Tôm thẻ nhiễm virus đốm trắng!

Từ năm 2005, người dân vùng ven biển huyện Tuy Phong, Hàm Tân (Bình Thuận) chuyển sang nuôi đại trà tôm thẻ chân trắng (TTCT), vì nuôi tôm sú hoàn toàn thất bại do virus bệnh đốm trắng phá hoại. Nhưng sau 7 năm gần như miễn nhiễm, năm nay, TTCT dính nặng virus loại này.

Tôm thẻ nhiễm virus đốm trắng!

Xử lý ao nuôi tôm kỹ lưỡng để hạn chế dịch bệnh

Từ hồ nghi

Cứ nhắc đến con tôm sú, nhiều người nuôi tôm ở xã Phước Thể, Vĩnh Hảo, Vĩnh Tân (huyện Tuy Phong), xã Sơn Mỹ, Tân Thắng (Hàm Tân) vẫn còn kinh hãi khi bao nhiêu vốn liếng đội nón ra đi. Người vỡ nợ không phải là ít khi dịch bệnh đốm trắng trên tôm sú xảy ra liên miên. Thế nên, khi TTCT xuất hiện năm 2005, dân nuôi tôm địa phương như bắt được phao cứu sinh.

Ông Vinh, một trong những người nuôi tôm lâu năm ở xã Phước Thể cho biết, sau thời gian ngụp lặn với tôm sú, tìm đủ mọi cách gỡ vốn, nhưng càng làm càng lỗ. Nghe nhiều người giới thiệu giống TTCT với thời gian nuôi ngắn hơn (2,5–3 tháng) ít bệnh, lại miễn nhiễm với virus bệnh đốm trắng nên gia đình ông quyết định thử vận may.

Ban đầu là nuôi thăm dò, khi thấy hiệu quả thì mở rộng diện tích đại trà, nhiều gia đình đã thật sự đổi đời vì hiệu quả mà TTCT mang lại. Năm 2006, chỉ có khoảng 100 ha, đến nay diện tích nuôi TTCT tăng 8 lần lên đến trên 800 ha, trong đó tập trung chủ yếu ở huyện Tuy Phong với diện tích gần 350 ha.

Mấy năm qua, người nuôi TTCT rất phấn khởi vì liên tục thắng lớn, do đó không khó hiểu khi người dân đổ xô thuê đất, mở rộng diện tích nuôi. Tuy nhiên, chính việc ồ ạt nuôi tự phát không theo quy hoạch nên từ năm 2010 đến nay, nhiều vụ nuôi TTCT bắt đầu có dấu hiệu đi xuống. Người nuôi tôm cho rằng, trên TTCT đã bắt đầu xuất hiện dịch bệnh giống như ở tôm sú, nhưng định danh do virus hay vi khuẩn gây ra thì ngoài khả năng của họ, trong khi ngành chức năng của tỉnh lại chỉ giải thích là do thời tiết nắng nóng kéo dài và người dân không nuôi đúng theo quy trình, khuyến cáo nên mới xảy ra dịch bệnh. Trong đó, việc xả thải trực tiếp ra môi trường từ năm này qua năm khác cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh.

Thế nên, cách đây không lâu, một quan chức của Chi cục Thủy sản từng khẳng định: “Từ năm 2005 đến nay, chưa có dịch bệnh nào xảy ra trên TTCT. Những đợt tôm bị chết theo dây chuyền vừa qua một phần là do thời tiết và nguồn nước nuôi không đảm bảo. Bởi TTCT vốn dĩ là loài kháng bệnh tốt!”.

Rồi đoán mò

Đầu năm 2012, TTCT lại chết hàng loạt ở các địa phương. Anh Lê Phước, một người nuôi TTCT mấy năm nay ở xã Vĩnh Tân cho biết, gia đình anh nuôi 2 ha và thả 800 ngàn con giống vào cuối tháng 1/2012, nhưng chỉ sau 15 ngày, tôm có dấu hiệu bị đỏ thân, nổi lềnh bềnh trên mặt nước và chết dần. Không chỉ gia đình anh Phước mà hơn 90% hộ nuôi TTCT vùng này đều rơi vào tình cảnh tương tự.

Theo anh Phước, các năm trước khi vào thời điểm sau Tết, tôm vẫn có hiện tượng bỏ ăn nhưng chỉ diễn ra trong vòng 10 ngày nên mức độ thiệt hại rất thấp. Nhưng năm nay, đa số các hộ nuôi đều thất bại. Nguyên nhân là gì thì vẫn theo kiểu “đoán mò” như thời tiết nóng lạnh thay đổi giữa ngày và đêm thất thường nên tôm không kịp thích nghi, hoặc thả giống chất lượng thấp nên tôm dễ bị bệnh. Tuy nhiên, có hộ mua giống TTCT từ các công ty lớn chuyên sản xuất giống tôm như C.P, Việt Úc, Thông Thuận… thì tại sao tôm vẫn chết như thường? Thậm chí, có rất nhiều hộ xử lý đủ cách, dùng nhiều loại thuốc khác nhau nhưng thả ao nào cũng đều thất bại ao ấy.

Ông Trần Chí Thành (xã Phước Thể) cho biết: “Tui lo lắm, đợt vừa rồi lỗ vốn cả trăm triệu đồng, bình quân 1 sào nuôi TTCT mất từ 8–10 triệu đồng tiền giống, chưa kể tiền thức ăn, thuốc, lao động... Vì vậy, tui đang phơi hồ mấy tuần nay, ráng nghe ngóng tin tức các hộ bên cạnh, anh nào thả được là chạy sang hỏi thăm mua giống ở đâu, xử lý ao thuốc gì để chuẩn bị thả lại cho ngon ăn, chứ nuôi TTCT bây giờ không hiểu bệnh gì mà cứ sau khi thả ít hôm là con tôm lủi đầu vào bờ mà chết”.

Đến chính thức nhiễm bệnh

Do quá bức xúc nên một số hộ nuôi với diện tích lớn đã chủ động lấy mẫu đến Trạm kiểm dịch tôm giống Vĩnh Tân, thậm chí vào tận TP.HCM xét nghiệm nhằm tìm cho ra bệnh, nhưng kết quả vẫn không xác định đó là bệnh gì?

Mới đây, sau khi thu 8 mẫu tôm tại những vùng nuôi tập trung gồm xã Tân Thắng (Hàm Tân), xã Chí Công, Phước Thể (Tuy Phong), kết quả xét nghiệm cho thấy 6 mẫu tôm đều bị nhiễm virus gây bệnh đốm trắng.

Trước tình hình đó, Chi cục Thủy sản Bình Thuận đã yêu cầu các cơ sở nuôi tôm tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp phòng chống dịch bệnh, nhất là bệnh đốm trắng, xét nghiệm và kiểm dịch con giống trước khi thả nuôi.

Theo nghiên cứu của V.A.Graindorge & T.W.Flegel (Bệnh của tôm nuôi và biện pháp phòng trị - Tiến sĩ Bùi Quang Tề), thì trong 11 loài thuộc họ tôm he thì có đến 8 loài bị nhiễm bệnh đốm trắng theo con đường lây nhiễm tự nhiên, Trong đó có tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei).

Đăng ngày 30/03/2012
Đ.Quyên
Dịch bệnh
Bình luận
avatar

Khi tôm nuôi có dấu hiệu EHP ta nên làm gì?

Khi tôm nuôi có dấu hiệu nhiễm EHP, người nuôi cần áp dụng các biện pháp quản lý kịp thời để giảm thiểu tác động và kiểm soát bệnh hiệu quả. Dưới đây là những bước cần thực hiện khi phát hiện tôm nhiễm bệnh EHP.

Tôm bệnh
• 10:06 18/09/2024

So sánh giữa bệnh EHP và các bệnh khác trên tôm thẻ chân trắng

Người nuôi thường phải đối mặt với nhiều loại bệnh có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và năng suất của đàn tôm.

Tôm bị EHP
• 11:10 13/09/2024

Ao tôm bị nấm đồng tiền

Nấm đồng tiền là một loại nấm hại phổ biến trong ao nuôi tôm, gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe tôm và hiệu quả nuôi trồng. Đây là loại nấm phát triển trên bề mặt ao, hình thành các đốm tròn giống như đồng tiền. Khi nấm đồng tiền phát triển mạnh, chúng có thể ảnh hưởng lớn đến môi trường ao và tôm nuôi.

Nấm đồng tiền
• 10:00 04/09/2024

Quản lý nấm đồng tiền trong ao tôm

Kiểm soát và xử lý tình trạng nấm đồng tiền xuất hiện trong ao canh tác luôn là thách thức đối với người nuôi bởi không chỉ làm tôm bị bệnh, khiến chất lượng tôm suy giảm, nấm đồng tiền còn bám vào các thiết bị trong ao nuôi như quạt, vỉ ôxy,…gây khó khăn cho việc xử lí và khiến tôm nuôi mắc nhiều bệnh hơn.

Nấm đồng tiền
• 11:47 16/08/2024

Bí quyết nhân giống cá cảnh thành công từ chuyên gia

Nhân giống cá cảnh không chỉ là một thú vui tao nhã mà còn mang lại nhiều lợi ích hấp dẫn cho người nuôi. Khi tự tay nhân giống, bạn sẽ có cơ hội quan sát sự phát triển từ trứng đến cá con, từ đó hiểu rõ hơn về quá trình sinh sản tự nhiên.

Cá cảnh
• 21:17 18/09/2024

Hệ thống AI cảnh báo sớm triệu chứng stress tôm nuôi

Một nhóm các nhà nghiên cứu đã phát triển một hệ thống thị giác máy tính dựa trên AI cho phép phát hiện và theo dõi sớm sự tăng trưởng, quy mô quần thể, tỷ lệ tử vong và căng thẳng ở tôm nuôi.

Hệ thống AI
• 21:17 18/09/2024

Khi tôm nuôi có dấu hiệu EHP ta nên làm gì?

Khi tôm nuôi có dấu hiệu nhiễm EHP, người nuôi cần áp dụng các biện pháp quản lý kịp thời để giảm thiểu tác động và kiểm soát bệnh hiệu quả. Dưới đây là những bước cần thực hiện khi phát hiện tôm nhiễm bệnh EHP.

Tôm bệnh
• 21:17 18/09/2024

Chống bán phá giá: Hiểu đúng để bảo vệ ngành tôm xuất khẩu

"Chống bán phá giá" nghe có vẻ phức tạp, nhưng thực chất là việc các quốc gia bảo vệ ngành sản xuất trong nước bằng cách áp thuế lên hàng hóa nhập khẩu được bán với giá quá thấp so với giá sản xuất. Khi xuất khẩu tôm, các doanh nghiệp Việt Nam cần hiểu rõ quy định này để tránh rủi ro bị áp thuế.

Tôm thẻ chân trắng
• 21:17 18/09/2024

Chung tay góp sức khắc phục hậu quả sau bão đi qua

Sau cơn bão số 3 - Yagi, ngành nuôi trồng thủy sản thường phải đối mặt với những thiệt hại nặng nề. Do đó, nhiệm vụ quan trọng và cần thiết lúc này là cùng nhau chung tay góp sức khắc phục hậu quả khi bão đi qua.

Nuôi lồng bè
• 21:17 18/09/2024
Some text some message..