Tôm xuất khẩu: “Nghi án” vẫn lơ lửng trên đầu

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) mới đây đã thông báo một tin vui: Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã công nhận tất cả các DN Việt Nam xuất khẩu tôm đều không bán phá giá.

tom xuat khau
Người nuôi tôm chưa thực sự yên tâm cho dù phía Mỹ đã công nhận Việt Nam không bán phá giá tôm xuất khẩu. Ảnh: Hoàng Long

Đây là lần đầu tiên khi xem xét thuế chống bán phá giá tôm Việt Nam nhập khẩu vào Mỹ, con tôm được kết luận "trong sạch”.

 Cởi trói

Theo Vasep, DOC đã quyết định sơ bộ mức thuế chống bán phá giá tôm Việt Nam nhập khẩu vào Mỹ giai đoạn từ ngày 1-2-2011 đến 31-1-2012 (POR7) với nội dung cả bị đơn bắt buộc và bị đơn tự nguyện đều được hưởng 0%. Cụ thể, hai bị đơn bắt buộc là Minh Phu Seafood Corp và Nha Trang Seafoods có mức thuế 0%. Mức thuế đối với các công ty khác tham gia xem xét hành chính giai đoạn này cũng là 0%.

Trước đó, con tôm Việt Nam đã bị một số DN Mỹ khởi kiện khi họ cho là các DN Việt Nam được nhận trợ cấp từ Chính phủ Việt Nam, cùng với đó, những nghi vấn về việc con tôm khi sang Mỹ được bán với giá thấp hơn giá thị trường khiến các DN xuất khẩu tôm có nguy cơ bị đánh trùng thuế.

Tuy vậy, sau một thời gian xem xét, DOC đã có quyết định con tôm Việt Nam không bị bán phá giá ở thị trường Mỹ. Quyết định này được coi là giảm bớt một "gọng kìm” đang siết các DN xuất khẩu tôm của Việt Nam. Cũng là lần đầu tiên trong lịch sử xem xét thuế chống bán phá giá tôm nhập khẩu vào Mỹ, DOC công nhận tất cả các DN Việt Nam tham gia không bán phá giá.

Tuy thế thì những cáo buộc của Mỹ đã ảnh hưởng rất nhiều đến uy tín cũng như tâm lý của các DN, gây nhiều khó khăn cho các DN xuất khẩu tôm của Việt Nam. Hết lần này đến lần khác, Mỹ đưa ra những rào cản kỹ thuật nhằm gây khó dễ cho các DN Việt Nam. Ròng rã suốt gần 10 năm trời bị ngành tôm của Mỹ kiện và bị áp thuế chống bán phá giá mặt hàng tôm từ Việt Nam, người nuôi và DN chế biến xuất khẩu trong nước đã trải qua biết bao khó khăn cũng như kiên trì để có được sự công nhận này.

Vẫn còn nhiều trở ngại phía trước

Phía Mỹ đã công nhận, nhưng theo ông Dương Nghĩa Quốc, Chủ tịch Hiệp hội Thủy sản tỉnh Đồng Tháp, qua sự việc này, các DN xuất khẩu tôm cũng cần coi đây là bài học để tự chấn chỉnh lại hoạt động trong sản xuất và kinh doanh. Bởi, phía Mỹ không phải vô cớ mà họ đưa ra những rào cản thương mại gây khó dễ cho các sản phẩm của ta. Khi sản xuất, các DN Việt Nam cần phải chú trọng tới việc đảm bảo các yếu tố quy chuẩn mang tính quốc tế. Bản thân các DN của ta trong kinh doanh nhiều khi cũng gây mất niềm tin với đối tác nên đó chính là sơ hở để nước ngoài họ tìm cớ bắt bẻ. Ông Nghĩa lấy dẫn chứng về việc chất Ethyxequyn trong tôm, hiện nay DN của ta đang bị Nhật Bản kiểm tra ráo riết về vấn đề này: "Thi thoảng họ kiểm tra bất chợt một vài sản phẩm, và chỉ cần một vài lần phát hiện tôm chứa chất Ethyxequyn hơn mức cho phép, là tần suất kiểm tra sẽ nhiều hơn”.

Nhận định về những rào cản thương mại mà các DN xuất khẩu trong nước gặp phải khi xuất khẩu sang các nước như Mỹ, EU, Nhật Bản… ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cũng đưa ra khuyến cáo: Vấn đề quan trọng nhất của các DN Việt Nam là phải tái cấu trúc và hướng tới phát triển bền vững bằng việc sử dụng các công nghệ sạch. "Khi áp dụng các công nghệ sạch cũng đồng nghĩa với việc bảo vệ môi trường, lúc đó, chúng ta sẽ dễ dàng thâm nhập vào thị trường quốc tế hơn” – ông Lộc nhấn mạnh.

Như vậy, có thể khẳng định, con tôm xuất khẩu đã giảm bớt được phần nào gánh nặng khi sang thị trường Mỹ. Tuy nhiên, những khó khăn trước mắt vẫn không hề nhỏ khi mà "nghi án” được trợ cấp vẫn lơ lửng trên đầu. Theo Vasep, Ủy ban Thương mại quốc tế Mỹ (ITC) đã bỏ phiếu với tỷ lệ 5/1 thông qua điều tra vụ kiện chống trợ cấp tôm đối với Việt Nam và 6 quốc gia khác. ITC đang điều tra các thông số chứng minh ngành khai thác tôm của Mỹ bị thiệt hại, trong khi DOC điều tra về việc chính phủ các nước bị kiện có trợ cấp ngành nuôi tôm của nước đó hay không. Nếu phán quyết cuối cùng của ITC và DOC khẳng định ngành nuôi tôm của 7 nước có nhận trợ cấp từ chính phủ thì thuế chống trợ cấp sẽ được áp dụng vào cuối năm 2013.

Đại đoàn kết
Đăng ngày 15/03/2013
Minh Phương
Chế biến

Tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng thịt cá

Chất lượng thịt cá đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị ngành thủy sản. Không chỉ ảnh hưởng đến giá trị kinh tế, chất lượng thịt cá còn quyết định đến độ an toàn thực phẩm và sự hài lòng của người tiêu dùng. Vậy làm sao để nâng cao chất lượng thịt cá? Dưới đây là những giải pháp đã được nghiên cứu và áp dụng thành công trong thực tế.

Cá
• 08:00 21/12/2024

Làm thế nào để xây dựng chuỗi giá trị thủy sản bền vững từ khâu sản xuất đến tiêu dùng?

Hiện nay, chuỗi giá trị thủy sản tại Việt Nam còn tồn tại nhiều vấn đề như thiếu liên kết giữa các khâu, công nghệ sản xuất chưa đồng bộ và giá trị gia tăng thấp. Vì vậy, việc xây dựng chuỗi giá trị bền vững từ sản xuất đến tiêu thụ là một nhiệm vụ quan trọng để nâng cao chất lượng sản phẩm và đảm bảo sự phát triển lâu dài của ngành thủy sản Việt Nam.

Nhá tôm
• 10:03 20/12/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 10:49 15/11/2024

Bí quyết nấu tôm ngon: 4 sai lầm phổ biến phải tránh

Tôm là một loại hải sản phổ biến và rất được yêu thích trong ẩm thực. Tuy nhiên, để chế biến tôm ngon và giữ được hương vị tự nhiên, có một số lưu ý quan trọng mà nhiều người thường bỏ qua:

Chế biến tôm thẻ
• 09:46 04/10/2024

Sử dụng Thuốc mê Durelax Liquid cho cá tôm sao cho hiệu quả?

Với thành phần từ thảo dược tự nhiên, khả năng gây mê nhẹ thuốc mê Durelax Liquid chuyên dùng để vận chuyển, hỗ trợ trước sinh sản cho nhiều loài cá và dùng cho tôm để san ao, phân cỡ. Với sự phổ rộng như vậy, Durelax Liquid được sử dụng với liều như thế nào cho từng loài nhất định? Cùng Farmext eShop tìm hiểu ngay nhé.

Durelax Liquid
• 13:08 25/12/2024

Da cá hồi: Từ phế phẩm trở thành món ăn được ưa chuộng

Trong những năm gần đây, da cá hồi đã trở thành một nguyên liệu được ưa chuộng trong ẩm thực, không chỉ nhờ vào hương vị đặc biệt mà còn bởi những lợi ích sức khỏe mà nó mang lại. Từ một phần thường bị bỏ đi trong chế biến cá, da cá hồi đã được khám phá và tận dụng một cách sáng tạo, biến thành món ăn hấp dẫn được nhiều người yêu thích.

Da cá hồi
• 13:08 25/12/2024

Một số loài cây trồng thủy sinh hot nhất năm

Thủy sinh là một phần không thể thiếu trong thế giới của những người yêu thích nghệ thuật trang trí hồ cá và không gian nước.

Cây thủy sinh
• 13:08 25/12/2024

Thuần hóa tôm giống trước khi thả

Thuần hóa tôm giống trước khi thả vào ao nuôi là một trong những bước quyết định sự thành bại của vụ nuôi. Quá trình này không chỉ giúp tôm thích nghi với môi trường mới mà còn tăng khả năng sinh trưởng và giảm tỷ lệ hao hụt trong giai đoạn đầu. Để đảm bảo thành công, người nuôi cần nắm rõ các bước và áp dụng phương pháp phù hợp.

tôm giống
• 13:08 25/12/2024

Xu hướng công nghệ trong nuôi trồng thủy sản năm 2025

Trước sức ép gia tăng nhu cầu thực phẩm toàn cầu, nuôi trồng thủy sản được kỳ vọng đáp ứng hơn 60% sản lượng thủy sản tiêu thụ vào năm 2030. Tuy nhiên, ngành này đang đối mặt với nhiều thách thức như dịch bệnh, sự suy thoái môi trường, và tác động từ biến đổi khí hậu. Trong bối cảnh đó, việc ứng dụng công nghệ hiện đại đã trở thành yếu tố cốt lõi để đảm bảo sự phát triển bền vững.

Nuôi trồng thủy sản
• 13:08 25/12/2024
Some text some message..