Tôm mới thả nuôi chết hàng loạt

Những ngày qua, nhiều hồ nuôi tôm của các hộ dân ở xã Duy Vinh (Duy Xuyên - Quảng Nam) bất ngờ chết hàng loạt.

Tôm mới thả nuôi chết hàng loạt
Đa số tôm chết khi chỉ vừa mới thả nuôi dưới 1 tháng nên người dân đành chấp nhận vứt bỏ toàn bộ, không lấy lại được chút vốn nào

Dù người dân đã dùng nhiều loại thuốc để chữa trị nhưng không hiệu quả. Những ao đìa có tôm chết chỉ mới được thả nuôi nên họ đành vứt bỏ không vớt vát được chút vốn nào.


Nhiều ao nuôi của người dân xã Duy Vinh đến nay đành bỏ không vì tôm bất ngờ chết hàng loạt.

Đang là lúc người dân bắt đầu bước vào vụ nuôi tôm thứ 2 trong năm. Nếu như vụ tôm trước đó, các hộ nuôi đều có lãi khi tôm phát triển bình thường và bán được giá thì vụ tôm này, đối mặt với nguy cơ trắng tay, lỗ vốn. Hàng triệu tôm giống mới thả nuôi bất ngờ đổ bệnh chết, không ai dám thả nuôi lại.

Ông Lê Minh Cầu (trú thôn Đông Bình, xã Duy Vinh) là một trong những hộ dân có số lượng tôm chết nhiều. Vụ tôm này, gia đình ông đầu tư thả nuôi, riêng tiền giống hết gần 25 triệu đồng. Tuy nhiên, sau một tháng, ao tôm của ông Cầu bất ngờ chết trắng đến nay không còn con nào.

“Trước khi thả nuôi, tôi cũng mua thuốc về xử lý ao nhưng không hiểu sao lại xảy ra tình trạng như vậy. Đến khi tôm có biểu hiện chết một vài con nổi lên mặt hồ, tôi xem thử tôm có biểu hiện gì rồi mua thuốc về chữa trị nhưng đều không mang lại tác dụng. Bây giờ tôm chết hết tôi đành bỏ không ao, không dám nuôi nữa. Tính cả tiền giống, chi phí thuốc men, thức ăn cho tôm, thiệt hại 70 triệu đồng”, ông Cầu cho biết.

Cũng theo ông Cầu, lúc đầu tôm chỉ chết một vài con nhưng sau đó vài ngày bất ngờ chết hàng loạt rồi chết sạch hồ. Biểu hiện của những con tôm chết là phần thân bị hồng, đầu tôm sưng to. “Đến bây giờ tôi cũng không biết nguyên nhân vì sao và tôm bị bệnh gì. Một số người nói là tôm bị bệnh đốm trắng nhưng không biết có phải không”, ông Cầu nói thêm.

Cũng giống như gia đình ông Cầu, hồ nuôi tôm của ông Lê Văn Pháp (thôn Đông Bình, Duy Vinh) hiện nay số lượng tôm trong hồ chỉ còn lại khoảng 30% trong tổng số 20 vạn tôm giống thả nuôi ban đầu. Tôm giống của ông Pháp chỉ mới thả nuôi được khoảng 5 ngày thì đã xảy ra hiện tượng tôm chết.

“Tôi đã bỏ ra gần 100 triệu đồng đào ao và mua các thiết bị nuôi tôm. Vụ tôm trước lãi được gần 20 triệu thì đến vụ tôm này đã bị thiệt hại khi mới thả nuôi được vài ngày. Có thể do những ngày qua trời nắng nóng cộng với mưa dông thường xuyên dẫn đến đất phèn trên bờ trôi xuống gây ô nhiễm nguồn nước dẫn đến việc tôm chết”, ông Pháp chia sẻ.

Trước sự việc này, ông Trần Văn Sanh, Phó chủ tịch UBND xã Duy Vinh cho biết, gần nửa tháng qua, thời tiết nắng nóng đã làm chậm khả năng sinh trưởng phát triển của con tôm. Nắng nóng khiến độ mặn trong nước tăng cao dẫn đến tôm mới thả chết hàng loạt. Đến nay, toàn xã có 15ha hồ thả nuôi tôm của bà con bị chết, gây thiệt hại nặng về kinh tế.

NNVN
Đăng ngày 14/07/2018
Lê Khánh
Dịch bệnh

Bệnh thường gặp trên cá tra và biện pháp phòng chống

Cục Thủy sản vừa cho biết đặc điểm dịch tễ của một số bệnh thường gặp trên cá tra và biện pháp phòng trị có hiệu quả.

Cá tra
• 10:15 06/11/2024

Thời điểm giao mùa tôm dễ bị bệnh đốm trắng

Thời điểm giao mùa luôn là lúc dễ xảy ra các vấn đề sức khỏe cho tôm, đặc biệt là bệnh đốm trắng - một căn bệnh phổ biến và gây thiệt hại nghiêm trọng cho người nuôi. Bệnh đốm trắng thường xuất hiện vào những thời điểm khí hậu thay đổi thất thường, chẳng hạn như khi mùa mưa bắt đầu hoặc khi trời chuyển sang lạnh.

Tôm đốm trắng
• 09:55 06/11/2024

Những hạn chế trong phòng dịch bệnh cho cá tra

Cá tra ương dưỡng giống và nuôi thương phẩm còn hao hụt nhiều, có nguyên nhân ở công tác quản lý dịch bệnh chưa đáp ứng yêu cầu. Mới đây, Cục Thú y cho biết những hạn chế trong phòng dịch hiện nay: Thiếu kinh phí, nhân lực và vắc xin.

Nuôi cá tra
• 11:35 31/10/2024

Tăng cường giám sát và quản lý tác nhân Enterocytozoon hepatopenaei trên tôm nuôi nước lợ

EHP là bệnh vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (viết tắt là EHP) gây ra cho tôm, còn được gọi là bệnh vi bào tử trùng.

Tôm bệnh EHP
• 10:47 21/10/2024

Các loại thức ăn giúp thúc đẩy sự phát triển của tôm thẻ chân trắng

Thức ăn là một trong những yếu tố quan trọng cần lưu ý trong quá trình nuôi tôm, so với các nhu cầu khác của ao thì chi phí thức ăn chiếm 40 – 70% chi phí sản xuất.

Động vật phù du
• 08:32 10/11/2024

Cảnh báo về cơn bão Yinxing cho người dân nuôi trồng thủy sản

Sáng ngày 8/11/2024, cơn bão Yinxing chính thức đi vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 7 của năm. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, đây là một trong những cơn bão mạnh nhất năm nay, với sức gió vùng gần tâm bão đạt cấp 14 (từ 150 đến 166 km/h), giật đến cấp 17

Bão
• 08:32 10/11/2024

Xuất khẩu tôm của Ecuador giảm mạnh trong tháng 9

Theo báo cáo mới nhất từ Phòng Thủy sản Quốc gia Ecuador (CNA), xuất khẩu tôm đông lạnh của Ecuador trong tháng 9/2024 đã giảm đáng kể do nhu cầu suy giảm từ các thị trường quan trọng, đặc biệt là châu Á. Cụ thể, lượng xuất khẩu giảm 11% so với cùng kỳ năm ngoái, với mức sụt giảm đặc biệt rõ rệt ở các thị trường lớn như Trung Quốc và Mỹ.

Tôm thẻ chân trắng
• 08:32 10/11/2024

Lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm

Sử dụng hóa chất có thể giúp phòng bệnh và tăng năng suất tạm thời, nhưng việc lạm dụng có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe tôm, môi trường và người tiêu dùng. Vậy lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm là gì, nguy cơ từ nó ra sao và làm thế nào để giảm thiểu vấn đề này?

Tôm thẻ chân trắng
• 08:32 10/11/2024

Quản lý chất thải trong ao nuôi tôm

Nuôi tôm thâm canh sử dụng thức ăn công nghiệp có thành phần dinh dưỡng cao, đặc biệt đạm và phốt pho. Thức ăn tôm dư thừa và phân tôm là nguyên nhân làm tăng hàm lượng chất thải hữu cơ rắn và lơ lửng trong ao.

Cải tạo ao nuôi
• 08:32 10/11/2024
Some text some message..