Trại cá sấu bên đầm phá

Sau quá trình “trải nghiệm” các mô hình gây nuôi động vật khác nhau, anh Nguyễn Văn Nhân (thôn Lập An, thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, TT- Huế) đã dừng chân ở mô hình nuôi cá sấu nước ngọt.

Trang trại nuôi cá sấu nước ngọt của anh Nhân
Trang trại nuôi cá sấu nước ngọt của anh Nhân

Đam mê chăn nuôi từ nhỏ, không như các thanh niên khi rời ghế học đường, chọn cho mình con đường chữ nghĩa, Nguyễn Văn Nhân (SN 1978) lại trở về với vùng cát bên đầm Lập An, chọn nghề chăn nuôi để thỏa mãn ước mơ của mình.

Với lợi thế đất đai sẵn có, từ những năm 2009, vay mượn anh em bà con lối xóm, anh Nhân đã mạnh dạn đầu tư trang trại chăn nuôi trên vùng cát ven đầm Lập An. Ban đầu, anh chọn các mô hình từ nuôi heo rừng, heo thịt, gà ta đến nuôi nhím, ba ba, bồ câu Pháp. Cái thuở ước mơ còn “màu hồng” ấy tuy có sự thua lỗ nhưng đã cho anh những kinh nghiệm mà sau này như anh nói, những người không “có gan” làm ăn thì sẽ không bao giờ có được.

Qua nhiều mô hình chăn nuôi thử nghiệm, Nhân nhận thấy hiệu quả kinh tế không cao, rất khó mang lại thành công, nếu cứ tiếp tục đầu tư dần sẽ dẫn đến bế tắc. Không nản, sau nhiều suy tư, trăn trở, đầu năm 2012, anh đã mạnh dạn quyết định đầu tư hệ thống chuồng trại, đưa vào nuôi thử nghiệm mô hình cá sấu nước ngọt.

Sau khi tham quan, tìm hiểu và học tập kỹ thuật nuôi cá sấu nước ngọt ở ĐBSCL và được Chi cục Kiểm lâm TT- Huế cấp phép, anh Nhân đã đưa vào thả nuôi 150 con giống, với trọng lượng 50 gram/con. Nguồn giống cá sấu nước ngọt này phần lớn được nhập từ tỉnh Bạc Liêu.

Nhân tâm sự: “Đây là mô hình nuôi cá sấu nước ngọt đầu tiên trên địa bàn tỉnh TT- Huế cũng như ở các tỉnh khu vực Bắc miền Trung, vì thế khi bỏ vốn đầu tư mình cũng lo lắm. Những thất bát lần trước đã cho mình thấy chăn nuôi muốn thành công, hành trang của một người không chỉ có ước mơ mà thôi. Những tháng ngày đầu thả nuôi, mình gần như thức trắng, không rời mắt khỏi trang trại.

Cũng chính từ sự lo lắng buổi đầu này đã cho mình rất nhiều kinh nghiệm trong việc gây nuôi loài động vật này. Nhưng rồi mọi việc cũng êm xuôi, 150 con cá sấu với trọng lượng 50 gram/con sau thời gian nuôi sinh trưởng, phát triển tốt”.

Chia sẻ về kỹ thuật nuôi, Nhân cho biết, cá sấu là loài bò sát, có thân nhiệt phụ thuộc rất lớn môi trường sống, thích hợp với khí hậu nhiệt đới, chịu lạnh kém. Từ đặc điểm đó, với điều kiện và thời tiết cũng như môi trường khí hậu ở Lăng Cô, khá thuận lợi để cho cá sấu phát triển.

Một lợi thế mà Lăng Cô có được là nguồn thức ăn dành cho cá sấu khá dồi dào, nhất là các sản phẩm cá tươi các loại, vì vậy có thể chủ động quanh năm. Khi cá sấu được một năm tuổi, dài từ 80 -100 cm thì cần cho ăn mỗi ngày một lần vào khoảng 5 - 6 giờ chiều. Đến nay, sau gần một năm thả nuôi, nhìn chung cá sấu sinh trưởng và phát triển khá tốt, bình quân trọng lượng cá sấu tăng từ 1,5 - 2,5 kg/con.

Phú Lộc là địa phương có thế mạnh chăn nuôi, hiện có số lượng trang trại gây nuôi động vật rừng lớn nhất tỉnh TT- Huế, với 43 cơ sở, trang trại. Ngoài các trang trại gây nuôi động vật thông thường, còn có hai trang trại gây nuôi động vật quý hiếm, gồm một trang trại nuôi kỳ đà vân và một trang trại nuôi cá sấu của anh Nhân.
Từ những kinh nghiệm tích lũy được từ sách vở và thực tiễn, để tạo điều kiện cho cá sấu phát triển tốt hơn, chăn nuôi bài bản hơn, sau gần một năm thả nuôi, Nhân đã phân loại và bố trí thả nuôi cá sấu vào từng chuồng trại riêng.

Nói về những dự định tiếp trong thời gian tới, Nhân cho biết, trong tháng 6 này, cơ sở chăn nuôi của anh sẽ tiếp tục đầu tư mở rộng hệ thống chuồng trại và thả nuôi thêm 100 con. Theo Nhân, nếu sau ba năm nuôi mô hình này thành công, thị trường đầu ra ổn định, anh sẽ tiếp tục đầu tư và mở rộng quy mô trang trại.

Ông Lê Viết Hân, Phó hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Phú Lộc cho biết: Để tạo điều kiện thuận lợi cho người chăn nuôi trong việc phát triển gây nuôi động vật rừng cũng như quản lý tốt các mô hình này, Hạt đã không ngừng đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn các quy định Nhà nước về quản lý, bảo vệ và gây nuôi động vật rừng đến từng cơ sở, trang trại, giúp người chăn nuôi yên tâm SX. Cùng với nhiều trang trại hươu sao, ba ba, nhím, heo rừng, cầy vòi hương…, thì mô hình trang trại cá sấu của anh Nhân đã mở ra một hướng đi mới trong lĩnh vực chăn nuôi ở địa phương.

nongnghiep.vn
Đăng ngày 12/06/2013
DUY PHIÊN - HỮU TRỰC
Nuôi trồng

Khuyến khích người dân áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nuôi trồng thủy sản

Nuôi trồng thủy sản là một ngành kinh tế quan trọng tại nhiều tỉnh thành trên cả nước, trong đó có Đồng Nai.

Ao tôm
• 09:28 30/09/2024

Chiến lược quản lý amoniac hiệu quả trong nuôi tôm

Về cơ bản amoniac trong nước ao không thể loại bỏ hoàn toàn vì nó đóng vai trò quan trọng trong quá trình nitrat hóa. Tuy nhiên, khi vượt quá ngưỡng cho phép sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến ao nuôi và sức khỏe tôm. Do đó, việc kiểm soát amoniac một cách hiệu quả cũng quan trọng không kém, góp phần nâng cao năng suất vụ nuôi.

Tôm thẻ
• 09:00 28/09/2024

Tại sao khí độc lại tăng cao sau khi trời mưa bão?

Sau những cơn mưa bão, một hiện tượng phổ biến trong ao nuôi thủy sản là nồng độ các loại khí độc tăng cao, đặc biệt là khí NH3 (ammonia), H2S (hydro sulfide), và CO2 (carbon dioxide). Điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của các loài thủy sản nuôi như cá và tôm, làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:55 27/09/2024

Thuật ngữ BMW trong nuôi tôm

MBW hay còn gọi là trọng lượng cơ thể trung bình. Trong nuôi tôm, thuật ngữ MBW đóng vai trò khá quan trọng và thường được sử dụng để tính toán nhiều khía cạnh khác nhau nhằm đánh giá tình trạng phát triển của tôm.

Tôm thẻ
• 09:44 27/09/2024

Tại sao người Nhật ăn cá sống mỗi ngày mà không sợ bị nhiễm ký sinh trùng?

Văn hóa ăn cá sống ở Nhật Bản không chỉ là một nét đặc trưng độc đáo mà còn nổi tiếng trên toàn thế giới qua các món ăn như sushi và sashimi. Điều thú vị là mặc dù ăn cá sống, người Nhật ít lo lắng về nguy cơ nhiễm ký sinh trùng hay các mầm bệnh từ thực phẩm sống.

sashimi
• 05:30 01/10/2024

Vi khuẩn phát sáng Vibrio harveyi

Vibrio harveyi là một loại vi khuẩn phát sáng thuộc họ Vibrionaceae, được tìm thấy phổ biến trong môi trường nước biển.

Vi khuẩn
• 05:30 01/10/2024

Sau mưa bão khí độc trong ao thường tăng cao

Sau những cơn mưa bão, một hiện tượng phổ biến trong ao nuôi thủy sản là nồng độ các loại khí độc tăng cao, đặc biệt là khí NH3 (ammonia), H2S (hydro sulfide), và CO2 (carbon dioxide). Điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của các loài thủy sản nuôi như cá và tôm, làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm.

tôm thẻ
• 05:30 01/10/2024

Vai trò của rong và cá nuôi ghép với nuôi tôm theo hình thức sạch nước

Nuôi tôm theo hình thức sạch nước là một phương pháp thân thiện với môi trường và bền vững. Trong mô hình này, việc kết hợp với rong (tảo) và cá nuôi ghép đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì cân bằng sinh thái và cải thiện chất lượng nước ao nuôi. Cả rong và cá đều có những chức năng cụ thể giúp tối ưu hóa quá trình nuôi tôm.

Cá rô phi
• 05:30 01/10/2024

Khuyến khích người dân áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nuôi trồng thủy sản

Nuôi trồng thủy sản là một ngành kinh tế quan trọng tại nhiều tỉnh thành trên cả nước, trong đó có Đồng Nai.

Ao tôm
• 05:30 01/10/2024
Some text some message..