Tổn thất sau thu hoạch thủy sản: Hệ quả được báo trước

Hiện nay, công nghệ bảo quản sau thu hoạch thủy sản đã được nghiên cứu, song việc áp dụng còn nhiều hạn chế vì nhiều lý do. Trong khi đó, nhận thức của ngư dân còn thấp, nguồn vốn ít đã ảnh hưởng lớn tới việc bảo quản sản phẩm.

Công nghệ bảo quản sau khi thu hoạch thủy sản đang còn nhiều bất cập. Ảnh: Như Ý
Công nghệ bảo quản sau khi thu hoạch thủy sản đang còn nhiều bất cập. Ảnh: Như Ý

Tỷ lệ tổn thất chiếm 25%

Ông Nguyễn Ngọc Oai, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản cho biết, mỗi năm ngành khai thác thủy sản Việt Nam đạt khoảng 2,2 triệu tấn nhưng tỷ lệ thất thoát còn khá lớn. Ước tính mỗi năm, Việt Nam chịu tổn thất 20 - 25% tổng sản lượng khai thác, làm mất hàng nghìn tỷ đồng. Nguyên nhân là do tàu khai thác, đánh bắt trên biển chủ yếu có công suất nhỏ, thiếu các thiết bị bảo quản sản phẩm.

Hiện nay, cả nước có khoảng gần 130.000 tàu khai thác hải sản nhưng tàu có công suất từ 90 mã lực (CV) trở lên chỉ chiếm khoảng 20%. Hiện các tàu cá vẫn giữ phương pháp bảo quản truyền thống là nước đá xay hoặc ướp muối, độ lạnh không đủ ở mức cần thiết nên tỷ lệ hư hỏng cao. Bên cạnh đó, cơ sở hậu cần dịch vụ nghề cá còn hạn chế; một số cảng cá, bến cá bị xuống cấp, không có khu tiếp nhận, phân loại hải sản. Hiện trong số 60 bến cá thường xuyên neo đậu tàu thuyền khai thác hải sản ven bờ chỉ có 10 bến đã được đầu tư xây dựng cầu cảng và kè bờ. Tại các bến cá có 81 chợ nhưng hầu hết chưa được đầu tư đạt tiêu chuẩn, gây khó khăn cho việc tập kết thu mua.

Phó Cục trưởng Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản (Tổng cục Thủy sản) Phạm Ngọc Tuấn cho biết, do các tàu khai thác công suất nhỏ nên chất lượng hầm bảo quản chủ yếu làm bằng xốp, chất lượng nước đá không bảo đảm. Ngoài ra, trình độ dân trí của ngư dân còn thấp, hầu hết chưa học hết phổ thông, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm cha truyền con nối nên không có khả năng lập các thủ tục để vay vốn ngân hàng, không có điều kiện để đầu tư trang thiết bị hiện đại trên thuyền phục vụ cho công việc khai thác.

Hỗ trợ về vốn và công nghệ

Mục tiêu của Bộ NN&PTNT đến năm 2020 sẽ giảm tỷ lệ tổn thất sau thu hoạch thủy sản xuống còn 10% đang trở thành thách thức lớn. Muốn làm được điều này cần sự hỗ trợ, đầu tư của Nhà nước, nhất là việc hỗ trợ vốn cho ngư dân để, mua sắm trang thiết bị đánh bắt và tàu công suất lớn. Ông Nguyễn Ngọc Oai cho rằng, khó khăn lớn nhất là nguồn vốn nên các đơn vị cần nghiên cứu kỹ các phương án trước khi trình Chính phủ để hỗ trợ giảm tổn thất sau thu hoạch thủy sản nhằm giúp ngư dân được vay vốn theo kiểu tín chấp và hỗ trợ lãi suất. Hằng năm Nhà nước nên dành một phần kinh phí đầu tư dịch vụ hậu cần nghề cá để xây dựng đồng bộ các khâu trong bảo quản. Các ngân hàng cần đơn giản hóa các thủ tục hành chính cho vay đối với ngư dân vì trình độ nhận thức của họ có hạn. Ngành thủy sản cũng cần đẩy mạnh việc đào tạo, tập huấn cho ngư dân các phương pháp ứng dụng thiết bị, máy móc để họ có kiến thức về bảo quản sau thu hoạch đúng quy trình, tránh tình trạng học theo kiểu dựa vào kinh nghiệm.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám cho rằng, để nâng cao chất lượng bảo quản sau thu hoạch thủy sản, nhà nước cần hỗ trợ cho các đơn vị nông nghiệp đẩy mạnh việc thực hiện các đề án khoa học trong lĩnh vực này, trong đó cần xây dựng quy trình công nghệ xử lý, bảo quản hải sản trên tàu khai thác xa bờ. Nghiên cứu ứng dụng công nghệ cải tiến và áp dụng hệ thống cách nhiệt hầm bảo quản và hệ thống bảo quản sản phẩm bằng nước biển lạnh trên tàu cá một cách khoa học. Chính phủ cần có những chính sách hỗ trợ như đầu tư máy móc, thiết bị hầm bảo quản bằng công nghệ tiên tiến nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất. Các địa phương cần tuyên truyền để ngư dân thành lập các tổ hợp tác sản xuất trên biển để giúp nhau trong khai thác và đầu tư các dịch vụ hậu cần để nâng cao chất lượng bảo quản sản phẩm sau khi thu hoạch. 

Hà Nội mới
Đăng ngày 06/05/2013
Ngọc Quỳnh - Diệu Hương
Kinh tế

Thị trường xuất khẩu tôm và các tiêu chuẩn quốc tế

Ngành nuôi tôm hiện nay đóng góp lớn vào nền kinh tế ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, và Indonesia. Với nhu cầu tiêu thụ tôm ngày càng tăng ở các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, và Nhật Bản, xuất khẩu tôm trở thành một ngành quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế và tạo ra hàng triệu việc làm. Tuy nhiên, để có thể gia nhập và duy trì chỗ đứng tại các thị trường xuất khẩu quốc tế, tôm phải đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Tôm xuất khẩu
• 09:41 15/11/2024

7 sự thật thú vị và xu hướng xuất khẩu tôm hiện nay

Tôm đã trở thành mặt hàng xuất khẩu quan trọng khi liên tục ghi nhận mức giá trị tăng cao qua từng năm, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế một quốc gia. Đây chắc chắn là tín hiệu tích cực cho các nhà sản xuất tôm, tuy nhiên người nuôi cũng phải nhận thức được xu hướng hiện tại trong xuất khẩu tôm trước khi thâm nhập vào thị trường toàn cầu.

Tôm xuất khẩu
• 11:49 14/11/2024

Thuế suất cho tôm Việt Nam rẻ hơn nước đối thủ Ấn Độ và Ecuador

Ngày 22/10, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã công bố kết luận cuối cùng trong vụ điều tra chống trợ cấp đối với tôm nước ấm đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam.

Tôm thẻ
• 09:37 12/11/2024

Xuất khẩu thủy sản quý IV: Việt Nam kỳ vọng tăng trưởng vượt trội giữa nhiều thách thức

Ngành thủy sản Việt Nam đang hướng tới một giai đoạn bùng nổ trong quý IV năm 2024, với mục tiêu đầy tham vọng là đạt kim ngạch xuất khẩu 10 tỷ đô la Mỹ.

Chế biến thủy sản
• 09:47 11/11/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 11:56 15/11/2024

Giải mã “cú đấm” của tôm bọ ngựa

Tôm búa (Stomatopoda), còn được biết đến với các tên gọi khác như hay tôm bọ ngựa, là một trong những sinh vật biển đáng gờm nhất trong đại dương.

Tôm bọ ngựa
• 11:56 15/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 11:56 15/11/2024

Thị trường xuất khẩu tôm và các tiêu chuẩn quốc tế

Ngành nuôi tôm hiện nay đóng góp lớn vào nền kinh tế ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, và Indonesia. Với nhu cầu tiêu thụ tôm ngày càng tăng ở các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, và Nhật Bản, xuất khẩu tôm trở thành một ngành quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế và tạo ra hàng triệu việc làm. Tuy nhiên, để có thể gia nhập và duy trì chỗ đứng tại các thị trường xuất khẩu quốc tế, tôm phải đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Tôm xuất khẩu
• 11:56 15/11/2024

Khám phá sự thật thú vị về cá mắt thùng

Cá mắt thùng, hay còn gọi là Barreleye Fish, là một trong những loài cá kỳ lạ nhất và độc đáo nhất trong thế giới động vật biển sâu. Hãy cùng khám phá những sự thật thú vị về cá mắt thùng qua bài viết dưới đây.

Cá mắt thùng
• 11:56 15/11/2024
Some text some message..