Trà Vinh thả nuôi hơn 37 triệu con cua biển

Nông dân ở các vùng ven biển của tỉnh Trà Vinh thuộc các huyện: Châu Thành, Cầu Ngang, Duyên Hải, thị xã Duyên Hải đang bước vào mùa vụ nuôi trồng thủy sản năm 2021, với con nuôi chủ yếu là cua biển, tôm sú, tôm thẻ chân trắng.

nuôi cua biển
Vụ nuôi 2021, Trà Vinh thả chủ yếu cua biển, tôm sú, tôm thẻ chân trắng.

Hiện cua biển đã được hàng chục nghìn hộ nông dân thả nuôi hơn 37 triệu con giống, diện tích trên 7.330 ha.

Ông Nguyễn Văn Vững, ở ấp Rạch Sâu, xã đảo Long Hòa, huyện Châu Thành cho biết, năm nay nước mặn trên sông Tiền xuất hiện sớm và tăng cao nên hầu hết hộ chuyên nuôi cua biển tranh thủ môi trường nước thuận lợi về độ mặn nên thả cua giống sớm để có thể nuôi được 3 vụ cua biển trong năm. 

Ông Vững cho biết thêm, nhiều năm nay nhờ giá cua biển thương phẩm ổn định với mức giá thấp nhất của cua thịt loại 4 – 5 con/kg từ 130.000 – 140.000 đồng/kg, nông dân nuôi 3 vụ cua/ năm thu được lợi nhuận từ 130 – 150 triệu đồng/ha mặt nước. Nếu so sánh với nuôi tôm sú, tôm thẻ bán thâm canh, lợi nhuận từ nuôi cua biển đem lại tương đương, nhưng có ưu thế về tính an toàn hơn so với với nuôi tôm không có đủ điều kiện an toàn kỹ thuật dễ gặp nhiều rủi ro dịch bệnh.

Theo ông Nguyễn Văn Quốc, Chi cục trưởng Chi cục Thuỷ sản Trà Vinh cho biết, những năm gần đây có rất nhiều hộ nông dân ở các vùng ven biển trong tỉnh không có đủ điều kiện để bố trí quy trình kỹ thuật an toàn hệ thống ao nuôi tôm theo hình thức thâm canh mật độ cao nên đã chọn cua biển làm con nuôi thay thế cho 1 hoặc 2 vụ nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng. Cụ thể năm 2020, diện tích nuôi cua biển của tỉnh tăng lên 23.000 ha, cao hơn những năm trước 5.000 – 7.000 ha. Tổng sản lượng cua biển nuôi trong tỉnh  thu hoạch được trên 71.000 tấn.

Theo ông Nguyễn Văn Quốc, cua biển là loài thủy sản dễ nuôi, chi phí đầu tư thấp, rất ít xảy ra dịch bệnh, mỗi năm có thể nuôi từ 2 – 3 vụ, tùy theo điều kiện vùng nuôi. Vì vậy, ngành nông nghiệp tỉnh luôn khuyến khích nông dân chọn cua biển làm con nuôi để thay thay thế 1 – 2 vụ nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng theo hình thức bán thâm canh, thâm canh nhưng không an toàn về quy trình kỹ thuật ao nuôi, nhằm đảm bảo tính hiệu quả bền vững.

TTXVN
Đăng ngày 18/02/2021
Phúc Sơn
Nuôi trồng

Giải pháp chống dịch bệnh EMS trong ngành nuôi tôm Việt Nam năm 2024

Năm 2024, Hội chứng chết sớm (EMS) không còn là thảm họa không thể kiểm soát của ngành nuôi tôm, mà trở thành động lực cho cuộc cách mạng công nghệ sinh học. Với sự kết hợp giữa công nghệ AI, nghiên cứu gen tiên tiến và các giải pháp sinh thái mới, chúng ta đang từng bước chinh phục thử thách này, hướng tới một nền nuôi trồng thủy sản bền vững, hiệu quả và ít rủi ro hơn bao giờ hết.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:37 04/12/2024

3 phương pháp chính tạo ra vụ nuôi thành công: An toàn sinh học, giám sát và đối phó với dịch bệnh

Để đạt được một vụ nuôi thành công, người nuôi cần áp dụng các phương pháp quản lý khoa học và bài bản. Trong đó, ba phương pháp chính và vô cùng quan trọng là an toàn sinh học, giám sát và đối phó với dịch bệnh. Những phương pháp này giúp bảo vệ sức khỏe cho tôm, duy trì chất lượng môi trường và đảm bảo hiệu quả kinh tế cho người nuôi.

Nuôi tôm
• 09:55 04/12/2024

Bọt xuất hiện do chất hữu cơ

Bọt trong ao nuôi tôm có thể là một vấn đề phổ biến nhưng không phải lúc nào cũng được quan tâm đúng mức.

Nước ao nuôi
• 09:46 04/12/2024

Men vi sinh trong phòng ngừa bệnh trong nuôi tôm

Các bệnh gây hại cho tôm như bệnh đầu vàng, bệnh đốm trắng, bệnh gan tụy, hay bệnh nấm thường xuyên xảy ra và có thể gây thiệt hại nghiêm trọng cho năng suất và chất lượng sản phẩm.

Vi sinh
• 10:44 03/12/2024

Tăng cường hợp tác và ứng dụng khoa học công nghệ để phát triển ngành tôm bền vững

Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (Bộ NN&PTNT) tổ chức tọa đàm với chủ đề: "Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ phát triển nuôi tôm nước lợ bền vững, giảm chi phí sản xuất, giảm phát thải, nâng cao hiệu quả".

Mô hình nuôi tôm
• 15:45 04/12/2024

Giải pháp chống dịch bệnh EMS trong ngành nuôi tôm Việt Nam năm 2024

Năm 2024, Hội chứng chết sớm (EMS) không còn là thảm họa không thể kiểm soát của ngành nuôi tôm, mà trở thành động lực cho cuộc cách mạng công nghệ sinh học. Với sự kết hợp giữa công nghệ AI, nghiên cứu gen tiên tiến và các giải pháp sinh thái mới, chúng ta đang từng bước chinh phục thử thách này, hướng tới một nền nuôi trồng thủy sản bền vững, hiệu quả và ít rủi ro hơn bao giờ hết.

Tôm thẻ chân trắng
• 15:45 04/12/2024

Cá sú mì: Một loài cá mang màu sắc của đại dương

Cá sú mì là một trong số ít những loài cá hiếm hoi có màu sắc tương đồng với màu của đại dương. Tuy nhiên, chính ngoại hình xinh đẹp kết hợp với hương vị độc đáo đã khiến tình trạng săn bắt trái phép loài cá này diễn ra ngày càng nghiêm trọng.

Cá sú mì
• 15:45 04/12/2024

3 phương pháp chính tạo ra vụ nuôi thành công: An toàn sinh học, giám sát và đối phó với dịch bệnh

Để đạt được một vụ nuôi thành công, người nuôi cần áp dụng các phương pháp quản lý khoa học và bài bản. Trong đó, ba phương pháp chính và vô cùng quan trọng là an toàn sinh học, giám sát và đối phó với dịch bệnh. Những phương pháp này giúp bảo vệ sức khỏe cho tôm, duy trì chất lượng môi trường và đảm bảo hiệu quả kinh tế cho người nuôi.

Nuôi tôm
• 15:45 04/12/2024

Bọt xuất hiện do chất hữu cơ

Bọt trong ao nuôi tôm có thể là một vấn đề phổ biến nhưng không phải lúc nào cũng được quan tâm đúng mức.

Nước ao nuôi
• 15:45 04/12/2024
Some text some message..