Tôm xanh Thái Bình Dương

Hiện nay, bên cạnh hai đối tượng chính là tôm sú và tôm thẻ chân trắng thì loài tôm xanh - blue shrimp (Penaeus stylirostric) được cho là có tiềm năng phát triển tại nhiều quốc gia.

blue shrimp

Tôm xanh phân bố từ vùng khí hậu nhiệt đới đến cận nhiệt đới (vùng biển đông Thái Bình Dương của Mexico, Trung Mỹ và miền bắc Nam Mỹ). Tôm xanh ưa sống ở đáy bùn, đất sét hoặc cát bùn. Tôm còn nhỏ thì phân bố ở vùng triều, cửa sông, khi tôm trưởng thành sống ngoài biển khơi.

Tôm sống ở độ sâu từ 0 - 27m, hiếm khi thấy ở độ sâu 45m. Khả năng chịu nhiệt độ nước thấp hơn so với tôm thẻ chân trắng, đặc biệt là trong giai đoạn tôm con và giai đoạn trưởng thành. Tôm xanh có thể phát triển tốt ở nhiệt độ 24 - 300C, độ mặn cao từ 15 - 45‰, nhạy cảm với độ mặn thấp (từ 0 - 5‰), đặc biệt là tôm ở giai đoạn nhỏ. Hàm lượng ôxy hòa tan thích hợp từ 3-4 mg/l.

Con tôm cái trưởng thành sinh sản khi kích thước đạt 12-14cm. Các nghiên cứu cũng chia ra làm 4 giai đoạn trong chu kỳ sinh sản của con cái: giai đoạn chưa thành thục (giai đoạn I và giai đoạn II); giai đoạn thành thục (giai đoạn III và giai đoạn IV). Cả con đực và cái đều có hệ số thành thục cao từ tháng 5 đến tháng 9.

Tôm xanh cái có cơ quan sinh dục hở nên quy trình sinh sản nhân tạo gần giống như tôm thẻ chân trắng.

Giống tôm triển vọng

Tổng sản lượng đánh bắt và nuôi trồng tôm xanh toàn cầu dưới 8 nghìn tấn (theo FAO, 2007). Tôm xanh đã được nuôi ở Mỹ Latinh từ hơn 30 năm qua và hơn 20 năm ở New Caledonia. Tại New Caledonia, đã hình thành hẳn một phân ngành tôm hoàn toàn dựa vào tôm xanh. Hầu hết tôm nuôi theo hình thức bán thâm canh trong các ao lớn, nguồn nước mở, không sục khí, sản xuất mỗi năm một vụ. Tôm đạt kích cỡ thu hoạch 35 gam/con sau 200 ngày nuôi.

Hiện nay, Thái Lan đã nuôi thử nghiệm tôm xanh bằng con giống sạch bệnh (SPF), tôm có thể đạt tới trọng lượng thân 33g trong 140 ngày trong điều kiện mật độ thả nuôi cao. Trong giai đoạn từ PL tới 20 gam/con, cả TTCT và tôm xanh đều có cùng tốc độ tăng trưởng (0,2g/ngày). Tuy nhiên sau đó, tôm xanh tiếp tục tăng trưởng nhanh (0,25g/ngày) cho tới khi đạt 35g/con. Trong khi đó TTCT tăng trưởng chậm lại (chỉ khoảng 0,12g/ngày). Nuôi tôm xanh bằng công nghệ siêu thâm canh có thể đạt sinh khối lên tới 7 kg/m2 trong thời gian 125 ngày nuôi với kích cỡ 20g/con.

Với kết quả nuôi thử nghiệm thành công loài tôm này ở Thái Lan, hy vọng trong tương lai không xa tôm xanh sẽ trở thành một trong những loài tôm được nuôi nhiều ở châu Á, trong đó có Việt Nam.

 Hiện nay, tôm xanh sạch bệnh SPF của Công ty High Health Aquaculture, Inc. (Kailua-Kona, Hawaii, USA), tạo ra là thế hệ thứ 14 đã được chọn lọc theo hướng tăng trưởng nhanh. Đặc biệt, tôm xanh sạch bệnh hoàn toàn miễn dịch với Hội chứng Taura (một bệnh nguy hiểm và đặc trưng của TTCT).                                                                                                                                                         

Tạp Chí Thủy Sản Việt Nam, 23/04/2012
Đăng ngày 23/04/2012
Nuôi trồng

Những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP trên tôm

Bệnh vi bào tử trùng EHP là một trong những bệnh nguy hiểm đối với tôm nuôi, gây ra thiệt hại lớn cho ngành thủy sản. Bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và tốc độ tăng trưởng của tôm mà còn gây khó khăn trong quản lý ao nuôi. Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP và các giải pháp hiệu quả mà người nuôi tôm cần biết.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:03 23/12/2024

Mật độ thả giống tối ưu cho từng loại hình nuôi tôm

Mật độ thả giống đóng vai trò then chốt ảnh hưởng đến sức khỏe, tốc độ tăng trưởng, và năng suất thu hoạch. Việc lựa chọn mật độ phù hợp không chỉ dựa trên loại hình nuôi mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện ao, kỹ thuật chăm sóc, và môi trường nước.

Ao nuôi tôm
• 09:51 23/12/2024

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:36 20/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 10:24 20/12/2024

Calciphos - Bí quyết giúp tôm nuôi lột xác nhanh bóng đẹp khỏe mạnh

Khoáng chất là một trong những yếu tố cốt lõi đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển toàn diện của tôm. Thiếu hụt khoáng chất có thể khiến tôm chậm lớn, vỏ mềm, dễ nhiễm bệnh. Calciphos với công thức được người nuôi tôm tin tưởng trong 15 năm là dung dịch khoáng đa vi lượng giúp người nuôi an tâm tôm cứng vỏ sau khi lột, chắc thịt, tăng cao tỷ lệ sống.

Calciphos Virbac
• 02:08 24/12/2024

Các lưu ý khi xử lý ao thả nuôi vụ tết 2025

Vụ nuôi thả dịp Tết luôn là thời điểm quan trọng trong ngành thủy sản. Xử lý ao nuôi tôm vụ Tết 2025 cần chú trọng các lưu ý đặc biệt để đảm bảo môi trường nước sạch, tôm khỏe mạnh, và đạt năng suất cao trong điều kiện thời tiết mùa Tết thường lạnh và có thể biến đổi thất thường.

Ao nuôi tôm
• 02:08 24/12/2024

Hướng đi xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam

Tôm Việt Nam từ lâu đã nổi tiếng trên thị trường quốc tế nhờ chất lượng và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, để gia tăng giá trị thương hiệu và cạnh tranh mạnh mẽ với các sản phẩm tôm khác trên thế giới, việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam là một yếu tố quan trọng.

Tôm thẻ
• 02:08 24/12/2024

Những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP trên tôm

Bệnh vi bào tử trùng EHP là một trong những bệnh nguy hiểm đối với tôm nuôi, gây ra thiệt hại lớn cho ngành thủy sản. Bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và tốc độ tăng trưởng của tôm mà còn gây khó khăn trong quản lý ao nuôi. Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP và các giải pháp hiệu quả mà người nuôi tôm cần biết.

Tôm thẻ chân trắng
• 02:08 24/12/2024

Mật độ thả giống tối ưu cho từng loại hình nuôi tôm

Mật độ thả giống đóng vai trò then chốt ảnh hưởng đến sức khỏe, tốc độ tăng trưởng, và năng suất thu hoạch. Việc lựa chọn mật độ phù hợp không chỉ dựa trên loại hình nuôi mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện ao, kỹ thuật chăm sóc, và môi trường nước.

Ao nuôi tôm
• 02:08 24/12/2024
Some text some message..