Tôm Việt Nam lại bị kiện ở Mỹ

Nghi ngờ tôm Việt Nam nhận các khoản trợ cấp không chính đáng từ chính phủ nên một nhóm công ty Mỹ vừa nộp đơn kiện lên Bộ Thương mại nước này đòi xem xét áp thuế cao.

sản xuất tôm việt nam
Tôm Việt đang có nguy cơ bị áp thuế chống trợ cấp, bên cạnh loại thuế chống bán phá giá mà doanh nghiệp Việt đang phải chịu khi xuất tôm vào Mỹ. Ảnh: VASEP

Ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết ngày 28/12, một nhóm các công ty tôm của Mỹ đã nộp đơn kiện chống trợ cấp (còn được gọi là vụ kiện “thuế chống trợ giá”) đối với mặt hàng tôm từ Việt Nam và một số nước khác như Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Malaysia và Eduador. Hiện Mỹ duy trì lệnh áp thuế chống bán phá giá mặt hàng tôm nước ấm từ Việt Nam, Trung Quốc, Ecuador, Ấn Độ và Thái Lan.

Theo công ty Mayer Brown JSM, với đơn kiện này, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) sẽ tiến hành điều tra để xác định liệu các công ty tôm Việt Nam có nhận được “các khoản trợ cấp” không chính đáng từ chính phủ Việt Nam hay không (ở cấp quốc gia, cấp tỉnh hoặc cấp địa phương). Nếu xác định có trợ cấp, DOC sẽ áp đặt một khoản “thuế chống trợ giá” bổ sung trên hàng nhập khẩu vào Mỹ (như đang áp dụng đối với thuế chống bán phá giá).

Trên thực tế, quy trình và thủ tục của vụ kiện thuế chống trợ giá này rất giống với quy trình và thủ tục của vụ kiện chống bán phá giá ban đầu (chỉ khác ở chỗ thay vì điều tra bán phá giá, Bộ thương mại Mỹ sẽ điều tra về trợ cấp).

VASEP đã thông tin về vụ kiện cho các doanh nghiệp trong ngành. Theo đó, các bên sẽ tập hợp số liệu, giấy tờ cần thiết để chứng minh, trả lời cho phía chính phủ Mỹ. Lãnh đạo VASEP khẳng định, đối với vụ kiện chống trợ cấp thì vai trò của chính phủ, cơ quan chính quyền rất quan trọng để quyết định sự thành công hay thất bại.

Theo ông Hòe, vụ kiện chống trợ cấp với tôm Việt Nam dự kiến kéo dài hơn một năm. Có 2 cơ quan thụ lý hồ sơ. Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ có nhiệm vụ điều tra tôm Việt gây thiệt hại vật chất cho ngành công nghiệp nội địa Mỹ nhiều hay ít. Thứ hai, Bộ Thương mại Mỹ sẽ tính toán mức thiệt hại mà tôm Việt gây ra cho các doanh nghiệp Mỹ ở mức bao nhiêu. Từ đó, chính phủ Mỹ sẽ áp đặt một khoản thuế chống trợ giá.

Ông Hòe cho biết chính phủ Mỹ sẽ điều tra tại sao giá tôm Việt khi vào thị trường Mỹ lại thấp hơn giá của doanh nghiệp nội địa, chẳng hạn như doanh nghiệp Việt có nhận được khoản vốn của nhà nước Việt Nam về lãi suất ưu đãi hay không…

Hiện xuất khẩu tôm Việt Nam chưa bị ảnh hưởng nhiều bởi thông tin này. Tuy nhiên, lãnh đạo VASEP cho rằng, xét về mặt tâm lý, cả nhà nhập khẩu lẫn xuất khẩu tôm Việt có thể hơi chùn lại.

"Nếu chính phủ Mỹ kết luận tôm Việt bán theo giá được trợ cấp thì doanh nghiệp Việt gặp nhiều khó khăn. Bởi khi đó, con tôm bị áp cả 2 loại thuế là bán phá giá và bán trợ cấp", ông Hòe nói.

Thông tin từ Mayer Brown JSM, trong 45 ngày tới, Ủy Ban Thương mại quốc tế của Mỹ (ITC) sẽ đưa ra quyết định ban đầu về việc có hay không thiệt hại kinh tế. Ngoài ra, khoảng 25 ngày sau, Bộ Thương mại Mỹ sẽ tiến hành điều tra việc áp dụng thuế chống trợ giá này.

Bộ Thương mại Mỹ sẽ gửi bảng câu hỏi về số lượng và giá trị xuất khẩu cho tất cả các nhà xuất khẩu tôm Việt Nam mà phía Mỹ có thông tin. Công ty Việt Nam sẽ được yêu cầu trả lời một cách chính xác và đầy đủ bảng câu hỏi đó, nộp lại Bộ Thương mại Mỹ theo cách thức phù hợp (trường hợp không tham gia trả lời bảng câu hỏi, công ty Việt Nam sẽ bị áp đặt mức thuế chống trợ giá rất cao, có khả năng khiến họ không thể nào xuất khẩu sang Mỹ).

Sau khi các câu trả lời cho bảng câu hỏi số lượng và giá trị xuất khẩu đã được nộp, Bộ Thương mại Mỹ sẽ chọn 2, 3 hoặc 4 nhà xuất khẩu Việt Nam lớn nhất làm “bị đơn bắt buộc”. Các bị đơn bắt buộc này sẽ nhận được bảng câu hỏi chi tiết liên quan đến thuế chống trợ giá từ Bộ Thương mại Mỹ và phải trả lời bảng câu hỏi đó (cùng với bảng câu hỏi bổ sung, nếu có), ngoài ra các viên chức của Bộ Thương mại Mỹ sẽ kiểm tra cơ sở của các bị đơn bắt buộc.

Đây là lần thứ 2 trong khoảng 10 năm qua, con tôm Việt gặp rào cản pháp lý khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Vụ kiện chống bán phá giá tôm cũng được nguyên đơn Mỹ khởi động vào dịp giáp Tết, thời điểm gây khó khăn cho phía doanh nghiệp Việt.

VNE
Đăng ngày 03/01/2013
Mai Phương
Kinh tế

Nuôi cá chẽm: Lợi nhuận cao nhờ giá bán ổn định

Cá chẽm, một trong những loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, đang trở thành lựa chọn hấp dẫn cho nhiều người nuôi trồng thủy sản. Loài cá này không chỉ nổi tiếng vì chất lượng thịt thơm ngon mà còn nhờ vào giá bán ổn định, mang lại lợi nhuận bền vững cho người nuôi.

Cá chẽm
• 09:56 14/01/2025

Xuất khẩu tôm 2024: Hành trình giữ vững vị thế ngành tôm Việt Nam

Năm 2024, ngành tôm Việt Nam vẫn kiên cường duy trì vị thế xuất khẩu mặc dù phải đối mặt với nhiều thách thức. Từ việc phục hồi nhu cầu tại các thị trường lớn đến những chiến lược phát triển bền vững, cùng khám phá hành trình đầy thách thức nhưng cũng đầy tiềm năng của ngành tôm Việt Nam.

Tôm
• 10:37 13/01/2025

Xuất khẩu tôm Ecuador gặp khó khăn: Dự báo đầy thách thức cho năm 2025

Ngành xuất khẩu tôm đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Ecuador, không chỉ cung cấp nguồn thu ngoại tệ lớn mà còn tạo công ăn việc làm cho hàng triệu lao động.

Tôm
• 08:00 11/01/2025

Các cơ sở chế biến thủy sản đang tăng khối lượng để phục vụ dịp tết

Dịp Tết Nguyên Đán không chỉ là thời gian để người dân sum vầy, mà còn là giai đoạn cao điểm cho ngành chế biến thủy sản. Nhu cầu về thực phẩm tăng vọt trong dịp này đã khiến các cơ sở chế biến đẩy mạnh sản xuất để cung ứng hàng hóa ra thị trường.

Cơ sở chế biến thủy sản
• 09:53 08/01/2025

Lý do vì sao xuất khẩu sò điệp của Việt Nam qua Trung Quốc tăng nhanh chóng

Xuất khẩu sò điệp là một trong những lĩnh vực đáng chú ý trong ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt đối với thị trường Trung Quốc. Trong những năm gần đây, xuất khẩu sò điệp từ Việt Nam sang Trung Quốc đã ghi nhận tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc.

Sò điệp
• 12:58 14/01/2025

Điểm danh các dấu hiệu tôm đang thiếu hụt dinh dưỡng

Tôm là loài sinh vật nhạy cảm với môi trường sống và chế độ dinh dưỡng. Khi thiếu hụt dinh dưỡng, tôm sẽ biểu hiện qua những dấu hiệu rõ rệt trên cơ thể và hành vi. Nhận biết sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có biện pháp khắc phục kịp thời, tránh gây thiệt hại nghiêm trọng.

Tôm thẻ chân trắng
• 12:58 14/01/2025

Vì sao nên ưu tiên diệt tảo vào ban đêm thay vì ban ngày?

Tảo hay gọi chung là “thủy sinh thực vật” – một thành phần không thể thiếu trong nuôi tôm. Tuy nhiên, sự phát triển quá mức của tảo (hay hiện tượng nở hoa tảo) lại mang đến nhiều rủi ro, đặc biệt khi xử lý không đúng thời điểm.

Tảo
• 12:58 14/01/2025

Nuôi cá chẽm: Lợi nhuận cao nhờ giá bán ổn định

Cá chẽm, một trong những loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, đang trở thành lựa chọn hấp dẫn cho nhiều người nuôi trồng thủy sản. Loài cá này không chỉ nổi tiếng vì chất lượng thịt thơm ngon mà còn nhờ vào giá bán ổn định, mang lại lợi nhuận bền vững cho người nuôi.

Cá chẽm
• 12:58 14/01/2025

Kiểm soát dịch bệnh do virus trên cá rô phi

Cá rô phi là một trong những loài thuỷ sản được nuôi phổ biến nhất trên thế giới, đóng vai trò quan trọng trong kinh tế xã hội và an ninh lương thực. Tuy nhiên, dịch bệnh do virus trên cá rô phi gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế và sản lượng. Để đối phó, việc kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh đòi hỏi những chiến lược tổng thể, tích hợp và bền vững.

Cá rô phi
• 12:58 14/01/2025
Some text some message..