Tôm thẻ chân trắng – Động lực chính cho tăng trưởng xuất khẩu của Ấn Độ

Đưa tôm thẻ chân trắng vào hệ thống nuôi thủy sản ven biển đã đóng góp đáng kể vào việc duy trì động lực xuất khẩu thủy sản của Ấn Độ. Nhờ sản lượng tôm tăng đột biến, xuất khẩu tôm của Ấn Độ cũng tăng tương ứng, trong đó, tôm đông lạnh là mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Các mặt hàng thủy sản của Ấn Độ phần lớn là tôm đông lạnh có nguồn gốc từ các trại nuôi thủy sản ven biển.

tôm thẻ chân trắng

 Tôm Ấn Độ chủ yếu là tôm thẻ chân trắng Thái bình dương (Litopenaeus vannamei) và tôm sú Ấn Độ (Penaeus monodon). Tôm sú chủ yếu được nuôi tại các ao nuôi truyền thống ở vùng Tây Bengal, Odisha và Kerala trong khi tôm thẻ được nuôi chủ yếu tại các bang như Andhra Pradesh, Gujarat, Tamil Nadu và Odisha. Năm 2015 – 2016, sản lượng tôm thẻ của Ấn Độ là 409.000 tấn. Hiện nay, Ấn Độ vẫn phải nhập khẩu tôm giống bố mẹ từ nước ngoài.

Các cơ sở kiểm dịch tôm bố mẹ nhập khẩu được đặt tại Chennai do cơ quan thuộc Cục xúc tiến xuất khẩu thủy sản (MPEDA) điều hành. MPEDA cũng phát triển tôm giống chất lượng cao giúp nông dân giảm thiểu tổn thất trong chăn nuôi. Công nghệ sản xuất giống đã được chú trọng phát triển, kết hợp với đa dạng hóa đối tượng nuôi như Cá rô phi, cá chẽm, cua nước lợ. Nhiều nông dân ở Andhra Pradesh, Tamil Nadu, Maharashtra và Odisha đã đưa các loài mới vào nuôi thử nghiệm. MPEDA hy vọng những loài này sẽ đóng góp lâu dài cho ngành xuất khẩu của Ấn Độ trong tương lai.

Tuy nhiên, hiện nay Ấn Độ mới chỉ sử dụng 11% diện tích tiềm năng cho nuôi trồng thủy sản ở các vùng ven biển. Vấn đề quan trọng là các nhà quản lý cần xác định và quy hoạch vùng nuôi thủy sản hợp lý, giúp nông dân tăng sản lượng bền vững, đồng thời giảm thiểu tối đa các xung đột xã hội.

Nhu cầu đối với sản phẩm tôm Ấn Độ là rất cao, phần lớn đến từ các thị trường quốc tế. Mặc dù sản phẩm tôm đông lạnh của Ấn Độ bị áp thuế chống bán phá giá, song Ấn Độ vẫn là nhà cung cấp tôm lớn của thị trường Mỹ. Tôm cỡ lớn của Ấn Độ có mức giá rất hợp lý nên được các thị trường Mỹ và EU rất ưa thích. Ấn Độ cũng là nhà cung cấp tôm đông lạnh lớn của Nhật Bản. Bên cạnh tôm thẻ, tôm sú của Ấn Độ còn có khả năng thâm nhập vào các thị trường của Nhật Bản.

Fistenet, 05/01/2017
Đăng ngày 09/01/2017
Hương Trà
Thế giới

Nhu cầu tiêu thụ thủy sản hữu cơ tại các nước phát triển

Trong xu hướng tiêu dùng bên vực, ngày càng nhiều quốc gia phát triển chú trọng đến sản phẩm hữu cơ, bao gồm cả thủy sản. Sản phẩm hữu cơ được đánh giá cao nhờ quy trình sản xuất an toàn, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và giảm thiểu tác động đến môi trường.

Thủy sản
• 10:26 27/01/2025

Lý do vì sao xuất khẩu sò điệp của Việt Nam qua Trung Quốc tăng nhanh chóng

Xuất khẩu sò điệp là một trong những lĩnh vực đáng chú ý trong ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt đối với thị trường Trung Quốc. Trong những năm gần đây, xuất khẩu sò điệp từ Việt Nam sang Trung Quốc đã ghi nhận tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc.

Sò điệp
• 12:12 14/01/2025

Hình ảnh lay động thế giới: Cá voi mẹ lặp lại hành trình đau khổ cùng cá voi con đã mất

Vào đầu năm 2025, cộng đồng quốc tế lại một lần nữa xúc động trước hình ảnh cá voi mẹ Tahlequah – thành viên của loài cá voi sát thủ Southern Resident, cõng xác đứa con mới sinh đã chế.t đi khắp đại dương. Đây là lần thứ hai Tahlequah thực hiện hành động đầy đau buồn này, sau sự kiện nổi tiếng vào năm 2018.

Cá voi
• 09:45 06/01/2025

Tại sao Ấn Độ - Quốc gia xuất khẩu tôm lớn thứ 2 lại chú trọng quản lý điện trong ao tôm?

Ấn Độ là quốc gia xuất khẩu tôm lớn thứ hai trên thế giới, chiếm tỷ trọng đáng kể trong chuỗi cung ứng thực phẩm toàn cầu.

Ao nuôi tôm
• 12:00 28/12/2024

Nhu cầu tiêu thụ thủy sản hữu cơ tại các nước phát triển

Trong xu hướng tiêu dùng bên vực, ngày càng nhiều quốc gia phát triển chú trọng đến sản phẩm hữu cơ, bao gồm cả thủy sản. Sản phẩm hữu cơ được đánh giá cao nhờ quy trình sản xuất an toàn, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và giảm thiểu tác động đến môi trường.

Thủy sản
• 10:49 27/01/2025

Lợi ích kinh tế và mô hình nuôi cá lóc hiệu quả cho nông dân

Trong bối cảnh phát triển bền vững ngành nông nghiệp, việc kết hợp giữa nuôi trồng thủy sản và canh tác truyền thống đang trở thành xu hướng.

Nuôi cá lóc
• 10:49 27/01/2025

Khoáng tạt và khoáng trộn: Ưu và nhược điểm từng loại

Trong nuôi tôm, cung cấp đầy đủ khoáng chất là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự phát triển và sinh trưởng đồng đều của tôm. Hiện nay, người nuôi thường sử dụng hai hình thức bổ sung khoáng chất: khoáng tạt và khoáng trộn. Mỗi hình thức đều có những ưu và nhược điểm riêng, phù hợp với tùy tình huống và mục đích sử dụng.

Khoáng cho tôm
• 10:49 27/01/2025

Tép hòa vị Tết 2025: Cách làm chả cá thác lác dai ngon đúng chuẩn cho ngày Tết

Chả cá thác lác là món ăn quen thuộc trong ẩm thực Việt Nam, nổi bật với hương vị thơm ngon, dai giòn đặc trưng và cực kỳ bổ dưỡng. Làm chả cá thác lác tưởng chừng đơn giản nhưng để đạt được độ dai ngon đúng chuẩn, người làm cần nắm rõ từng bước từ chọn nguyên liệu đến chế biến.

Chả cá thác lác
• 10:49 27/01/2025

Áp dụng nhiều công nghệ mới để chống khai thác IUU

Sáng ngày 14/1/2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì hội nghị lần thứ 12 về chống khai thác IUU, chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban Châu Âu lần thứ 5. Phó Thủ tướng chỉ đạo, áp dụng nhiều công nghệ mới để tăng cường quản lý đội tàu cá. Một số chuyên gia cho biết, Ấn Độ đã sử dụng máy bay không người lái để giám sát tàu cá, ngăn chặn khai thác IUU.

Tàu thuyền
• 10:49 27/01/2025
Some text some message..