Tôm thẻ chống lại vi khuẩn Vibrio nhờ hỗn hợp acid hữu cơ

Tôm cũng như nhiều động vật khác, có một hệ miễn dịch để tạo ra sức đề kháng chống lại mầm bệnh. Tuy nhiên hệ miễn dịch của tôm thì không đặc hiệu và tôm không có ký ức miễn dịch (khả năng ghi nhớ).

tôm thẻ chân trắng
Monobutyrin và Tributyrin chống lại vi khuẩn Vibrio trên tôm thẻ nhờ hỗn hợp acid hữu cơ. Ảnh minh họa.

Để tôm được khỏe từ bên trong thì người nuôi tôm buộc phải dùng thêm các biện pháp nhằm hỗ trợ các phản ứng này. Từ đó, các hợp chất được bổ sung sẽ giúp tôm tự chống lại mầm bệnh mà không cần dùng thuốc kháng sinh để phòng và trị bệnh.

Axit hữu cơ có thể ức chế vi khuẩn, làm giảm môi trường pH, hạn chế sự phát triển của các vi sinh vật khác. Các nghiên cứu và thử nghiệm khoa học trên toàn thế giới đã xác nhận những lợi ích đáng kể của quá trình ester hóa acid butyric, tức là cải thiện hình thái ruột, tăng cường tính toàn vẹn của ruột, tăng cường tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng, cũng như cân bằng hệ thống miễn dịch và hệ vi sinh vật phát triển. 

Nghiên cứu này được thực hiện để đánh giá tác động bổ sung của monobutyrin ester hóa (MB) và Tributyrin (TB) đối với năng suất tăng trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn, khả năng tiêu hóa, khả năng miễn dịch bẩm sinh, tình trạng chống oxy hóa và khả năng kháng bệnh của tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei). 

Một chế độ ăn thử nghiệm cơ bản (đối chứng) và bốn chế độ ăn khác được chuẩn bị bằng cách bổ sung MB dạng bột ở mức 2 và 4 g/kg (0,2% và 0,4%) hoặc TB ở 1 và 2 g/kg (0,1% và 0,2%; lần lượt là MB0.2, MB0.4, TB0.1 và TB0.2). Nhóm 4 con tôm được cho ăn bằng tay với một trong các chế độ ăn bốn lần mỗi ngày trong 53 ngày sau đó cảm nhiễm với vi khuẩn Vibrio harveyi và theo dõi tỷ lệ sống.

Tôm cho ăn chế độ ăn MB hoặc TB cho thấy năng suất tăng trưởng, sử dụng thức ăn, khả năng thực bào và hoạt động của men glutathione peroxidase cao hơn đáng kể so với tôm ăn chế độ ăn đối chứng. 

Tỷ lệ tiêu hóa protein, lipid và chất khô trong khẩu phần ăn được tìm thấy ở tôm được cho ăn chế độ ăn bổ sung MB‐ hoặc TB cao hơn nhiều so với nghiệm thức đối chứng.

Mức độ biểu hiện mRNA tương đối của protein liên kết IGF và gen propnoloxidase đã tăng lên đáng kể ở tôm được cho ăn chế độ ăn có bổ sung MB‐ hoặc TB so với tôm được cho ăn chế độ ăn đối chứng.

Sau khi cảm nhiễm với vi khuẩn Vibrio harveyi cho thấy khả năng kháng bệnh của tôm có thể được tăng đáng kể khi bổ sung MB‐ hoặc TB, tôm đạt tỷ lệ sống cao nhất khi bổ sung TB 0,2 kế đến là nghiệm thức MB 0,2 (70-80%) và thấp nhất ở nghiệm thức đối chứng.

Kết quả của nghiên cứu này chỉ ra rằng việc bổ sung vào khẩu phần ăn 2 g/kg MB hoặc 1–2 g/kg TB có thể cải thiện tốc độ tăng trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn, khả năng miễn dịch bẩm sinh, hoạt động chống oxy hóa, khả năng tiêu hóa và khả năng kháng bệnh với vi khuẩn Vibrio trên tôm thẻ chân trắng.

Nguồn: Chorong Lee,Jaebeom Shin et al (2021). Effects of dietary supplementation of monobutyrin and tributyrin on growth, feed efficiency, innate immunity, digestibility and disease resistance of Pacific white shrimp (Litopenaeus vannamei) against Vibrio harveyi, Aquaculture Nutrition, ORIGINAL ARTICLE, 12/01/2021.
Đăng ngày 06/12/2021
Như Huỳnh
Dịch bệnh

Bệnh thường gặp trên cá tra và biện pháp phòng chống

Cục Thủy sản vừa cho biết đặc điểm dịch tễ của một số bệnh thường gặp trên cá tra và biện pháp phòng trị có hiệu quả.

Cá tra
• 10:15 06/11/2024

Thời điểm giao mùa tôm dễ bị bệnh đốm trắng

Thời điểm giao mùa luôn là lúc dễ xảy ra các vấn đề sức khỏe cho tôm, đặc biệt là bệnh đốm trắng - một căn bệnh phổ biến và gây thiệt hại nghiêm trọng cho người nuôi. Bệnh đốm trắng thường xuất hiện vào những thời điểm khí hậu thay đổi thất thường, chẳng hạn như khi mùa mưa bắt đầu hoặc khi trời chuyển sang lạnh.

Tôm đốm trắng
• 09:55 06/11/2024

Những hạn chế trong phòng dịch bệnh cho cá tra

Cá tra ương dưỡng giống và nuôi thương phẩm còn hao hụt nhiều, có nguyên nhân ở công tác quản lý dịch bệnh chưa đáp ứng yêu cầu. Mới đây, Cục Thú y cho biết những hạn chế trong phòng dịch hiện nay: Thiếu kinh phí, nhân lực và vắc xin.

Nuôi cá tra
• 11:35 31/10/2024

Tăng cường giám sát và quản lý tác nhân Enterocytozoon hepatopenaei trên tôm nuôi nước lợ

EHP là bệnh vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (viết tắt là EHP) gây ra cho tôm, còn được gọi là bệnh vi bào tử trùng.

Tôm bệnh EHP
• 10:47 21/10/2024

Thị trường xuất khẩu tôm và các tiêu chuẩn quốc tế

Ngành nuôi tôm hiện nay đóng góp lớn vào nền kinh tế ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, và Indonesia. Với nhu cầu tiêu thụ tôm ngày càng tăng ở các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, và Nhật Bản, xuất khẩu tôm trở thành một ngành quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế và tạo ra hàng triệu việc làm. Tuy nhiên, để có thể gia nhập và duy trì chỗ đứng tại các thị trường xuất khẩu quốc tế, tôm phải đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Tôm xuất khẩu
• 09:43 15/11/2024

Khám phá sự thật thú vị về cá mắt thùng

Cá mắt thùng, hay còn gọi là Barreleye Fish, là một trong những loài cá kỳ lạ nhất và độc đáo nhất trong thế giới động vật biển sâu. Hãy cùng khám phá những sự thật thú vị về cá mắt thùng qua bài viết dưới đây.

Cá mắt thùng
• 09:43 15/11/2024

7 sự thật thú vị và xu hướng xuất khẩu tôm hiện nay

Tôm đã trở thành mặt hàng xuất khẩu quan trọng khi liên tục ghi nhận mức giá trị tăng cao qua từng năm, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế một quốc gia. Đây chắc chắn là tín hiệu tích cực cho các nhà sản xuất tôm, tuy nhiên người nuôi cũng phải nhận thức được xu hướng hiện tại trong xuất khẩu tôm trước khi thâm nhập vào thị trường toàn cầu.

Tôm xuất khẩu
• 09:43 15/11/2024

Tầm quan trọng của việc chọn lọc gen cho tôm giống

Chọn lọc gen cho tôm giống là một quá trình quan trọng giúp cải thiện năng suất và hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản. Việc sử dụng tôm giống có gen tốt, đã được chọn lọc, giúp nâng cao sức khỏe và khả năng kháng bệnh cho tôm, từ đó giảm thiểu rủi ro và tăng hiệu quả sản xuất.

Tôm giống
• 09:43 15/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:43 15/11/2024
Some text some message..