Tổng cục Thủy sản tổ chức Lễ thả giống, tái tạo nguồn lợi thủy sản năm 2015

Sáng ngày 12/10/2015, tại hồ Na Hang (Tuyên Quang), Tổng cục Thủy sản đã phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Tuyên Quang, UBND huyện Na Hang tổ chức phát động Lễ thả giống, tái tạo nguồn lợi thủy sản năm 2015. Tham dự buổi lễ có đại diện Tổng cục Thủy sản, UBND tỉnh Tuyên Quang, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Tuyên Quang, UBND huyện Na Hang và đại diện cộng đồng người dân vùng lòng hồ Na Hang.

lễ thả cá giống

Kể từ khi được tích nước, hồ thủy điện Na Hang (Tuyên Quang) được ví như “Hạ Long trên cạn” rộng hơn 8.000ha mặt nước. Nơi đây có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc cư trú và phát triển nguồn lợi thủy sản. Trên vùng nước lòng hồ từng có rất nhiều loài cá có giá trị kinh tế cao như cá Lăng, cá Chiên, cá Anh vũ, cá Rầm xanh và nhiều loại cá khác. Thế nhưng, sau nhiều năm người dân vùng hồ dùng vó đèn đánh bắt, khai thác bừa bãi theo kiểu tận diệt, nguồn thuỷ sản dồi dào này đang dần cạn kiệt. Chính vì vậy, để góp phần từng bước ổn định và nâng cao đời sống của cộng đồng 22 dân tộc anh em sống trong vùng lòng hồ Tuyên Quang, từ năm 2013, Tổng cục Thủy sản đã bắt đầu triển khai điểm thả bổ sung giống, tái tạo nguồn lợi thủy sản tại hồ Na Hang, đã thả tổng số 17.900 con cá giống với 7 loài cá, năm 2014 gồm 48.500 con cá giống với 5 loài cá. Năm nay là năm thứ 3 liên tiếp, Tổng cục Thủy sản tiếp tục tổ chức phát động Lễ thả giống, tái tạo nguồn lợi thủy sản, thả 45.570 con cá giống các loại: các Chép, Mè hoa, Anh vũ, Rầm xanh, Bỗng xuống lòng hồ Na Hang. Bên cạnh đó, Công ty Long Giang và hộ gia đình chị Trương Thị Hoài Linh đã chung tay, ủng hộ 32.760 con cá giống, nâng tổng số cá giống được thả lên 78.330 con, góp phần tái tạo và bảo vệ nguồn lợi thủy sản của tỉnh Tuyên Quang.

lễ thả cá

Song song với đó, UBND tỉnh Tuyên Quang cũng đã ban hành Quy chế quản lý khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản ở các vùng nước trên địa bàn tỉnh, đây là công cụ pháp lý thiết thực nhằm đảm bảo nguồn lợi thủy sản trên các vùng nước nội địa nói chung và vùng lòng hồ nói riêng của tỉnh ngày càng dồi dào, góp phần xóa đói, giảm nghèo cho bà con trong vùng.

Tại buổi lễ, đại diện Tổng cục Thủy sản và Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Tuyên Quang đã kêu gọi toàn thể các cán bộ, các doanh nghiệp, người dân trong vùng lòng hồ tích cực tham gia công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên hồ, giữ gìn nguồn lợi thủy sản cho chính chúng ta và cho các thế hệ mai sau. Ông Nguyễn Viết Mạnh, Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và Hợp tác quốc tế (Tổng cục Thủy sản) cho biết, việc thả giống tái tạo nguồn lợi thủy sản là hoạt động hết sức thiết thực và có ý nghĩa, thể hiện vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc chung tay bảo vệ, bảo tồn, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản. Đây cũng sẽ là bài học kinh nghiệm để nhân rộng ra các lưu vực nước tự nhiên khác trên toàn quốc trong những năm tiếp theo.

vợt cá

Thông qua công tác tuyên truyền, ngay sau lễ thả cá, đông đảo người dân sinh sống ven hồ thủy điện Na Hang đã cam kết chung tay bảo vệ nguồn lợi thủy sản và tạm ngừng các hoạt động đánh bắt tôm, cá trên lòng hồ trong vòng một tháng.

Fistenet, 13/10/2015
Đăng ngày 14/10/2015
Hà Kiều
Môi trường

Việt Nam hướng đến ngăn ngừa rác thải ngư cụ

Chính phủ Đức đã tài trợ cho trường Đại học Ostfalia (Đức) phối hợp với các trường đại học và viện nghiên cứu của Việt Nam thực hiện Dự án REVFIN, đây là dự án nghiên cứu và phát triển mới nhằm ngăn chặn rác thải ngư cụ ở các vùng ven bờ biển Việt Nam.

Môi trường biển
• 10:34 09/12/2024

Ngành thủy sản Việt Nam trước những quy định mới của EU năm 2025

Liên minh châu Âu (EU) luôn là thị trường lớn và quan trọng với những sản phẩm thủy sản chủ lực như tôm, cá tra và cá ngừ từ Việt Nam. Tuy nhiên, từ năm 2025, EU sẽ áp dụng những quy định mới về bảo vệ môi trường đối với ngành thủy sản, yêu cầu các nhà xuất khẩu phải đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe hơn về chất lượng và sự bền vững. Đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội để nâng cao chất lượng sản phẩm, khẳng định thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Môi trường ao nuôi
• 11:26 02/12/2024

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 10:55 20/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:42 14/11/2024

[Siêu khuyến mãi] Sale nốt - Chốt năm

Tháng cuối năm là thời điểm diễn ra nhiều sự kiện khuyến mãi tập trung quy mô lớn, nhộn nhịp nhất trong năm nhằm kích cầu tiêu dùng.

Farmext eShop
• 01:10 23/12/2024

Tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng thịt cá

Chất lượng thịt cá đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị ngành thủy sản. Không chỉ ảnh hưởng đến giá trị kinh tế, chất lượng thịt cá còn quyết định đến độ an toàn thực phẩm và sự hài lòng của người tiêu dùng. Vậy làm sao để nâng cao chất lượng thịt cá? Dưới đây là những giải pháp đã được nghiên cứu và áp dụng thành công trong thực tế.

Cá
• 01:10 23/12/2024

Sản xuất giống thủy sản nước ngọt đa loài và mô hình nuôi

Thực hiện chủ trương giảm khai thác, tăng nuôi trồng, việc nghiên cứu sản xuất giống đa loài với các mô hình nuôi có vai trò quan trọng và nhiều năm qua được chú trọng đã đạt thành tựu đáng ghi nhận. Sau đây xin giới thiệu kết quả ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ qua thống kê của PGS.TS Phạm Thanh Liêm.

Nuôi cá tra
• 01:10 23/12/2024

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 01:10 23/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 01:10 23/12/2024
Some text some message..