Top 6 thị trường mua rất nhiều một loài nhuyễn thể mua nhiều nhất

Trong khi xuất khẩu tôm, cá tra của Việt Nam giảm sâu trong 2 tháng đầu năm 2023 thì xuất khẩu mực, bạch tuộc, các loại nhuyễn thể lại tăng mạnh. Đây là tiềm năng phát triển rất lớn của ngành thủy sản Việt Nam.

Đóng gói sò
Trong khi xuất khẩu tôm, cá tra của Việt Nam giảm sâu trong 2 tháng đầu năm 2023 thì xuất khẩu mực, bạch tuộc, xuất khẩu nhuyễn thể lại tăng mạnh. Ảnh: TTXVN

Xuất khẩu nhuyễn thể tăng 30%

Theo báo cáo của Hiệp hội Xuất khẩu và Chế biến thủy sản Việt Nam (VASEP), trong khi giá trị xuất khẩu các mặt hàng thủy sản chủ lực trong tháng 2/2023 giảm so với cùng kỳ năm 2022 (trong đó tôm giảm sâu nhất đạt 208 triệu USD, giảm 15%; cá tra đạt 156 triệu USD, giảm 9% thì xuất khẩu mực, bạch tuộc tăng tới 76%; xuất khẩu nhuyễn thể có vỏ tăng 30%…

Cụ thể, thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy, trong tháng 2/2023, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 610,07 triệu USD, tăng 33,4% so với tháng 01/2023, nhưng giảm 3,6% so với tháng 2/2022. Tính chung 2 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,06 tỷ USD, giảm 29,1% so với cùng kỳ năm 2022. 

Đáng chú ý, trong tháng 2/2023, Trung Quốc trở thành thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam, đạt 101,94 triệu USD, tăng 25,9% so với tháng 2/2022. 

Lũy kế 2 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc đạt 126,5 triệu USD.

Nhật Bản là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn thứ 2 trong tháng 2/2023, đạt 95,4 triệu USD, tăng 25,7% so với tháng 2/2022. Tính chung 2 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản đạt 186,46 triệu USD, giảm 10,7% so với cùng kỳ năm 2022. 

Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Mỹ tiếp tục giảm mạnh, giảm 40,5% so với cùng kỳ năm 2022, trong tháng 2/2023 chỉ đạt 86,96 triệu USD. Tính chung 2 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Mỹ đạt 154,5 triệu USD, giảm 55,3% so với cùng kỳ năm 2022.

Tiềm năng xuất khẩu nhuyễn thể còn lớn

Báo cáo của VASEP cho thấy, trong 10 tháng năm 2022, xuất khẩu nhuyễn thể có vỏ đạt trên 124 triệu USD, tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, xuất khẩu nghêu chiếm 70% đạt trên 87 triệu USD. Những thị trường chính nhập khẩu các mặt hàng nhuyễn thể có vỏ của Việt Nam gồm EU chiếm 64%, Mỹ chiếm 11%, các nước CPTPP chiếm 13%, Đài Loan chiếm 7% và Anh chiếm trên 4%.

Xuất khẩu nhuyễn thể có vỏ sang khối CPTPP tập trung chủ yếu vào thị trường Nhật Bản, chiếm hơn 9% tổng xuất khẩu của cả nước.

Năm 2022, xuất khẩu nhuyễn thể có vỏ đạt khoảng 150 triệu USD, tăng 6% so với năm 2021, trong đó riêng nghêu chiếm 70% với giá trị đạt khoảng 105 triệu USD.

Dân Việt
Đăng ngày 21/03/2023
K. Nguyên
Tổng hợp

Phân biệt mật mía và mật rỉ đường chỉ trong 1 giây

Mật rỉ đường và mật mía đều là sản phẩm được làm từ cây mía. Tuy có nhiều điểm tương đồng về màu sắc, nhưng nhiều người dễ nhầm lẫn giữa hai loại này. Để hiểu rõ hơn về sự khác biệt giữa mật mía và mật rỉ đường, hãy cùng tìm hiểu thông tin chi tiết trong bài viết này của Tép Bạc.

Mật rỉ đường
• 11:00 08/12/2023

Mối nguy hiểm tiềm ẩn từ đuôi cá đuối

Trong trường hợp cảm nhận được sự nguy hiểm, đe dọa từ con người, một số loài cá đuối thường tự vệ bằng cách tấn công con người bằng nọc độc từ chiếc đuôi của chúng.

Cá đuối
• 09:49 08/12/2023

Cây thủy sinh trong ao hồ có tác dụng như thế nào?

Trong ao hồ, người ta thường chọn những loại cây thủy sinh để trồng vào đó. Vậy, cây thủy sinh có tác dụng như thế nào đối với ao hồ. Hãy cùng tìm hiểu trong phạm vi bài viết dưới đây nhé!

Cây thủy sinh
• 10:30 07/12/2023

Giải thích hiện tượng tôm càng xanh "ăn thịt đồng loại"

Tôm càng xanh là một loài động vật ăn tạp, chúng ăn nhiều loại thức ăn khác nhau, bao gồm cả động vật và thực vật. Trong điều kiện nuôi nhốt, tôm càng xanh thường ăn thịt đồng loại. Tại sao lại xảy ra hiện tượng này, hãy cùng tìm hiểu thông qua nội dung bài viết sau đây nhé!

Tôm càng xanh
• 08:00 03/12/2023

Cùng nhà Tép đến với Festival tôm Cà Mau 2023

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là sự kiện vô cùng hấp dẫn, có quy mô cấp khu vực. Nổi bật nhất trong các hoạt động khuôn khổ của chương trình, phải kể đến chương trình trưng bày gian hàng về thiết bị và sản phẩm về tôm.

Tép Bạc
• 13:38 11/12/2023

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 13:38 11/12/2023

Ứng dụng của đồng hữu cơ trong nuôi tôm

Đồng hữu cơ được sử dụng rộng rãi trong chăn nuôi. Việc bổ sung đồng hữu cơ trong khẩu phần ăn tác động ở cấp độ tế bào vật nuôi. Hãy cùng tìm hiểu về định nghĩa đồng hữu cơ cũng như các lợi ích của chúng trong nuôi tôm nhé!.

Tôm thẻ chân trắng
• 13:38 11/12/2023

Phân biệt mật mía và mật rỉ đường chỉ trong 1 giây

Mật rỉ đường và mật mía đều là sản phẩm được làm từ cây mía. Tuy có nhiều điểm tương đồng về màu sắc, nhưng nhiều người dễ nhầm lẫn giữa hai loại này. Để hiểu rõ hơn về sự khác biệt giữa mật mía và mật rỉ đường, hãy cùng tìm hiểu thông tin chi tiết trong bài viết này của Tép Bạc.

Mật rỉ đường
• 13:38 11/12/2023

Có nên lạm dụng thuốc tây trong nuôi tôm thẻ?

Hiện nay, bà con nuôi tôm đang truyền miệng nhau hình thức sử dụng thuốc tây (hay còn gọi là thuốc tân dược). Điều đặc biệt đáng nói ở đây là người nuôi không biết các loại thuốc này sử dụng cho tôm có thật sự hiệu quả hay không? Hôm nay hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu vấn đề này nhé!

Thuốc tây
• 13:38 11/12/2023