Tôm nước lợ bứt phá ngoạn mục, được mùa xuất khẩu

Năm nay được đánh giá là thành công đối với nghề nuôi, chế biến và xuất khẩu tôm nước nợ của tỉnh Kiên Giang, khi tăng cả về diện tích thả nuôi, sản lượng thu hoạch và kim ngạch xuất khẩu so với kế hoạch đề ra.

Tôm nước lợ bứt phá ngoạn mục
Nghề nuôi tôm nước lợ của Kiên Giang ngày càng phát triển

Diện tích, sản lượng đều tăng

Kiên Giang là tỉnh nằm ven biển Tây, với chiều dài bờ biển hơn 200km. Đây là điều kiện thuận lợi để tỉnh phát triển nghề nuôi tôm nước lợ. Nhiều năm qua, ngành nông nghiệp tỉnh đã quy hoạch vùng nuôi và đầu tư cơ sở hạ tầng cho phát triển nghề nuoi tôm nước lợ.

Theo đó, ven biển các huyện vùng U Minh Thượng, gồm An Biên, An Minh, U Minh Thượng, Vĩnh Thuận và một phần huyện Gò Quao sẽ phát triển mô hình nuôi luân canh tôm – lúa theo hình thức quảng canh và quảng canh cải tiến. Diện tích nuôi tôm khu vực này khoảng 70.000 ha. Ngoài ra, khu vực ven biển, cặp theo quốc lộ 80, trải dài từ huyện Hòn Đất đến Kiên Lương cũng đang được chuyển đổi từ đất 2 vụ lúa/năm sang luân canh tôm – lúa, với diện tích có khả năng chuyển đổi khoảng 20.000ha.

Khu vực tứ giác Long Xuyên, gồm các huyện: Kiên Lương, Giang Thành và TP Hà Tiên là vùng tập trung nuôi tôm thâm canh công nghiệp và nuôi công nghệ cao. Nhiều doanh nghiệp đã chọn vùng đất này để nuôi tôm thâm canh, đầu tư khá bài bản. UBND tỉnh Kiên Giang cũng đã có quyết định công nhận vùng nông nghiệp công nghệ cao đối với diện tích nuôi tôm của Cty CP Thủy sản Trung Sơn tại đây.

Ông Quảng Trọng Thao, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Kiên Giang cho biết, năm nay nhờ thời tiết thuận lợi, dịch bệnh được kiểm soát và giá cả tương đối ổn định nên tôm nuôi nước lợ của tỉnh phát triển tốt. Cụ thể, từ đầu năm đến nay toàn tỉnh đã thả nuôi được 123.623/123.000ha tôm nước lợ, đạt 100,5% kế hoạch và tăng 5,95% so với cùng kỳ.

Trong đó, nuôi theo mô hình tôm – lúa là 83.458ha, nuôi quảng canh và quảng canh cải tiến 37.596ha. Đáng chú ý là nuôi thâm canh công nghiệp, đây là năm đầu tiên tỉnh đạt và vượt kế hoạch đề ra, với diện tích thả nuôi là 2.568/2.500ha, chủ yếu là nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng (2.500ha, sản lượng thu hoạch ước đạt 18.875 tấn tôm thương thẩm).

Không chỉ tăng về diện tích thả nuôi mà sản lượng tôm thu hoạch của tỉnh năm nay cũng đạt khá cao, ước tính đến giữa tháng 11, đạt 70.796 tấn, đạt 102,6% kế hoạch và tăng tới 23,79% so với cùng kỳ. “Ước tính hết tháng 11 này sản lượng thu hoạch sẽ đạt khoàng 71.000 tấn và cả năm sẽ đạt 73.000 tấn tôm thương phẩm, vượt xa so với kế hoạch mà tỉnh giao cho ngành nông nghiệp là 69.000 tấn. Vì vậy, nguồn tôm nguyên liệu phục vụ cho các nhà máy chế biến khá dồi dào, không lo thiếu hụt”, ông Thao dự báo.  

Xuất khẩu tăng khá

Ông Ngô Quang Bình, Trưởng phòng Xuất nhập khẩu, Sở Công thương Kiên Giang nhận xét: “Năm nay tình hình xuất khẩu của tỉnh khá thuận lợi, khi nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực như: lúa gạo, tôm đông, giày da… đều vượt kế hoạch đã đề ra”.


Năm nay được coi là một năm thắng lợi với người nuôi tôm nước lợ

Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu trong tháng 11 của tỉnh ước đạt 56,35 triệu USD, tăng 1,95% so với tháng trước. Như vậy, lũy kế 11 tháng đã đạt trên 579 triệu USD, đạt 111,35% kế hoạch và tăng 35,18% so với cùng kỳ. Con số này đã vượt xa mốc 520 triệu USD nhiệm vụ được giao của cả năm. Với tình hình xuất khẩu thuận lợi như hiện nay, trong tháng 12 sẽ có nhiều mặt hàng tiếp tục được đẩy mạnh, ước cả năm sẽ đạt con số 640 triệu USD.

Trong các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của tỉnh Kiên Giang, dẫn đầu là các mặt hàng hải sản, trong đó có tôm đông và tôm chế biến, với tổng kim ngạch của 11 tháng ước đạt hơn 200 triệu USD. Kế đến là mặt hàng gạo, 189 triệu USD và giày da là 152 triệu USD…

Xét về mặt sản lượng, từ đầu năm đến nay Kiên Giang đã xuất khẩu 364.090 tấn gạo; 3.562 tấn tôm đông, hàng chục ngàn tấn hải sản khác, như mực, bạch tuộc…

NNVN
Đăng ngày 30/11/2018
Đ.T.Chánh - Trần Duy
Nông thôn

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 11:29 19/04/2024

Chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Sáng ngày 12/4, tại xã Cát Minh (huyện Phù Cát), Trung tâm Khuyến nông Bình Định phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Phù Cát tổ chức lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng bán thâm canh – thâm canh hai giai đoạn ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc cho 20 hộ nuôi tôm trên địa bàn xã.

Tập huẩn
• 09:50 17/04/2024

Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản

Sáng ngày 05/4, Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản cho các hộ dân trên địa bàn các huyện Phù Mỹ và Tuy Phước để chuẩn bị công tác triển khai thực hiện các mô hình trong năm 2024.

Hộ dân
• 21:22 06/04/2024

Các địa phương trong không khí chào mừng 65 năm ngày truyền thống ngành thủy sản

Với ngành thuỷ sản Việt Nam thì ngày 1/4/1959 là ngày có ý nghĩa quan trọng, đánh dấu một dấu mốc quan trọng với ngành thuỷ sản nước ta, chính vì vậy mà các địa phương trên mọi miền đất nước đã và đang phát động nhiều phong trào nhằm kỷ niệm ngày lễ này.

Thả giống
• 08:00 31/03/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 11:33 19/04/2024

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 11:33 19/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 11:33 19/04/2024

Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 1161/QĐ-UBND ngày 04/4/2024 về Kế hoạch Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 – 2030, Kế hoạch này do Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển triển khai thực hiện.

Tàu thuyền
• 11:33 19/04/2024

Thực hư ăn Nuốc Huế có an toàn cho sức khỏe?

Con nuốc là một loại nhuyễn thể thân mềm, có hình dạng giống như chiếc ô hoặc chiếc chuông. Chúng thường sống ở vùng nước lợ hoặc nước mặn ven biển. Nuốc được nhiều người ưa chuộng bởi hương vị dai giòn, thanh mát và có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon,...

Con nuốc Huế
• 11:33 19/04/2024