Trà Vinh khuyến cáo các hộ nuôi cá lóc tạm ngưng thả giống do hạn mặn

Ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh đang khuyến cáo các hộ nuôi cá lóc tại vùng nuôi trọng điểm của tỉnh tạm ngưng thả giống, chờ mưa xuống mới tiếp tục thả. Nguyên nhân, do tình hình mặn xâm nhập nội đồng đang diễn biến phức tạp, thường xuyên có độ mặn ở mức cao hơn 4‰, cá lóc rất dễ bị thiệt hại.

Nuôi cá lóc
Cá lóc là một trong những đối tượng thủy sản nuôi chính của tỉnh Trà Vinh

Tỉnh Trà Vinh có tổng diện tích nuôi cá lóc hơn 400 ha; trong đó, huyện Trà Cú chiếm khoảng 70% diện tích. Ông Huỳnh Văn Thảo, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Trà Cú cho biết, từ đầu năm đến nay, toàn huyện có 114 hộ thả nuôi gần 14 triệu con giống cá lóc trên diện tích gần 30 ha, giảm hơn 60 ha so với cùng kỳ năm trước. Do ảnh hưởng hạn, mặn, con giống cá lóc phát triển rất chậm. 

Cùng với nguy cơ rủi ro do hạn, mặn, các hộ nuôi cá lóc ở Trà Vinh đang gặp khó vì giá cá lóc nuôi ở Trà Vinh giảm mạnh.

Liên tục 3 tuần nay, cá lóc loại I, thương lái chỉ mua với giá 27.000-28.000 đồng/kg, giảm từ 22.000-23.000 đồng/kg so với 2 tháng trước; trong khi bình quân chi phí sản xuất mỗi kg cá lóc nuôi thương phẩm là 31.000 đồng. Như vậy, với sản lượng thu hoạch hơn 2.000 tấn cá lóc trong 3 tuần qua, nông dân huyện Trà Cú thua lỗ hơn 7 tỷ đồng.

Ông Huỳnh Văn Thảo cho biết thêm, trước đó, 2 năm liền, giá cá lóc thường xuyên ở mức cao, trên 35.000 đồng/kg nên các hộ trên địa bàn liên tục mở rộng diện tích nuôi tự phát. Năm 2019, toàn huyện có khoảng 1.200 hộ nuôi cá lóc trên tổng diện tích gần 300 ha, tăng gần 100 ha so với năm 2018.

Điều lo ngại là tại các vùng nuôi tự phát, hạ tầng thủy lợi chưa được đầu tư đồng bộ nên về lâu dài sẽ tác động xấu đến môi trường và nguy cơ dịch bệnh. Cùng với đó, việc nuôi cá lóc tự phát còn tiềm ẩn rủi ro về thị trường, do loại thủy sản này hiện chủ yếu tiêu thụ nội địa nên mở rộng diện tích sẽ dẫn đến cung vượt cầu, giá cả xuống thấp.

Do vậy, ngành nông nghiệp huyện Trà Cú khuyến khích các hộ nuôi thủy sản đa dạng hóa giống vật nuôi như tôm càng xanh, tôm thẻ chân trắng, cua biển, cá thác lác, cá sặc rằn… Ngành sẽ  hỗ trợ kỹ thuật, hướng dẫn người dân quy trình nuôi.

TRAVINH PORTAL
Đăng ngày 19/02/2020
Thanh Hòa
Nuôi trồng

Những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP trên tôm

Bệnh vi bào tử trùng EHP là một trong những bệnh nguy hiểm đối với tôm nuôi, gây ra thiệt hại lớn cho ngành thủy sản. Bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và tốc độ tăng trưởng của tôm mà còn gây khó khăn trong quản lý ao nuôi. Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP và các giải pháp hiệu quả mà người nuôi tôm cần biết.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:03 23/12/2024

Mật độ thả giống tối ưu cho từng loại hình nuôi tôm

Mật độ thả giống đóng vai trò then chốt ảnh hưởng đến sức khỏe, tốc độ tăng trưởng, và năng suất thu hoạch. Việc lựa chọn mật độ phù hợp không chỉ dựa trên loại hình nuôi mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện ao, kỹ thuật chăm sóc, và môi trường nước.

Ao nuôi tôm
• 09:51 23/12/2024

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:36 20/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 10:24 20/12/2024

Calciphos - Bí quyết giúp tôm nuôi lột xác nhanh bóng đẹp khỏe mạnh

Khoáng chất là một trong những yếu tố cốt lõi đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển toàn diện của tôm. Thiếu hụt khoáng chất có thể khiến tôm chậm lớn, vỏ mềm, dễ nhiễm bệnh. Calciphos với công thức được người nuôi tôm tin tưởng trong 15 năm là dung dịch khoáng đa vi lượng giúp người nuôi an tâm tôm cứng vỏ sau khi lột, chắc thịt, tăng cao tỷ lệ sống.

Calciphos Virbac
• 08:55 24/12/2024

Các lưu ý khi xử lý ao thả nuôi vụ tết 2025

Vụ nuôi thả dịp Tết luôn là thời điểm quan trọng trong ngành thủy sản. Xử lý ao nuôi tôm vụ Tết 2025 cần chú trọng các lưu ý đặc biệt để đảm bảo môi trường nước sạch, tôm khỏe mạnh, và đạt năng suất cao trong điều kiện thời tiết mùa Tết thường lạnh và có thể biến đổi thất thường.

Ao nuôi tôm
• 08:55 24/12/2024

Hướng đi xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam

Tôm Việt Nam từ lâu đã nổi tiếng trên thị trường quốc tế nhờ chất lượng và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, để gia tăng giá trị thương hiệu và cạnh tranh mạnh mẽ với các sản phẩm tôm khác trên thế giới, việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam là một yếu tố quan trọng.

Tôm thẻ
• 08:55 24/12/2024

Những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP trên tôm

Bệnh vi bào tử trùng EHP là một trong những bệnh nguy hiểm đối với tôm nuôi, gây ra thiệt hại lớn cho ngành thủy sản. Bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và tốc độ tăng trưởng của tôm mà còn gây khó khăn trong quản lý ao nuôi. Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP và các giải pháp hiệu quả mà người nuôi tôm cần biết.

Tôm thẻ chân trắng
• 08:55 24/12/2024

Mật độ thả giống tối ưu cho từng loại hình nuôi tôm

Mật độ thả giống đóng vai trò then chốt ảnh hưởng đến sức khỏe, tốc độ tăng trưởng, và năng suất thu hoạch. Việc lựa chọn mật độ phù hợp không chỉ dựa trên loại hình nuôi mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện ao, kỹ thuật chăm sóc, và môi trường nước.

Ao nuôi tôm
• 08:55 24/12/2024
Some text some message..