Tôm trong ao nuôi còi cọc, chậm lớn do đâu?

Tôm bị bệnh còi luôn là thách thức đối với người nuôi trồng thủy sản, bởi bệnh này xảy đến quanh năm và khó điều trị dứt điểm làm chất lượng tôm kém, năng suất nuôi suy giảm, gây nên thiệt hại kinh tế không nhỏ cho người nuôi.

Tôm thẻ
Hiện tượng tôm còi, chậm phát triển ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng tôm và năng suất vụ nuôi

Tôm ke (còi) là gì?

Tôm bị còi là hiện tượng tôm nuôi không phát triển bình thường, có kích thước nhỏ hơn so với các tôm cùng lứa, cùng độ tuổi. Tôm còi thường có các đặc điểm như:

- Kích thước nhỏ: Tôm còi có kích thước nhỏ hơn so với tôm phát triển bình thường trong cùng ao nuôi.

- Tốc độ tăng trưởng chậm: Khả năng phát triển của tôm còi không đạt được tốc độ như mong đợi, chúng thường phát triển rất chậm hoặc gần như không lớn lên.

- Thể trạng yếu: Tôm mắc bệnh này thường yếu ớt, dễ stress và nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với tôm khỏe mạnh.

- Ngoại hình không đồng đều: Khi quan sát ao có tôm bị bệnh, người nuôi sẽ dễ nhận thấy sự khác biệt về hình dáng và kích thước không đồng đều của tôm còi so với tôm bình thường.

Nguyên nhân

Bệnh tôm còi xuất phát từ nguyên nhân chính là nhiễm Virus MBV (Monodon Baculovirus) và Virus HPV (Hepatopancreatic).

- MBV: Có dạng hình que, cấu trúc acid nhân đôi DNA. MBV ký sinh ở tế bào biểu mô hình ống của gan tụy và trước ruột giữa.

+ Khi tôm nhiễm bệnh do virus MBV ở giai đoạn đầu thường không có dấu hiệu rõ ràng, đến khi bệnh nặng tôm sẽ xuất hiện các dấu hiệu như: kém ăn, hoạt động yếu, chậm phát triển, lớp vỏ có màu tối hoặc xanh đậm, tỉ lệ phân đàn rất cao,… Khi bệnh tôm sẽ chết rải rác hoặc hàng loạt, thậm chí tỉ lệ chết lên đến 70%.

+ Có thể chẩn đoán tôm nhiễm bệnh bằng kỹ thuật nhuộm Malachite (phết tế bào gan tụy lên kính, nhuộm nhanh bằng Malachite green 0.1% rồi quan sát dưới kính hiển vi), Ngoài ra, có thể sử dụng phương pháp mô bệnh học hoặc kỹ thuật PCR.

Tôm nhiễm MBVTôm nhiễm MBV có các triệu chứng như mất sức, tăng cân chậm, màu sắc thay đổi (mờ hoặc xanh xám). Ảnh: biofloc.vn

- HPV: Cấu trúc acid nhân chuỗi đơn DNA, HPV ký sinh ở gan tụy của tôm.

+ Thông thường, khi tôm bị nhiễm HPV sẽ bỏ ăn, bơi lờ đờ, hoạt động yếu, gan tụy tôm teo lại hoặc hoại tử,…Việc chẩn đoán tôm có mắc HPV dựa vào kỹ thuật nhuộm Giemsa hay Hematoxinlin và Eosin gan tụy.

Biểu hiện

- Tôm kém bắt mồi, bơi lội lờ đờ, dễ bị ký sinh hoặc rong bám.

- Tốc độ tăng trưởng chậm, lớn không đều

- Vỏ tôm có màu tối hoặc màu xanh đậm. Nếu bị nhiễm HPV gan tụy có thể bị nhão, teo hoặc hoại tử.

- Chết rải rác trong thời gian nuôi. Tỉ lệ chết tích lũy có thể lên đến 60 – 70%.

Xử lý

Đường lây nhiễm bệnh chính là từ nguồn giống, kế tiếp là chất lượng môi trường nước của ao, đầm nuôi tôm không đảm bảo. Vậy phải chọn giống khỏe, không nhiễm MBV và HPV, luôn vệ sinh ao đảm bảo chất lượng và chăm sóc quản lý tốt sức khỏe tôm.

Tôm bị nhiễm bệnh tôm còi sẽ lây lan đến tôm khoẻ nếu nuôi chung trong một ao. Lúc này, người nuôi cần tiến hành đặt chà trong ao để loại bỏ tôm bệnh. Dùng những bó chà nhỏ (rọ tre nhỏ bỏ cành cây lá khô vào) cắm quanh ao trong 1 -2 tháng đầu, tôm nhỏ, yếu sẽ bám vào chà, khi kiểm tra thì bỏ những tôm này ra khỏi ao.

Sau 2 tháng nuôi, cặn bả tập trung vào giữa ao và tôm nhỏ yếu thường tập trung vào vùng dơ bẩn này, nên rải thức ăn cho tôm từ trong ra ngoài theo hình xoắn ốc để kích thích tôm hướng ra ngoài.

Phòng bệnh

- Chọn tôm giống sạch bệnh, không bị nhiễm MBV và HPV.

- Chuẩn bị ao kỹ lưỡng, sên vét bùn đáy ao, diệt tạp, xử lý nước qua ao lắng trước khi cấp vào ao nuôi, đảm bảo nguồn nước sạch, màu nước phù hợp và ổn định trước khi thả giống.

- Diệt tạp triệt để, dùng lưới ngăn chặn vật trung gian mang mầm bệnh (như cua còng, chim nhỏ …) vào ao.

- Duy trì môi trường nước ao ổn định, cân bằng các yếu tố độ kiềm, ôxy hòa tan,...giúp tôm khỏe mạnh, không bị sốc trong suốt vụ nuôi.

- Có thể sử dụng thêm men vi sinh để phân hủy các chất mùn bã, hữu cơ tích tụ đáy áo, làm sạch nước ao tránh virus có hại phát triển mạnh gây hại cho tôm.

- Tăng đề kháng cho tôm bằng cách thêm vitamin C, men vi sinh vào khẩu phần ăn của tôm.

Đăng ngày 26/08/2024
Nhất Linh @nhat-linh
Kỹ thuật

Nhận biết con giống đạt chuẩn bằng mắt thường

Trong nuôi tôm, việc kiểm soát chất lượng con giống đóng vai trò then chốt, được xem là yếu tố quyết định đến 80% sự thành công của vụ nuôi. Vì vậy, việc nhận biết và lựa chọn những con giống khỏe mạnh ngay từ đầu là bước vô cùng quan trọng, giúp đảm bảo năng suất và hiệu quả của cả vụ nuôi.

Tôm giống
• 08:00 16/02/2025

Ảnh hưởng của mật độ nuôi đến sức khỏe và năng suất tôm thẻ

Mật độ nuôi là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và năng suất của tôm thẻ chân trắng. Nếu mật độ nuôi không hợp lý, tôm có thể bị suy giảm sức khỏe, tăng nguy cơ dịch bệnh và giảm năng suất. Do đó, người nuôi cần hiểu rõ mối quan hệ giữa mật độ thả nuôi và các yếu tố môi trường để đưa ra phương án nuôi hiệu quả.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:09 13/02/2025

Tôm bị teo gan, trống ruột do đâu?

Bệnh hoại tử gan tụy cấp (Acute Hepatopancreatic Necrosis Disease – AHPND) hay còn gọi là hội chứng chết sớm (Early Mortality Syndrome – EMS) đã và đang được xem là thách thức mà người nuôi tôm luôn phải đối mặt. Hội chứng chết sớm - EMS tuy là một bệnh từng xuất hiện ở Việt Nam đến nay đã lâu, nhưng mức độ rủi ro của chúng mang lại là rất cao.

Nhá tôm
• 10:12 12/02/2025

Một số vấn đề cần biết về sử dụng prebiotic trong nuôi tôm

Trong nuôi tôm, gần đây hay nhắc đến Prebiotic là một thành phần được lên men có chọn lọc dẫn đến những thay đổi đặc biệt về hoạt động của hệ vi sinh vật đường tiêu hóa, mang lại lợi ích cho sức khỏe của tôm.

Lợi khuẩn
• 11:26 11/02/2025

Tôm giống theo Tiêu chuẩn Tép Bạc – Nhịp cầu vững chắc kết nối trại giống và người nuôi

Tép Bạc ra mắt Tôm giống theo Tiêu chuẩn Tép Bạc với mục tiêu giúp người nuôi an tâm về chất lượng con giống và hỗ trợ trại giống quản lý sản xuất hiệu quả hơn. Đồng thời, đây sẽ là nhịp cầu vững chắc kết nối niềm tin giữa trại giống và người nuôi, hướng tới một ngành sản xuất giống tin cậy và phát triển bền vững.

Soi tôm giống
• 07:22 17/02/2025

Lợi ích kinh tế của công nghệ thông minh trong nuôi trồng thủy sản

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển, việc áp dụng công nghệ thông minh đã trở thành xu hướng tất yếu để tối ưu hóa chi phí, nâng cao năng suất và cải thiện chất lượng sản phẩm.

Ao nuôi tôm
• 07:22 17/02/2025

Nghề nuôi tôm vẫn giữ vững tốc độ phát triển qua bao thăng trầm

Trên dải đất ven biển hình chữ S, nơi từng giọt nước mặn hòa lẫn vào nhịp sống cần lao, nghề nuôi tôm không chỉ là một ngành kinh tế mà còn là câu chuyện của lòng kiên trì, sự thích nghi và khát vọng vươn lên.

Thu tôm
• 07:22 17/02/2025

Ngành tôm chuyển động hướng bền vững

Hướng bền vững là làm ra sản phẩm chú trọng yếu tố bảo vệ môi trường, đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng. Từ đây cũng lộ rõ các hạn chế của ngành tôm nước ta hiện nay. Đồng thời, cho thấy những chuyển động tích cực theo hướng bền vững của doanh nghiệp và người nuôi mà bài viết sau đây cung cấp ví dụ cụ thể.

Nuôi tôm
• 07:22 17/02/2025

Đầu tư nạo vét kênh mương và công trình phục vụ thủy lợi

Đầu tư nạo vét kênh mương và các công trình phục vụ thủy lợi đang trở thành một yếu tố quan trọng trong việc phát triển nông nghiệp bền vững và ứng phó với các thách thức về biến đổi khí hậu. Như vậy, bài viết sau đây sẽ tìm hiểu về tầm quan trọng của việc đầu tư vào các công trình này, cũng như những lợi ích lâu dài mà nó mang lại cho nền nông nghiệp và đời sống cộng đồng.

Nạo vét kênh
• 07:22 17/02/2025
Some text some message..