Tôm Việt, gạo Cam và chuyện thích nghi với biến đổi khí hậu

Trang chủ  Đầu tư Hàng hóa Gửi: 11:37 Thứ bảy, 18/03/2017 Tôm Việt, gạo Cam và chuyện thích nghi với biến đổi khí hậu Theo Đức Tâm - TBKTSG Thích nghi với sự biến đổi khí hậu có thể giúp người nông dân giảm rủi ro, tăng hiệu quả trong canh tác. Nhiều ví dụ đã được chia sẻ tại hội thảo "Tiết kiệm nguồn nước cho nông dân dọc sông Mêkông"

Các nhà khoa học
Các nhà khoa học chụp ảnh tại hội thảo. Ảnh: ĐT

Hội thảo do Đại học Cần Thơ và Học viện Hoàng gia Campuchia phối hợp tổ chức tại thủ đô Phnom Penh của Campuchia ngày 16-3. Sự kiện này diễn ra trong bối cảnh các chuyên gia Campuchia và Việt Nam đang lo ngại về những thay đổi bất thường của nguồn nước ở thượng nguồn ảnh hưởng đến nông nghiệp và thủy sản trong khu vực. Và điều này đòi hỏi các nhà khoa học cần ngồi lại cùng nhau để tìm giải pháp

Chuyện hai người nuôi tôm

Tháng 8-2016, trang web Ngân hàng Thế giới (World Bank) xuất bản bài viết kể về câu chuyện của hai người nuôi tôm tại Cà Mau. Một người bất lực trước sự khó lường của thời tiết. Người còn lại, thay đổi phương pháp canh tác để thích nghi.

Ông Nguyễn Văn Khuyên có 6 ha nuôi trồng thủy sản cạnh kênh nước lợ tại huyện Trần Văn Thời. Do thời tiết khô, nóng kéo dài, ông đã không thể nuôi tôm như mọi năm. Như ông chia sẻ, kết quả xét nghiệm nước cho thấy độ mặn quá cao. Điều đó làm ông mất 8 tháng không nuôi trồng được gì.

Cách đó khoảng 1 giờ đi xe là một đầm tôm mẫu nơi ông Tô Hoài Thương, 53 tuổi, đang học tập bí quyết đối phó với hạn hán. Ông chia đầm của mình ra làm 3 đầm nhỏ: một nuôi tôm, một nuôi cá, và một để trữ nước ngọt. Nước ngọt dự trữ được dùng để làm giảm bớt nồng độ muối, và ông dùng quạt trên bề mặt để làm giảm nhiệt độ nước. Mùa vụ này, năng suất tại vuông của ông Thương không giảm, dù nhiệt độ môi trường có cao hơn năm ngoái.

Câu chuyện trên là một ví dụ cho việc tiết kiệm nước và học cách thích nghi với biến đổi khí hậu được ông Nguyễn Minh Quang - giảng viên tại Đại học Cần Thơ - tham khảo khi viết bài tham luận trình bày tại hội thảo. Bài viết có tựa: “Khía cạnh chính trị của nguồn nước và những bài học thích ứng với biến đổi khí hậu tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long Việt Nam” (2).

Trong khi theo đuổi chính sách ngoại giao kêu gọi ngăn việc xây dựng các đập thủy điện dọc sông Mêkông, ba bài học mà Việt Nam và Campuchia, mỗi quốc gia đều có thể tự chủ thực hiện được đó là: chuyển dịch cơ cấu phát triển nông nghiệp bền vững dựa trên nguồn nước ngọt; hiện đại hóa nông nghiệp và xây dựng chính sách nông nghiệp phù hợp năng lực của người nông dân.

Với ý thứ ba, trao đổi với người viết, ông Quang phân tích rõ hơn qua câu chuyện về làng tỷ phú ở cù lao Giêng, thuộc huyện Chợ Mới, An Giang. Nơi đó, người dân đã chuyển từ trồng lúa bấp bênh sang trồng xoài ba màu, có được thu nhập tốt. Đặt trường hợp, thay vì chuyển dịch cây trồng, nếu chính quyền thực hiện công nghiệp hóa cù lao này, như đã từng làm với nhiều khu vực khác, theo ông Quang, người dân sẽ đối mặt với nhiều rủi ro khi không còn đất canh tác, đồng thời phải học để trở thành công nhân trong khi không sẵn sàng hoặc không phù hợp.

Người nông dân có những kinh nghiệm, sự thông thái riêng của họ và chính sách, khi xây dựng, nên dung hòa với những yếu tố này, ông Qang chia sẻ.

Chuyện ngành gạo Campuchia

Trình bày tại hội thảo, tiến sĩ Nophea Sasaki, người Campuchia, hiện làm việc tại Học viện Kỹ thuật châu Á – Thái Lan, cho biết Campuchia là một quốc gia nông nghiệp và trong các sản phẩm nông nghiệp, gạo chiếm 75%. Năng suất lúa của quốc gia này tăng 5,4% mỗi năm, từ 1,6 tấn/héc ta năm 1994 đến 3 tấn/héc ta năm 2010.
Campuchia trở thành quốc gia xuất khẩu gạo vào cuối những năm 1990. Sản lượng xuất khẩu năm 2015 là 540. 441 tấn. Tổng sản lượng gạo sản xuất năm 2016 là 9,5 triệu tấn.

Như ông Nophea Sasaki chia sẻ, lúa ở Campuchia được trồng theo hai mùa: mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 10) và mùa nắng. Trong đó, chủ lực là mùa mưa với sản lượng lúa trồng trong giai đoạn này chiếm 77% tổng sản lượng mà Campuchia sản xuất được. Sản lượng cả hai mùa tăng đều đặn từ trong hơn 10 năm qua.

Sản lượng ngành gạo Campuchia. Ảnh chụp từ bài chia sẻ của Tiến sĩ Sasaki.
Sản lượng ngành gạo Campuchia. Ảnh chụp từ bài chia sẻ của Tiến sĩ Sasaki.

Nhìn sản lượng gạo mà Campuchia sản xuất, ta thấy con số còn nhỏ so với Việt Nam. Và dù Campuchia có tiếp tục tăng sản lượng hàng năm, có lẽ còn lâu họ mới bắt kịp chúng ta. Nhưng vấn đề không nằm ở đó.

Nền nông nghiệp Việt Nam và Campuchia đều phụ thuộc nhiều vào dòng sông Mêkông. Và khi Campuchia tăng cường sản xuất gạo hướng đến xuất khẩu, đặc biệt mở rộng trong mùa khô, họ cần nhiều nước hơn cho nền nông nghiệp.

Điều này, theo tiến sĩ Lê Anh Tuấn, Đại học Cần Thơ, có thể làm Việt Nam gặp khó khăn hơn về nguồn nước. Cứ mỗi mét khối nước Campuchia sử dụng ở phần thượng nguồn, nguồn nước về Việt Nam giảm một mét khối nước và trong nhiều trường hợp còn bị mất nhiều hơn. Sở dĩ nói vậy, vì ở một số thời điểm nhất định, xét trên quy mô lớn, khi lượng nước về giảm, vùng đồng bằng sông Cửu Long không chỉ thiếu nước và còn đối mặt thêm ngập mặn.

Trong bối cảnh như vậy, việc giảm diện tích canh tác lúa, chuyển sang cây trồng khác mang giá trị cao hơn, theo ông Tuấn, cũng như nhiều nhà khoa học và chuyên gia trong nước đã nhiều lần đề cập, là điều nên thực hiện.

(1) Chủ đề của hội thảo được tạm dịch từ nguyên văn trong tiếng Anh là “Saving agriculture water for our farmers along the Mekong river”.
(2) Tựa đề bài báo cáo của ông Nguyễn Minh Quang được tạm dịch từ nguyên văn trong tiếng Anh là “Hydropolictics and lessons for climate- resilient development in Vietnam”.

Đăng ngày 18/03/2017
Đức Tâm - TBKTSG
Nuôi trồng

Lợi ích kinh tế của công nghệ thông minh trong nuôi trồng thủy sản

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển, việc áp dụng công nghệ thông minh đã trở thành xu hướng tất yếu để tối ưu hóa chi phí, nâng cao năng suất và cải thiện chất lượng sản phẩm.

Ao nuôi tôm
• 08:00 15/02/2025

Đầu tư nạo vét kênh mương và công trình phục vụ thủy lợi

Đầu tư nạo vét kênh mương và các công trình phục vụ thủy lợi đang trở thành một yếu tố quan trọng trong việc phát triển nông nghiệp bền vững và ứng phó với các thách thức về biến đổi khí hậu. Như vậy, bài viết sau đây sẽ tìm hiểu về tầm quan trọng của việc đầu tư vào các công trình này, cũng như những lợi ích lâu dài mà nó mang lại cho nền nông nghiệp và đời sống cộng đồng.

Nạo vét kênh
• 10:36 13/02/2025

Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong nuôi trồng thủy sản

Công nghệ sinh học trong nuôi trồng thủy sản là việc ứng dụng các phương pháp và sản phẩm sinh học để cải thiện hiệu quả sản xuất, bảo vệ môi trường, và duy trì sức khỏe của thủy sản.

Nhá tôm
• 09:46 13/02/2025

Kiểm soát và quản lý chặt chẽ hơn cho môi trường nước

Kiểm soát và quản lý chặt chẽ môi trường nước đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự phát triển bền vững của nuôi trồng thủy sản. Một môi trường nước được duy trì ổn định sẽ giúp tôm cá phát triển khỏe mạnh, giảm nguy cơ dịch bệnh và tối ưu hóa hiệu quả kinh tế cho người nuôi.

Môi trường nước ao nuôi tôm
• 09:35 13/02/2025

Tôm giống theo Tiêu chuẩn Tép Bạc – Nhịp cầu vững chắc kết nối trại giống và người nuôi

Tép Bạc ra mắt Tôm giống theo Tiêu chuẩn Tép Bạc với mục tiêu giúp người nuôi an tâm về chất lượng con giống và hỗ trợ trại giống quản lý sản xuất hiệu quả hơn. Đồng thời, đây sẽ là nhịp cầu vững chắc kết nối niềm tin giữa trại giống và người nuôi, hướng tới một ngành sản xuất giống tin cậy và phát triển bền vững.

Soi tôm giống
• 07:17 17/02/2025

Lợi ích kinh tế của công nghệ thông minh trong nuôi trồng thủy sản

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển, việc áp dụng công nghệ thông minh đã trở thành xu hướng tất yếu để tối ưu hóa chi phí, nâng cao năng suất và cải thiện chất lượng sản phẩm.

Ao nuôi tôm
• 07:17 17/02/2025

Nghề nuôi tôm vẫn giữ vững tốc độ phát triển qua bao thăng trầm

Trên dải đất ven biển hình chữ S, nơi từng giọt nước mặn hòa lẫn vào nhịp sống cần lao, nghề nuôi tôm không chỉ là một ngành kinh tế mà còn là câu chuyện của lòng kiên trì, sự thích nghi và khát vọng vươn lên.

Thu tôm
• 07:17 17/02/2025

Ngành tôm chuyển động hướng bền vững

Hướng bền vững là làm ra sản phẩm chú trọng yếu tố bảo vệ môi trường, đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng. Từ đây cũng lộ rõ các hạn chế của ngành tôm nước ta hiện nay. Đồng thời, cho thấy những chuyển động tích cực theo hướng bền vững của doanh nghiệp và người nuôi mà bài viết sau đây cung cấp ví dụ cụ thể.

Nuôi tôm
• 07:17 17/02/2025

Đầu tư nạo vét kênh mương và công trình phục vụ thủy lợi

Đầu tư nạo vét kênh mương và các công trình phục vụ thủy lợi đang trở thành một yếu tố quan trọng trong việc phát triển nông nghiệp bền vững và ứng phó với các thách thức về biến đổi khí hậu. Như vậy, bài viết sau đây sẽ tìm hiểu về tầm quan trọng của việc đầu tư vào các công trình này, cũng như những lợi ích lâu dài mà nó mang lại cho nền nông nghiệp và đời sống cộng đồng.

Nạo vét kênh
• 07:17 17/02/2025
Some text some message..