Tổng kết công tác chỉ đạo điều hành phòng chống thiên tai năm 2015 và kế hoạch công tác năm 2016

Sáng ngày 08/01/2016, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai đã tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác chỉ đạo điều hành phòng chống thiên tai năm 2015 và 5 năm 2011-2015; kế hoạch công tác năm 2016, định hướng 2016-2020. Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải tham dự và chủ trì Hội nghị.

cong tac chi dao thien tai

Năm 2015 thiên tai tuy xảy ra ít về số lượng nhưng cường độ tác động một số đợt lại ở mức cao kỉ lục. Có 5 cơn bão và 1 áp thấp nhiệt đới hoạt động ở Biển Đông, trong đó có 2 cơn bão ảnh hưởng trực tiếp đến nước ta. Nắng nóng gay gắt với nền nhiệt cao kéo dài kỉ lục xảy ra trên diện rộng từ Bắc bộ đến các tỉnh Nam Trung bộ. Mưa đặc biệt lớn tại Quảng Ninh; sạt lở đất, bờ sông, bờ biển xảy ra nhiều nơi; xâm nhập mặn xảy ra sớm hơn và lấn sâu vào đất liền; tình trạng cạn kiệt nguồn nước trên các dòng sông ngày càng phổ biến đã ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt, sản xuất của người dân. Thiên tai năm 2015 đã làm 154 người chết; 127 người bị thương; 1.242 nhà bị đổ, sập, trôi; 35.233 nhà bị ngập, hư hỏng; hơn 445.000 ha diện tích lúa và hoa màu bị thiệt hại; Ước tổng thiệt hại khoảng 8.114 tỉ đồng. Trong 5 năm 2011-2015, thiên tai đã khiến 1.128 người chết và mất tích (trung bình mỗi năm có 226 người chết và mất tích) giảm 53% so với giai đoạn 2006-2010 (478 người chết, mất tích/năm). Thiệt hại về vật chất trung bình mỗi năm 13.647 tỉ đồng (tương đương 660 triệu USD/năm) giảm 32% so với giai đoạn 2006-2010 (976 triệu UDS/năm).

Mặc dù ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, thiên tai diễn biến bất thường và cực đoan nhưng trong những năm qua công tác phòng, chống thiên tai luôn được sự quan tâm của Đảng, Chính phủ, các cấp chính quyền và người dân. Với sự vào cuộc quyết liệt của các cấp, ngành, sự phối hợp của các thành viên Ban Chỉ đạo, các cấp chính quyền và người dân, công tác phòng chống thiên tai trong 5 năm đã đạt được nhiều kết quả. Tiêu biểu, trong công tác phòng ngừa, công tác truyền thông, phổ biến pháp luật về phòng, chống thiên tai đạt được nhiều chuyển biến tích cực. Đã xây dựng, ban hành, phổ biến về Luật Phòng, chống thiên tai và các văn bản hướng dẫn, quy chế, công tác trực ban phòng chống thiên tai tại các cấp trong các hội nghị, hội thảo liên quan; phối hợp lồng ghép nội dung nêu trên vào hoạt động của các tổ chức chính trị, xã hội trong nước, các tổ chức quốc tế. Tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các cấp chính quyền và người dân đối với công tác phòng chống thiên tai bằng nhiều hình thức sinh động, cụ thể, thiết thực, phù hợp với từng đối tượng.

Kết luận Hội nghị, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đánh giá công tác chỉ đạo điều hành về phòng, chống thiên tai trong những năm qua đã có những tiến bộ rõ rệt , sự chỉ đạo quyết liệt, phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng và có hiệu quả giữa các thành viên Ban chỉ đạo, các bộ, ngành và địa phương làm thay đổi nhận thức về thiên tai của các cấp chính quyền địa phương và đặc biệt là người dân. Do vậy, trong những năm gần đây hầu như không có thiệt hại về người, tàu thuyền trên biển do bão; công tác dự báo đã được tăng cường về chất lượng, bổ sung về số lượng và kịp thời về các bản tin khi xảy ra thiên tai giúp Ban Chỉ đạo Trung ương cũng như các địa phương, các bộ ngành có chỉ đạo, ứng phó theo sát với diễn biến thiên tai.

Thời gian tới, Phó Thủ tướng đề nghị các thành viên của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản, quy phạm pháp luật; tiếp tục công tác thông tin, truyền thông đến người dân kịp thời, đầy đủ diễn biến của thiên tai để chủ động phòng, tránh; trang bị cho người dân đầy đủ kiến thức về phòng, chống thiên tai thông qua các hình thức tuyên truyền, tập huấn, diễn tập bài bản giúp thay đổi từ từ nhận thức của người dân. Bên cạnh đó, cần xây dựng và nâng cấp trung tâm Điều hành ứng phó thiên tai; tiếp tục nghiên cứu các giải pháp khoa học kỹ thuật ứng phó với thiên tai trong bối cảnh biến đổi khí hâu và nước biển dâng; và phối hợp chặt chẽ và có hiệu quả với các cơ quan thông tấn báo chí để thông tin kịp thời tới người dân diễn biến thiên tai.

Fistenet, 12/01/2016
Đăng ngày 13/01/2016
Hà Kiều
Kinh tế

Cua ghẹ Việt Nam tăng trưởng ấn tượng khi hút hàng tại Trung Quốc

Xuất khẩu cua ghẹ và các loại giáp xác khác của Việt Nam đang có sự bứt phá ngoạn mục trên thị trường quốc tế, đặc biệt là tại Trung Quốc. Số liệu từ tháng 9/2024 cho thấy, ngành hàng này tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng, mở ra nhiều cơ hội phát triển trong thời gian tới.

Ghẹ
• 09:34 20/11/2024

Xuất khẩu cua ghẹ và nhuyễn thể tiếp tục tăng từ đầu năm đến nay

Ngành thủy sản Việt Nam đã ghi nhận những tín hiệu khả quan trong xuất khẩu, đặc biệt đối với nhóm sản phẩm cua ghẹ và nhuyễn thể có vỏ. Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản cả nước đã đạt mức ấn tượng trong tháng 10/2024, với kim ngạch hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhuyễn thể
• 11:14 18/11/2024

Phát triển các sản phẩm thủy sản có giá trị gia tăng

Ngành thủy sản là một trong những trụ cột kinh tế quan trọng của Việt Nam, đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu và giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động. Tuy nhiên, để nâng cao giá trị, tăng sức cạnh tranh và mở rộng thị trường, phát triển các sản phẩm thủy sản có giá trị gia tăng là hướng đi tất yếu và bền vững.

Tôm chế biến sẵn
• 10:07 18/11/2024

Thị trường xuất khẩu tôm và các tiêu chuẩn quốc tế

Ngành nuôi tôm hiện nay đóng góp lớn vào nền kinh tế ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, và Indonesia. Với nhu cầu tiêu thụ tôm ngày càng tăng ở các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, và Nhật Bản, xuất khẩu tôm trở thành một ngành quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế và tạo ra hàng triệu việc làm. Tuy nhiên, để có thể gia nhập và duy trì chỗ đứng tại các thị trường xuất khẩu quốc tế, tôm phải đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Tôm xuất khẩu
• 09:41 15/11/2024

Tự tin thể hiện ý tưởng cùng Tương Lai Thủy Sản Việt: Thế Hệ Mới, Level Mới

Tương Lai Thủy Sản Việt: Thế Hệ Mới, Level Mới là cuộc thi viết được tổ chức bởi Tép Bạc. Cuộc thi dành cho tất các các đối tượng sinh viên đam mê ngành thủy sản tại Việt Nam. Đây là cơ hội để các bạn tự do thể hiện mọi góc nhìn và ý tưởng của mình đối với ngành thủy sản.

Cuộc thi viết
• 13:37 20/11/2024

Đặc điểm sinh sản kỳ thú của rồng lá biển

Rồng lá biển (Phyllopteryx) là một trong những loài sinh vật biển kỳ thú bậc nhất với vẻ ngoài vô cùng độc đáo, khiến chúng dễ bị nhầm lẫn với thực vật hơn là động vật.

Rồng lá biển
• 13:37 20/11/2024

Niềm tự hào của người ươm mầm tương lai

Thuở còn đi dạy, tôi thường lên mạng tìm kiếm tài liệu bổ sung cho các bài giảng của mình. Một lần tình cờ tôi tìm đến trang web có tên rất ngộ nghĩnh và dễ thương: Tepbac.

Anh Trần Duy Phong
• 13:37 20/11/2024

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 13:37 20/11/2024

Giảm tiêu hao nguyên liệu sản xuất trong nuôi tôm

Hiệu quả sản xuất luôn là mối quan tâm hàng đầu của người nuôi. Một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả là mức độ tiêu hao nguyên liệu sản xuất. Việc giảm tiêu hao không chỉ giúp tiết kiệm chi phí mà còn tăng lợi nhuận và bảo vệ môi trường. Dưới đây là các phương pháp thiết thực giúp giảm tiêu hao nguyên liệu trong nuôi tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 13:37 20/11/2024
Some text some message..