Trà Vinh: Cá lóc đầu nhím nhiễm bệnh chết hàng loạt

Các hộ nuôi cá lóc ở huyện Trà Cú (Trà Vinh) đang đối mặt cá nuôi bị nhiễm bệnh, chết hàng loạt. Điều đáng lo ngại là tuy triển khai thực hiện nhiều biện pháp phòng trị nhưng không đạt hiệu quả, có nguy cơ lan rộng.

Cá lóc đầu nhím. (Nguồn: thuysanvietnam.com.vn)
Cá lóc đầu nhím. (Nguồn: thuysanvietnam.com.vn)

Theo thống kê bước đầu, toàn huyện hiện có gần 40 hộ thả nuôi khoảng 2,5 triệu con giống trên diện tích 3,5ha bị thiệt hại. Trong đó, xã Định An có 20 hộ bị thiệt hại khoảng 1,3 triệu con giống; xã Đại An có 10 hộ bị thiệt hại khoảng 700 triệu con giống.

Cá nuôi bị chết đa phần nhiễm bệnh đỏ thân, chết ở giai đoạn 30-180 ngày tuổi, gây thiệt hại cho người nuôi ước khoảng 2,5 tỷ đồng.

Nuôi cá lóc ở huyện Trà Cú chỉ mới phát triển khoảng bốn năm gần đây. Lúc đầu chỉ có vài hộ tận dụng nguồn cá tạp trong khai thác biển để nuôi, thấy đạt hiệu quả nên nhiều hộ làm theo nay đã trở thành phong trào.

Toàn huyện Trà Cú hiện có khoảng 660 hộ thả nuôi 26 triệu con giống theo hình thức thâm canh (công nghiệp) trên diện tích khoảng 80ha mặt nước.

Giống cá lóc đầu nhím được nhiều người chọn nuôi, đây là giống cá mới rất dễ nuôi, lớn nhanh. Kể từ thả nuôi đến thu hoạch khoảng năm tháng có thể đạt trọng lượng từ 0,5 đến 1 kg/con. Mỗi năm có thể thả nuôi hai đợt, đợt 1 bắt đầu thả nuôi trong tháng Một và tháng Hai; đợt 2 thả nuôi vào tháng Tám đến tháng Chín.

Tuy vậy, các ngành chức năng tỉnh Trà Vinh khuyến cáo người dân không nên mở rộng diện tích nuôi cá lóc. Bởi vì, loại thủy sản này hiện chỉ tiêu thụ nội địa, nếu mở rộng diện tích ồ ạt cung sẽ vượt cầu, giá cả xuống thấp, dẫn đến thua lỗ khó tránh khỏi.

Bên cạnh đó, hệ thống thủy lợi ở vùng nuôi cá lóc hiện còn nhiều bất cập, môi trường nước đang có dấu hiệu bị ô nhiễm nặng, khả năng bị nhiễm bệnh là rất lớn.

Mặt khác, con giống nhân tạo tại địa phương hiện chưa sản xuất được, người nuôi phải đến các tỉnh khác mua con giống nên không quản lý được chất lượng. Một điểm nữa là trình độ người nuôi còn hạn chế, nuôi theo kiểu tự phát, nhỏ lẻ…/.

TTXVN
Đăng ngày 04/05/2013
huy hoàng
Dịch bệnh

Hiệu quả của các loại thuốc vi sinh trong phòng trị bệnh phân trắng ở tôm

Bệnh phân trắng là một trong những thách thức lớn đối với ngành nuôi trồng thủy sản, gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế do tỷ lệ chết cao và giảm năng suất.

Tôm phân trắng
• 11:29 05/02/2025

Tôm ruột cong: Nguyên nhân và biện pháp phòng trị

Tôm ruột cong là một trong những hiện tượng phổ biến nhưng gây không ít lo lắng cho người nuôi tôm. Khi mắc phải tình trạng này, tôm thường yếu, giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng, dễ bị bệnh, và có nguy cơ chết cao.

Tôm ruột cong
• 10:48 22/01/2025

Xử lý nấm đồng tiền trên ao bạt

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó, là một loại địa y, có mùi tanh khó chịu, khi xuất hiện trong ao nuôi sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường ao và sức khỏe tôm nuôi, nghiêm trọng hơn là có thể gây thiệt hại lớn đến nguồn kinh tế của người nuôi.

Nấm đồng tiền
• 10:08 21/01/2025

Nấm đồng tiền xuất hiện trên nhá tôm: Nhận biết và cách xử lý

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó, theo cách gọi dân gian của người nuôi, thực chất là một loại địa y chứ không đơn thuần là một loại nấm. Nấm đồng tiền có mùi tanh nồng, thường xuất hiện trong các ao nuôi tôm lâu năm, bám chặt vào nhá cho ăn, bạt, đất, đá và các dụng cụ trong ao gây nhiều khó khăn cho người nuôi.

Nấm đồng tiền
• 11:01 17/12/2024

Hiệu quả của các loại thuốc vi sinh trong phòng trị bệnh phân trắng ở tôm

Bệnh phân trắng là một trong những thách thức lớn đối với ngành nuôi trồng thủy sản, gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế do tỷ lệ chết cao và giảm năng suất.

Tôm phân trắng
• 06:27 06/02/2025

Cá có ngủ không? Và những sự thật kỳ lạ dưới lòng đại dương

Nhắc đến giấc ngủ, chúng ta thường hình dung đến những trạng thái nghỉ ngơi tuyệt đối như nhắm mắt, nằm yên và thư giãn.

Cá
• 06:27 06/02/2025

Thuần hóa tôm giống

Trong quá trình nuôi tôm, bước thuần hóa tôm giống đóng vai trò vô cùng quan trọng. Đây là giai đoạn giúp tôm giống thích nghi với môi trường ao nuôi, hạn chế tối đa sốc môi trường và các rủi ro về sức khỏe. Nếu thực hiện tốt, việc thuần hóa sẽ giúp tôm phát triển khỏe mạnh, tăng trưởng nhanh và giảm nguy cơ bệnh tật.

tôm giống
• 06:27 06/02/2025

Sự thật về rùa tai đỏ và lý do chúng bị cấm nuôi

Rùa tai đỏ là một trong những loài rùa cảnh được nuôi phổ biến tại Việt Nam. Với màu sắc bắt mắt và khả năng thích nghi tốt, nhiều người yêu thích và chọn nuôi chúng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rằng loài rùa này tiềm ẩn nhiều vấn đề về môi trường và pháp lý. Liệu nuôi rùa tai đỏ có hợp pháp không? Chúng có gây hại gì không? Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu kỹ tất tần tật về rùa tai đỏ trong bài viết dưới đây!

Rùa tai đỏ
• 06:27 06/02/2025

Phân biệt và lựa chọn tôm giống chất lượng cao

Trước nhu cầu con giống tăng và sự tràn lan của nhiều cơ sở nhỏ lẻ nhập khẩu tôm bố mẹ không rõ nguồn gốc, chất lượng thấp, giá rẻ để sản xuất giống thì việc chọn giống tốt, sạch bệnh được xem là yếu tố rất quan trọng để đảm bảo thành công của vụ nuôi.

Tôm giống
• 06:27 06/02/2025
Some text some message..