Trại cá bình tĩnh vượt "bão giá" thức ăn thủy sản

Dù giá thức ăn thủy sản đang rất cao, song cái khó ló cái khôn, nhưng người nuôi thủy sản nhạy bén, thích ứng vẫn có lợi nhuận.

trang trại thủy sản
Trang trại anh Nhất bán cá giống cho bà con nông dân, sau khi các nông hộ nuôi cá lớn trang trại sẽ thu mua lại để bán cá thịt. Ảnh: HB.

Hành trình “ba chìm bảy nổi”

Anh Nguyễn Văn Nhất, chủ trang trại cá ở thôn Côi Hạ, xã Phạm Trấn, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương, là thế hệ thứ ba trong gia đình có truyền thống nuôi thuỷ sản.

Trang trại của anh hiện có diện tích ao nuôi 20.000m2 với nhiều loại thuỷ sản giá trị (như cá trê, chuối hoa, chạch sụn, tôm đồng... ), đầu ra ổn định. Để có được thành quả như bây giờ, anh Nhất đã trải qua không ít thời gian vất vả vào Nam ra Bắc thử sức với nhiều ngành nghề khác nhau.

“Năm 2009, trang trại nuôi cá rô phi bị lỗ, không duy trì nổi, tôi phải bỏ nghề cá đi Đài Loan làm kinh tế. Ở nước ngoài, tôi tranh thủ thời gian rảnh rỗi, mày mò đi học hỏi các mô hình chăn nuôi thuỷ sản”, anh Nhất kể.

Tích lũy được kha khá kinh nghiệm, năm 2012, anh về nước mở trang trại nuôi cá rô đồng tại Cần Thơ, chuyên buôn cá ra ngoài Bắc, trung bình mỗi ngày chuyển khoảng 200 hộp xốp đựng cá bằng đường hàng không.

Đến năm 2014, do một số giới hạn về khâu vận chuyển khiến cá chết nhiều, lại thua lỗ, anh Nhất bỏ hẳn nghề cá, chuyển sang làm vận tải, du lịch. Song sau vài năm thử sức qua một số công việc khác nhau, anh nhận thấy nghề nuôi thuỷ sản vẫn nhiều tiềm năng hơn cả.

Với vốn kinh nghiệm tích lũy từ những năm bôn ba hải ngoại và truyền thống nuôi thủy sản của gia đình, năm 2018, anh quyết định quay trở lại với nghề nuôi thuỷ sản, dần dần phát triển quy mô diện tích ao nuôi lên đến 20.000m2 như ngày nay.

Một phần cá nuôi tại trang trại của anh Nhất là các giống cá trong nước, phần còn lại là giống nhập từ Trung Quốc. Cá giống sau khi được tuyển chọn đạt yêu cầu sẽ xuất bán cho bà con nuôi thương phẩm.

Đối với những nông hộ lần đầu muốn khởi nghiệp nuôi thuỷ sản, anh Nhất luôn khuyên bà con cần tìm hiểu kỹ về con giống, về điều kiện chuồng trại, cách chăm sóc, đặc biệt là phải phù hợp với điều kiện khí hậu từng vùng miền, để từ đó giảm thiểu rủi ro khi đầu tư, tăng hiệu quả kinh tế. Bởi làm nông nghiệp luôn tiềm ẩn nhiều yếu tố bất lợi như thời tiết, dịch bệnh…

“Vấn đề đầu tiên bà con thường quan tâm là đầu ra. Tuy nhiên, mọi người cần lưu ý về kỹ thuật chăn nuôi cá, tôm thật tốt đã. Khi chăn nuôi tốt, cá, tôm thương phẩm sẽ bán được giá. Trường hợp những hộ nuôi chưa có đầu ra trang trại sẽ hỗ trợ bao tiêu theo giá thị trường”, anh Nhất nói.

trang trại thủy sản
Trang trại anh Nhất đã phát triển và mở rộng với nhiều loại thuỷ sản mang lại giá trị kinh tế cao như cá chuối hoa, trê lai, rô đồng, tôm. Ảnh: DV.

Anh chia sẻ câu chuyện của chính mình để làm dẫn chứng: “Những lúc thuận lợi, trang trại lãi khoảng 1 - 1,2 tỷ đồng từ việc bán cá giống, cá thịt. Thế nhưng cũng từng có lúc chúng tôi phải chịu cảnh cả xe cá chết vì đường xá vận chuyển xa xôi khiến cá mất nhớt, yếu đi nhanh chóng. Tính từ đầu năm 2022 đến giờ, chúng tôi đã bị 2 xe cá chết như thế, lỗ hơn 1 tỷ đồng”.

Mặt khác, phần lớn người dân hiện nay vẫn phát triển chăn nuôi thủy sản theo quy mô hộ gia đình nhỏ lẻ, tự phát. “Trong quá trình nuôi, cá bị bệnh, nhiều hộ lại tự chữa không đúng bệnh đúng thuốc. Trong khi việc nên làm là đem vật mẫu đi kiểm tra, xét nghiệm bằng phương pháp khoa học để tìm đúng bệnh, từ đó mới có đúng loại thuốc chữa cho đàn cá”, anh Nhất nói thêm.

giống cá lóc bông
Anh Nhất cho biết: "Mô hình nuôi cá trê, cá chuối hoa tận dụng chuồng lợn mang lại hiệu quả kinh tế tốt". Ảnh: HB.

Cách nào để không “mắc cạn” vì giá thức ăn chăn nuôi cao?

Với giá thức ăn chăn nuôi đang tăng cao như hiện nay, một số nông hộ chăn nuôi lợn muốn chuyển đổi sang nuôi thuỷ sản nhưng vẫn băn khoăn chưa rõ nếu tận dụng chuồng lợn để nuôi cá liệu có hiệu quả.

Giải đáp thắc mắc này, anh Nhất cho rằng, có thể áp dụng mô hình nuôi cá trê, chuối hoa… trên bể bạt hoặc tận dụng chuồng lợn cũng được. Tuy nhiên, bà con phải hiểu và nắm bắt thật tốt kỹ thuật nuôi, khi đó, tỷ lệ thành công có thể đạt tới 80%.

Để giảm áp lực chi phí khi giá thức ăn chăn nuôi ở mức cao, có thể sử dụng trùn quế, dế, sâu canxi (ruồi lính đen) làm thức ăn, nhưng nếu dùng cám công nghiệp thì vẫn thuận tiện nhất. Một phương án khác có thể tính đến là trộn 2 loại vừa nêu theo tỷ lệ 50 - 50.

Nhận định rằng kinh tế thị trường đang dần hồi phục sau đại dịch Covid-19, điều này là lợi thế giúp bà con phát triển thuỷ sản, thế nhưng anh Nhất vẫn lưu ý, những nông hộ mới lần đầu chuyển sang nuôi thuỷ sản thì cần bắt đầu từ những diện tích nhỏ, số lượng ít để thử nghiệm, sau đó nếu thấy hướng đi phù hợp phát triển kinh tế tốt mới nên mở rộng dần.

Nếu chọn cá chuối hoa hoặc cá trê tính bình quân 1kg cá tiêu thụ hết 1,5 kg cám. Với giá cám công nghiệp trung bình 30.000 - 32.000 đồng/kg, cá thương phẩm có giá rẻ nhất 75.000 - 80.000 đồng/kg, bà con vẫn lãi từ 15.000 - 20.000 đồng/kg. Nếu tận dụng được các loại thức ăn khác sẽ càng giảm bớt chi phí chăn nuôi, tăng lợi nhuận.

nuôi tôm đồng
Mô hình nuôi tôm đồng xen ghép với cá (trừ một số loài cá ăn thị như trê, chuối hoa...) cũng mang lại hiệu quả kinh tế cho người nông dân. Ảnh: Diệu Vy.

Ngoài việc tận dụng chuồng lợn nuôi cá, một mô hình khác cũng đang được nhiều hộ dân nghiên cứu áp dụng, đó là nuôi xen ghép tôm đồng với cá, giúp tiết kiệm chi phí sản xuất, tăng hiệu quả trên đơn vị diện tích nuôi.

Khi thả xen canh, tôm sẽ ăn thức ăn thừa của cá và ăn tảo…, nghĩa là không tốn chi phí thức ăn cho tôm. Thời gian thu hoạch tôm trong mùa hè là sau 70 ngày nuôi, mùa đông là 90 ngày, bà con chỉ cần “đánh tỉa thả bù” trung bình 1 mẫu/ngày thu hoạch được 2 - 3 kg cũng thu lợi nhuận trên dưới 500.000 đồng/ngày.

Anh Nhất khuyến cáo, với mô hình này, bà con không nên nuôi chung tôm với những loại cá ăn thịt như rô đồng, chuối hoa, trê…; tuyệt đối không sử dụng hoá chất, chỉ sử dụng men vi sinh định kỳ (10 - 15 ngày/lần) gây màu tảo cho tôm ăn.

Con tôm về cơ bản rất ít bệnh, tuy nhiên lại rất dễ bị ngạt không khí. Chính vì vậy, người nuôi cần sử dụng quạt nước giúp tạo dòng chảy và cung cấp ôxy cho ao nuôi. Vị trí đặt quạt nước cách bờ 1,5m, khoảng cách giữa 2 cánh quạt nước từ 60-80cm, lắp so le nhau; tuỳ hình dạng ao mà bố trí cánh quạt nước nhằm tạo được dòng chảy tốt nhất và cung cấp đầy đủ ôxy cho tôm.

Dự kiến trong thời gian tới, tôi sẽ triển khai nuôi cá theo hệ thống nước tuần hoàn, vừa để tiết kiệm nguồn nước, lại có thể tiếp cận với một số giống cá đặc sản cần môi trường nước sạch ...”, anh Nhất vui vẻ thông tin.

Sau nhiều năm nuôi thuỷ sản, nhắc đến kỷ niệm đáng nhớ nhất anh Nhất chia sẻ, năm 2004 anh nhập cá trê về nuôi vào thời điểm không ai ăn cá này. Nuôi đến khi xuất bán anh đem cá đi mời chào khắp các chợ từ Hải Phòng, Móng Cái, Thái Nguyên… ngày bán được 5 - 10kg. Anh cứ kiên trì như vậy trong khoảng thời gian 2-3 năm đến khi dân ăn quen bán được 1 -2 tạ cá, còn đến bây giờ cá trê được tiêu thụ theo tấn.

Nông nghiệp Việt Nam
Đăng ngày 26/07/2022
Diệu Vy - Huy Bình
Nông thôn

Từ lão nông nghèo đã trở thành triệu phú nhờ nuôi cá lồng

Nhờ mạnh dạn chuyển sang nuôi cá lồng trên dòng sông Đà, ông Lò Văn Bân đã có cuộc sống sung túc và thoát nghèo…

Ông Bân thoát nghèo nhờ nuôi cá lồng
• 15:46 06/07/2023

Nghề lạ đất Mũi, ngồi nhà trói cua Cà Mau kiếm 300.000 đồng/ngày

Nghề trói cua, lựa cua tại các cơ sở thu mua cua ở Cà Mau đã giúp cho nông dân nơi đây có thêm nguồn thu nhập khá.

Nghề trói cua Cà Mau
• 11:45 20/04/2023

Hai loại tôm lạ trên thị trường đắt hơn tôm hùm được nhiều người săn lùng

Hai loại tôm lạ này được đánh gia ngon hơn cả tôm hùm. Dù giá cao, chúng vẫn được nhiều người lùng mua thưởng thức.

Tôm tít
• 12:07 15/04/2023

Cà Mau: Giá cua tăng cao, nông dân mừng như "trúng số"

Việc nguồn cung khan hiếm, kéo theo nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng tăng mạnh trong những ngày qua là nguyên nhân khiến giá cua biển ở Cà Mau tăng cao.

Cua tăng giá
• 17:51 21/03/2023

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 11:29 19/04/2024

Chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Sáng ngày 12/4, tại xã Cát Minh (huyện Phù Cát), Trung tâm Khuyến nông Bình Định phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Phù Cát tổ chức lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng bán thâm canh – thâm canh hai giai đoạn ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc cho 20 hộ nuôi tôm trên địa bàn xã.

Tập huẩn
• 09:50 17/04/2024

Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản

Sáng ngày 05/4, Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản cho các hộ dân trên địa bàn các huyện Phù Mỹ và Tuy Phước để chuẩn bị công tác triển khai thực hiện các mô hình trong năm 2024.

Hộ dân
• 21:22 06/04/2024

Các địa phương trong không khí chào mừng 65 năm ngày truyền thống ngành thủy sản

Với ngành thuỷ sản Việt Nam thì ngày 1/4/1959 là ngày có ý nghĩa quan trọng, đánh dấu một dấu mốc quan trọng với ngành thuỷ sản nước ta, chính vì vậy mà các địa phương trên mọi miền đất nước đã và đang phát động nhiều phong trào nhằm kỷ niệm ngày lễ này.

Thả giống
• 08:00 31/03/2024

Chiết xuất Yucca giúp tăng cường sức khỏe vật nuôi, cải thiên chất lượng nước ao nuôi

Cây Yucca schidigera thuộc họ Agavaceae là dòng cây bản địa ở sa mạc Mojave và sa mạc Sonoran thuộc đông nam California, ở nam Nevada, tây Arizona. Mặt khác, nó cũng là loài bản địa ở Mexico.

Cây Yucca
• 20:17 23/04/2024

Tuyên truyền pháp luật về biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển

Trong 03 ngày, từ 22 – 24/4/2024, tại các xã Cát Tiến, Cát Khánh (huyện Phù Cát) và phường Tam Quan Nam (thị xã Hoài Nhơn), Sở Ngoại vụ tỉnh Bình Định tổ chức tuyên truyền một số văn bản pháp luật quy định về biển, biên giới trên biển và các vấn đề có liên quan đến biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển trên địa bàn tỉnh.

Biển đảo Việt Nam
• 20:17 23/04/2024

Ra khơi đi tìm kho báu dưới đáy biển

Trào lưu "ra khơi tìm kho báu"  đang xuất hiện rầm rộ và làm dậy sóng cộng đồng mạng những ngày qua, kho báu này có xác thực hay không thì còn là một ẩn số. Tuy nhiên, trong bài viết dưới đây, Tép Bạc sẽ giúp bạn đọc 4 kho báu có thật dưới lòng đại dương. Mời bạn đọc cùng tham khảo nhé!.

Lặn biển
• 20:17 23/04/2024

Giảm thiểu tác động từ biến đổi khí hậu đến hoạt động nuôi trồng thủy sản

Biến đổi khí hậu là một mối đe dọa lớn đối với sản xuất lương thực toàn cầu - bao gồm thủy sản và nuôi trồng thuỷ sản. Nó trực tiếp tác động, làm thay đổi các yếu tố môi trường sinh thái của động vật thủy sản ngoài tự nhiên và trong ao nuôi, do đó ảnh hưởng đến các hoạt động khai thác, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản.

Nuôi trồng thủy sản
• 20:17 23/04/2024

Rong xuất hiện nhiều trên vuông nuôi tôm

Hàng năm vào những thời điểm giao mùa, điều kiện thời tiết thường diễn biến phức tạp, không thuận lợi cho tôm nuôi phát triển, nguy cơ rủi ro và thiệt hại về dịch bệnh trên tôm nuôi là rất cao. Đặc biệt ở ao nuôi tôm quảng canh, rong xuất hiện rất nhiều và gây ra các ảnh hưởng trực tiếp đến vật nuôi dưới ao.

Rong tảo dày đặc
• 20:17 23/04/2024