Trà Vinh: Báo động tình trạng khai thác thủy sản bằng lưới mùng

Hoạt động khai thác thủy sản bằng lưới mùng hiện đang phát triển rầm rộ ở các cửa sông lớn và vùng ven biển tỉnh Trà Vinh. Mặc dù lưới mùng là phương tiện bị cấm khai thác nhưng vì lợi nhuận trước mắt, nhiều người dân đành làm ngơ và vô tình làm tận diệt nguồn lợi thủy sản quý giá mà thiên nhiên ban tặng.

Trà Vinh: Báo động tình trạng khai thác thủy sản bằng lưới mùng
Lưới mùng - Ngư cụ khai thác thủy sản thường thấy ở vùng ven biển. ( Ảnh: N. Hoàng)

Theo thống kê sơ bộ của ngành chức năng tỉnh Trà Vinh, hiện toàn tỉnh có trên 600 hộ hoạt động nghề khai thác thủy sản bằng lưới mùng. Tập trung chủ yếu là ở các xã ven biển và ở 2 cửa sông Tiền và sông Hậu. Trong đó, chỉ tính riêng tại 16km dọc đường bờ biển xã Đông Hải, huyện Duyên Hải đã có trên 300 hộ dân khai thác thủy sản bằng lưới mùng. Con số này vẫn chưa dừng lại. Bởi, ngoài ngư dân địa phương thì có khoảng hơn 100 hộ ngư dân từ các tỉnh Bến Tre, Cà Mau sang đóng đáy, lưới mùng ngoài khơi.


Hàng trăm miệng lưới mùng ven biển ở xã Đông Hải ( Ảnh: N, Hoàng)

Do lưới mùng là một loại phương tiện khai thác có mắt lưới rất nhỏ ( khoảng 1 hoặc 2 mm) nên người dân có thể khai thác được tất cả các loại thủy sản có kích thước nhỏ bé. Bởi thế, dù trái với quy định của pháp luật, nhưng người dân vẫn cứ làm ngơ, khai thác thủy sản bằng miệng lưới mùng. Ông Nguyễn Văn Bon, ấp Định An, xã Đông Hải huyện Duyên Hải cho biết: “Gia đình tôi có 5 miệng lưới mùng, 4 miệng lưới chỉ. Biết không được xài lưới mùng nhưng vì hoàn cảnh khó khăn nên mới làm”. Tiếp lời ông Bon, bà Lâm Thị Khâu cùng  ấp Định An, xã Đông Hải, Duyên Hải “Nhà tôi có 5 miệng lưới mùng, xài vậy cho đỡ tốn kém chứ xài lưới chỉ thì không có nhiều tiền để đầu tư. Thường thu được ruốc để bán và phơi phân đong giạ cho người ta”.


Ruốc – Sản phẩm thu được từ lưới mùng. (N. Hoàng)

Nhiều người dân gắn bó với nghề đóng đáy biển bằng miệng lưới chỉ cho rằng vì lợi nhuận trước mắt quá lớn, người ta không nghĩ đến việc cạn kiệt nguồn tài nguyên thủy sản. Với cách khai thác này, mỗi đêm, ngư dân có thể có thu nhập từ 500.000 – 1.000.000 đồng. Bà Nguyễn Thị Ký, ấp Phước Thiện, xã Đông Hải nói: “Xài lưới mùng thì Nhà nước cấm đó, mà dân ở đây, người ta biết xã đi kiểm tra là dẹp đồ hết”.

Qua khảo sát, mỗi miệng lưới mùng mà người dân đang sử dụng có giá thành khoảng 700 – 1.000.000 đồng. Ngư cụ này đầu tư khá thấp, lại dễ cơ động, di chuyển và có thể khai thác nhiều loại thủy sản, nhất là con ruốc. Vấn đề đặt ra là tại sao biết việc khai thác này bị cấm nhưng người dân vẫn cứ tiếp tục khai thác.Ông Huỳnh Công Chức, ấp Định An, xã Đông Hải, huyện Duyên Hải chia sẽ: “Lưới mùng thì có tác động mạnh lắm, con tôm, cá nó dính hết, những tháng im im không có gió, nó vô bờ để đẻ trứng thì bị bắt hết, ngay cả trứng nó cũng dính vô lưới mùng hết”.


Người dân thu hoạch sản phẩm từ biển về.

Để khắc phục tình trạng khai thác thủy sản bằng lưới mùng với mật độ tương đối dày đặc như hiện nay, hy vọng ngành chức năng tỉnh Trà Vinh và các cấp chính quyền cần có sự ra quân đồng bộ để tuần tra, xử lý hành vi vi phạm, gây nguy cơ tận diệt nguồn lợi thủy sản. Bởi, nếu không sớm ngăn chặn nạn khai thác thủy sản bằng lưới mùng thì trong tương lai, những trẻ em làng chài sẽ khó có thể theo nghề chài lưới… vì sẽ chẳng còn cá, ruốc để chúng đánh bắt nữa.

THTV
Đăng ngày 21/05/2018
Minh Thùy - Châu Tuấn
Đánh bắt

Gỡ khó trong cấp giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản

Ngành thủy sản Việt Nam đang nỗ lực gỡ "thẻ vàng" IUU từ Ủy ban Châu Âu (EC), trong đó việc cấp giấy xác nhận (SC) và chứng nhận (CC) nguyên liệu thủy sản khai thác là nhiệm vụ trọng tâm. Tuy nhiên, nhiều bất cập trong triển khai đã gây khó khăn cho doanh nghiệp, ảnh hưởng đến xuất khẩu.

Thu hoạch cá
• 10:47 17/12/2024

Bình Định sửa đổi, bổ sung một số tiêu chí đặc thù và quy trình xét duyệt hồ sơ

Ngày 10/12/2024, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 84/2024/QĐ-UBND về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định tiêu chí đặc thù và quy trình xét duyệt hồ sơ

Tàu cá
• 10:17 16/12/2024

Tiếp tục tăng cường công tác phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý tình trạng tàu cá Bình Định

Trong thời gian qua một số tàu cá Bình Định (có chiều dài từ 12 mét đến dưới 15 mét thường xuyên làm nghề câu mực ở vùng biển phía Nam) có dấu hiệu, nguy cơ cao vi phạm vùng biển nước ngoài, nhất là vào thời gian cuối năm đến khoảng giữa năm sau, là mùa khai thác thuỷ sản chính (tàu cá Bình Định bị nước ngoài bắt giữ thường xảy ra trong khoảng thời gian này).

Tàu cá
• 10:15 11/12/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 10:17 25/11/2024

Vấn đề tồn tại lớn của EHP: Không có thuốc đặc trị, khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh

Trong những năm gần đây, ngành nuôi nuôi tôm đã chứng kiến sự gia tăng nghiêm trọng của các bệnh gây thiệt hại lớn, trong đó có bệnh do EHP. Hai vấn đề tồn tại lớn nhất của bệnh EHP là không có thuốc đặc trị và khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh. Những thách thức này đang khiến ngành nuôi tôm gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm soát và phát triển bền vững.

Tôm
• 09:24 28/12/2024

Tép cảnh có thể nuôi chung với cá cảnh không? Những điều cần biết để tránh rủi ro

Tôm cảnh đang ngày càng trở thành lựa chọn yêu thích của những người đam mê thủy sinh nhờ vẻ đẹp sặc sỡ và khả năng làm sạch bể tự nhiên.

Tép cảnh
• 09:24 28/12/2024

Xác định khẩu phần ăn phù hợp theo giai đoạn phát triển của tôm

Tôm là loài động vật thủy sinh có nhu cầu dinh dưỡng thay đổi tùy theo từng giai đoạn phát triển. Để đạt được năng suất cao, người nuôi cần hiểu rõ và xác định khẩu phần ăn phù hợp với mỗi giai đoạn của tôm. Điều này không chỉ giúp tôm tăng trưởng tốt mà còn tối ưu hóa chi phí thức ăn, cải thiện tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR), và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường ao nuôi.

Tôm thẻ
• 09:24 28/12/2024

Những quốc gia dẫn đầu trong xuất khẩu tôm sinh thái

Ngành thủy sản thế giới đã chứng kiến những chuyển biến đáng kể trong xu hướng nuôi trồng và xuất khẩu tôm. Trong số những quốc gia nổi bật, Ecuador và Ấn Độ đang vươn lên dẫn đầu thị trường tôm sinh thái nhờ vào những bước đi mang tính chiến lược và sự đổi mới trong công nghệ nuôi trồng.

Thu hoạch tôm
• 09:24 28/12/2024

Chuyên gia nói gì về triển vọng nuôi tôm bền vững?

Ngành nuôi tôm từ lâu đã trở thành trụ cột kinh tế của Việt Nam, đặc biệt tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nơi chiếm tới 45% diện tích nuôi tôm của cả nước.

Ao tôm
• 09:24 28/12/2024
Some text some message..