TP Hồ Chí Minh đối diện nguy cơ tái ngập

Theo các chuyên gia, nếu không có giải pháp giải quyết từ gốc, nguy cơ tái ngập trên diện rộng sẽ diễn ra tại TP.HCM và việc chống ngập cục bộ sẽ không mang lại hiệu quả.

TPHCM
Chỉ cần một cơn mưa vừa, đoạn đường 3 tháng 2 (quận 11) lại biến thành sông.

Mưa là ngập

Báo cáo của UBND TP Hồ Chí Minh cho biết, từ đầu năm đến nay, các dự án cải tạo, phát triển hệ thống thoát nước đã phát huy tác dụng, công tác giảm ngập trên địa bàn đã đạt được nhiều kết quả khả quan. Từ đầu mùa mưa đến nay, thành phố chỉ xảy ra 9 trận mưa gây ngập, làm ngập 7 điểm, giảm 36,4% so với cùng kỳ (cùng kỳ có 11 điểm ngập) và 3 điểm ngập do triều cường, giảm 25% so với cùng kỳ (cùng kỳ có 4 điểm ngập).

Tuy nhiên, trên thực tế, dù chưa vào mùa cao điểm mưa bão, nhưng chỉ cần một cơn mưa lớn, nhiều khu vực trong thành phố đã lại “đường lại biến thành sông”. Bà Trần Thị Tám, một người dân sống trên Đường 3 tháng 2 (quận 11) than thở: “Năm nào vào mùa mưa chúng tôi cũng khốn khổ vì phải canh chừng, nếu không nước tràn vào nhà gây hư hỏng đồ đạc. Thậm chí, tình trạng ngập lụt năm nay còn nặng hơn. Nếu như mấy năm trước, chỉ những cơn mưa rất lớn và kéo dài hàng giờ mới gây ngập, thì từ đầu năm đến nay, hễ cứ có cơn mưa hơi lớn là hầu như đường sá ở đây chìm trong nước".

Tương tự, từ đầu mùa mưa đến nay, chỉ cần một cơn mưa vừa là khu vực đường Hòa Bình (trước công viên văn hóa Đầm Sen - giáp ranh quận 11 và quận Tân Phú), khu vực Bàu Cát (quận Tân Bình) đã bị ngập nặng.

Không chỉ khu vực phía Tây thành phố bị ngập, những điểm ngập “truyền thống” lâu nay tại quận Bình Thạnh, Thủ Đức... năm nay đều ngập khi có mưa vừa và mưa to. Đau lòng hơn, cơn mưa lớn chiều ngày 8/7 đã làm khu vực gần làng Đại học Thủ Đức ngập nặng, khiến 2 nữ sinh trên đường về ký túc xá bị nước cuốn trôi xuống suối Nhum, một em tử vong.

Lý giải nguyên nhân của tình trạng này, Trung tâm điều hành chương trình chống ngập nước TP Hồ Chí Minh cho biết, hiện 75% các khu vực bị ngập do khả năng thoát nước của hệ thống thoát nước mưa chỉ đáp ứng được lượng mưa 80 mm. Trong khi đó, các trận mưa có tổng lượng trên 85 mm xuất hiện thường xuyên và có xu hướng tăng dần; tức là vượt hơn tần suất tính toán trong thiết kế hệ thống thoát nước. Bên cạnh đó, một số dự án như dự án cải tạo tuyến kênh Tân Hóa - Lò Gốm đang triển khai chậm, khiến dòng chảy bị tắc nghẽn, dẫn đến việc ngập khi có mưa lớn ở các địa bàn quận 6, 10, 11, Tân Phú, Tân Bình.

Tăng đầu tư chống ngập

Ông Đỗ Tấn Long, Trưởng phòng Quản lý hệ thống thoát nước (Trung tâm điều hành chương trình chống ngập nước thành phố), cho rằng, công việc cấp bách hiện nay để giải quyết tình trạng ngập nước là phải đảm bảo vận hành tốt hệ thống thoát nước cũ, xây dựng và đấu nối đồng bộ các tuyến cống mới, triển khai nạo vét kênh rạch. Đồng thời, việc hoàn thành hệ thống cống kiểm soát ngăn triều chống ngập khu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè, dự án cống thoát nước Bình Lợi (phường 13, quận Bình Thạnh) cùng với cống ngăn triều Bình Triệu sẽ giảm tình trạng ngập úng do mưa hay triều cường trên quy mô 7 quận nội thành: quận 1, 3, 10, Bình Thạnh, Tân Bình, Phú Nhuận và Gò Vấp.

Mới đây, UBND TP Hồ Chí Minh cũng đã tạm ứng hơn 40 tỷ đồng từ ngân sách thành phố cho Trung tâm điều hành chương trình chống ngập nước thực hiện các dự án chống ngập nước trong năm nay. Số tiền này sẽ được dùng để cải tạo hệ thống thoát nước ở đường Trang Tử, đường Trần Hưng Đạo, đường Dương Tử Giang (quận 5), đường Phạm Đình Hổ, đường Tân Hòa Đông (quận 6); đường 3 tháng 2 (quận 11). Ngoài ra, UBND thành phố cũng đã tạm ứng 30 tỷ đồng cho quận Thủ Đức đẩy nhanh tiến độ thi công dự án xây dựng kè chống ngập úng, sạt lở ven sông Sài Gòn (khu phố 8, phường Linh Đông, quận Thủ Đức).

UBND TP Hồ Chí Minh cũng vừa trình Thủ tướng Chính phủ xem xét bổ sung 2 dự án chống ngập vào Chương trình hỗ trợ ứng phó biến đổi khí hậu để được ưu tiên bố trí vốn, gồm dự án cống kiểm soát triều Vàm Thuật và cống kiểm soát triều rạch Nước Lên với tổng mức đầu tư khoảng 813 tỷ đồng.

Với những nỗ lực này, hy vọng tình trạng ngập úng tại TP Hồ Chí Minh sẽ được giải quyết trong thời gian tới, tạo điều kiện cho người dân đảm bảo cuộc sống.

Mặc dù hiện nay vùng trung tâm TP Hồ Chí Minh không còn xuất hiện các điểm ngập, nhưng nhiều chuyên gia lo ngại sẽ tái ngập khi có mưa to cùng với triều cường dâng cao. Theo đó, nếu tình trạng mưa lớn, thời gian mưa kéo dài nhiều giờ xảy ra cùng lúc đỉnh triều cường vượt mức báo động III sẽ gây ngập nặng ở nhiều khu vực, nhất là các khu vực có địa hình thấp hơn đỉnh triều.

Báo Tin Tức
Đăng ngày 25/07/2013
Bài và ảnh: M.Thuyết-H.Tuyết
Môi trường

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 10:55 20/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:42 14/11/2024

Tìm hiểu các loại vi sinh vật trong nước thải

Vi sinh vật trong nước thải đóng vai trò quan trọng trong việc phân hủy các chất hữu cơ và làm sạch nước. Hiểu biết về các loại vi sinh vật này sẽ giúp chúng ta tối ưu hóa quá trình xử lý nước thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bảo vệ nguồn nước.

Nước thải ao nuôi
• 09:38 12/11/2024

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 09:53 05/11/2024

Giải thích cơ chế cắt tảo ao nuôi bằng vi sinh

Trong quá trình nuôi tôm, sự xuất hiện và phát triển quá mức của các loại tảo độc như tảo lam, tảo giáp hay tảo mắt,… luôn là một thách thức lớn đối với người dân.

Ao nuôi
• 08:32 29/11/2024

Tôm sinh thái của Việt Nam: Mở khóa tiềm năng tại thị trường Châu Âu và Hoa Kỳ

Khi người tiêu dùng ở châu Âu và Hoa Kỳ ngày càng coi trọng sức khỏe và các mối quan tâm về môi trường, tôm sinh thái đang nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản.

Tôm sú
• 08:32 29/11/2024

Từ loài cá gây sợ hãi đến món ăn sánh ngang với tôm hùm

Trước đây, cá thầy tu là một trong những loài cá được cho là sở hữu ngoại hình lập dị nhất thế giới đại dương và thậm chí còn từng bị nước Pháp cấm săn bắt và buôn bán vì nó mang lại nỗi khiếp sợ cho khách hàng.

Món cá
• 08:32 29/11/2024

Giải quyết vấn đề nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm

Nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm là một trong những vấn đề nghiêm trọng mà người nuôi tôm phải đối mặt. Loại nấm này gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe của tôm, làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm, thậm chí dẫn đến thiệt hại lớn về kinh tế.

Nấm đồng tiền
• 08:32 29/11/2024

Xử lý cá cảnh bị nấm: Hướng dẫn chi tiết và hiệu quả

Nấm là một trong những vấn đề thường gặp ở cá cảnh, đặc biệt là khi môi trường sống của chúng không được duy trì đúng cách. Nấm có thể xuất hiện dưới dạng các vết loét trắng trên da, vây hoặc mang cá, khiến cá bị suy yếu và dễ mắc các bệnh khác.

Bệnh nấm cá
• 08:32 29/11/2024
Some text some message..