Cam Bình, cho hay: "Hiện thương lái thu mua tôm hùm nhiều. Tuy nhiên, sản lượng tôm thịt không dồi dào, bà con xuất lai rai. Cũng may từ đầu năm đến nay, dù ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19, song giá tôm hùm vẫn ổn định. Nhiều người nuôi xuất bán lãi hàng trăm cho đến cả tỷ đồng tùy vào nuôi ít hay nhiều. Nhờ đó bù lại thua lỗ trong năm 2020".

Theo anh Hậu, những tháng đầu năm nay có thời điểm giá tôm hùm lên đến 1,2 triệu đồng/kg (loại 3 con/kg). Tuy nhiên, đến đầu tháng 4, giá tôm hạ xuống còn 800 ngàn đồng/kg (mua xô) và duy trì mức này cho đến nay.

Từ tết đến nay, gia đình anh Hậu xuất bán 2 đợt tôm hùm lãi cả tỷ đồng sau khi trừ chi phí. Trong đó, lứa tôm xanh mới đây bán được gần 1 tấn, với giá trung bình 800 ngàn đồng/kg, lãi 500 triệu đồng.

nuôi tôm hùm
Hiện giá tôm hùm xanh ở mức 800 ngàn đồng/kg. Ảnh: KS.

Anh Cao Văn Tuấn ở thôn Bình Ba Tây cũng phấn khởi vì vừa xuất 7 lồng tôm hùm xanh (mỗi lồng 400 con), sau khi trừ chi phí lãi khoảng 30 triệu/lồng.

Anh Tuấn cho biết, hiện gia đình anh chỉ còn 8 lồng tôm hùm xanh mới nuôi được 5-6 tháng. Trong khi đó, tôm hùm thịt trên các bè hiện không còn nhiều, dự kiến từ tháng 7-8 tới sẽ thiếu hụt. Do năm ngoái ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19, người nuôi thua lỗ không dám thả giống nhiều, cộng với nguồn giống thời điểm đó cũng bị đứt vãn.

Ông Nguyễn Ân, Chủ tịch UBND xã Cam Bình, cho biết, hiện toàn xã vẫn duy trì thả gần 10.000 lồng, chủ yếu nuôi tôm xanh. Ông Ân xác nhận, từ đầu năm đến nay giá tôm hùm ổn định, đảm bảo người nuôi có lãi.

Tương tự, đối với tôm bông (tôm sao) hiện giá thu mua cũng giữ mức ổn định, giúp người nuôi thu hoạch có lãi.

Ông Trần Văn Hiền, một người nuôi ở thôn Khải Lương, xã Vạn Thạnh (huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa) cho biết, từ đầu năm đến nay, giá tôm hùm bông bán xô dao động từ 2-2,4 triệu đồng/kg. Với giá này, nếu người nuôi thuận lợi, xuất bán lãi từ 600-700 ngàn đ/kg. Ông Hiền vừa qua bán 3 tạ tôm bông, với giá bán xô 2 triệu đồng/kg, lãi hàng trăm triệu đồng.

Thế nhưng, theo người nuôi tôm hùm bông ở huyện Vạn Ninh, từ đầu năm đến nay việc xuất bán tôm thịt của bà con không nhiều. Do năm ngoái ảnh hưởng dịch bệnh Coivd-19 nên bà con không dám thả mạnh.

Xuất sang Trung Quốc bình thường

Theo một số doanh nghiệp thu mua tôm hùm ở Khánh Hòa, hiện tôm hùm chủ yếu xuất sang thị trường Trung Quốc. Sở dĩ thời gian qua giá tôm vẫn giữ ở mức cao, ổn định, bởi nguồn cung vừa phải và hoạt động xuất khẩu diễn ra bình thường, không bị trở ngại. Dù 2 nước Việt Nam và Trung Quốc vẫn đang siết chặt công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19, song không can thiệp sâu vào hoạt động buôn bán.

Một công ty thu mua tôm hùm xuất sang thị trường Trung Quốc ở TP. Cam Ranh (Khánh Hòa) cho biết thêm: Từ đầu năm đến nay, giá tôm hùm các loại được các doanh nghiệp thu mua ổ định ở mức trung bình 800 ngàn đồng/kg (tôm xanh) nên đảm bảo người nuôi có lời.

Lượng tôm hùm thịt thời gian qua được doanh nghiệp thu mua đều từ 2-3 xe, trọng lượng từ 5-6 tấn tôm hùm cung cấp cho thị trường Trung Quốc. Dự kiến trong thời gian tới nguồn cung sẽ giảm bởi sản lượng tôm thịt không còn dồi dào và giá tôm hùm tiếp tục giữ ở mức ổn định.

nuôi tôm hùm
Hiện nay thị trường Trung Quốc vẫn ăn tôm hùm bình thường. Ảnh: KS.

Còn ông Võ Khắc Én, Chi cục phó Chi cục Thủy sản Khánh Hòa, cho biết, toàn tỉnh hiện có trên 40.000 lồng nuôi tôm hùm; sản lượng tôm thịt bình quân mỗi năm khoảng 1.300 tấn. Hiện nay, việc xuất khẩu tôm hùm trên địa bàn sang thị trường Trung Quốc vẫn bình thường, giá cả thu mua ổn định và nguồn cung vừa phải.

Để việc nuôi và xuất bán tôm hùm thuận lợi trước tình hình dịch bệnh Covid-19, ngành thủy sản Khánh Hòa khuyến cáo người dân thả nuôi với mật độ vừa phải, không ồ ạt. Cụ thể, nuôi theo kiểu cuốn chiếu để thu hoạch lai rai trong năm, bán được giá và tránh tình trạng bị thừa sản lượng.

Theo ông Võ Khắc Én để phát triển tôm hùm bền vững, Chi cục sẽ tiếp tục hướng dẫn người nuôi theo đúng quy hoạch của tỉnh và có đăng ký, kê khai đầy đủ với cơ quan quản lý. Đồng thời áp dụng quy trình nuôi an toàn sinh học, phải truy xuất được nguồn gốc rõ ràng. Cùng với đó hướng dẫn người nuôi thành lập các tổ hợp tác hoặc hợp tác xã để hình thành chuỗi liên kết với doanh nghiệp từ cung cấp đầu vào cho đến đầu ra tiêu thụ ổn định.

Nông nghiệp Việt Nam
Đăng ngày 01/06/2021
Kim Sơ
Kinh tế

Loài tôm nào là nguồn xuất khẩu chủ lực ở nước ta?

Hiện nay, với sản lượng lên đến 27.504 tấn (tháng 5/2023), tôm thẻ chân trắng được xem là đối tượng xuất khẩu chính ở nước ta. Dự đoán trong tương lai, loài tôm này sẽ có sản lượng xuất khẩu vượt bậc.

Tôm thẻ
• 12:02 17/09/2023

Xuất khẩu thủy sản 2023 đạt 9 tỷ USD nếu đi đúng theo kịch bản

Nền kinh tế thế giới đang dần đi vào giai đoạn phục hồi, lạm phát đã giảm, nhu cầu tiêu dùng gia tăng trở lại. Với tình hình này, xuất khẩu thủy sản sẽ phát triển theo hướng đúng với kịch bản mà chúng ta đã đề ra, đạt 9 tỷ USD năm 2023.

Chế biến cá
• 11:12 07/09/2023

Ngành tôm phải giữ được thế mạnh chế biến

Ngành tôm Việt Nam có một thế mạnh lớn là trình độ chế biến ở vào đẳng cấp cao nhất của thế giới. Vì vậy, ngành tôm phải giữ vững được lợi thế này.

Tôm chế biến
• 11:00 20/07/2023

“Bắt bệnh” sức cạnh tranh yếu trong xuất khẩu con tôm Việt Nam

Giá thành cao từ 30 - 100% khiến con tôm Việt Nam ngày càng mất sức cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu.

Tôm thẻ
• 12:02 26/06/2023

Nuôi tôm mô hình "Siêu lợi nhuận - Siêu rủi ro"

Nuôi tôm là một ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam, đóng góp đáng kể cho GDP và xuất khẩu của cả nước. Trong những năm gần đây, nuôi tôm siêu thâm canh được phát triển mạnh mẽ, mang lại lợi nhuận cao cho người nuôi. Tuy nhiên, mô hình này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, khiến người nuôi phải đối mặt với nhiều thách thức.

Siêu lợi nhuận - Siêu rủi ro từ con tôm
• 10:21 04/12/2023

Quản lý chi phí trong bối cảnh khủng hoảng chi phí sản xuất

Trong giai đoạn hiện nay, người nuôi tôm phải đối mặt với chi phí sản xuất ngày càng cao, có nguy cơ trở thành một ngành kinh doanh thua lỗ. Một trong số đó là giá tôm quá thấp nên họ không có lãi.

Tôm thẻ đẹp
• 11:00 24/11/2023

Thủy sản Việt Nam "lơ là" với thị trường nội địa

Ngành thủy sản Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc trong những năm qua, trở thành một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực của cả nước. Cũng chính vì điều đó, mà chúng ta lại nhập khẩu sản phẩm tinh và xuất khẩu sản phẩm thô. Có phải thủy sản Việt Nam đang “lơ là” với thị phần trong nước.

Buôn bán hải sản
• 10:17 23/11/2023

Giá cá tra giống Việt Nam tăng trong tháng 10

Theo số liệu từ VASEP, xuất khẩu cá tra trong tháng 10 đạt được 189 triệu USD, tăng nhẹ 5% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là tín hiệu khả quan cho ngành thủy sản Việt Nam, sau nhiều tháng sụt giảm.

Xuất khẩu cá tra
• 10:50 22/11/2023

Artemia franciscana có thể được dùng để sản xuất axit béo thiết yếu?

Artemia, đặc biệt là giai đoạn đầu vòng đời của chúng (nauplii), được cho là con mồi sống được sử dụng phổ biến nhất trong nuôi ấu trùng hải sản do tiết kiệm chi phí, dễ xử lý và có nhiều giá trị.

Artemia franciscana
• 02:11 08/12/2023

Giải pháp nâng cao tỷ lệ thành công trong nuôi tôm thẻ chân trắng

Tôm thẻ chân trắng đã mang lại nguồn thu nhập khá cho nhiều hộ dân, góp phần thay đổi diện mạo những vùng quê nông thôn ven biển Việt Nam. Tuy nhiên hiện nay, bà con nuôi tôm đang đối diện nhiều thách thức.

Tôm thẻ chân trắng
• 02:11 08/12/2023

Các bệnh trên cá chình bông

Cá chình bông là một loài cá nước ngọt có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, giống như các loài cá khác, cá chình bông cũng có thể mắc một số bệnh, ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất nuôi trồng. Bài viết sau đây sẽ cập nhật cho bà con một số loại bệnh dễ mắc nhất trên loài cá này.

Cá chình bông
• 02:11 08/12/2023

Các chất dinh dưỡng cần thiết cho tôm bố mẹ

Trong quá trình nhân giống, tôm bố mẹ cần được chăm sóc và quản lý chế độ dinh dưỡng một cách chặt chẽ. Hôm nay Tép Bạc sẽ nói rõ hơn về các chất dinh dưỡng và một số loại thức ăn mà tôm bố mẹ nên sử dụng qua bài viết dưới đây nhé!.

Tôm sú
• 02:11 08/12/2023

Cây thủy sinh trong ao hồ có tác dụng như thế nào?

Trong ao hồ, người ta thường chọn những loại cây thủy sinh để trồng vào đó. Vậy, cây thủy sinh có tác dụng như thế nào đối với ao hồ. Hãy cùng tìm hiểu trong phạm vi bài viết dưới đây nhé!

Cây thủy sinh
• 02:11 08/12/2023