Trần ai vay tiền đóng tàu

Ngân hàng nhận hồ sơ nhưng “ngâm” vài tháng vẫn không giải quyết. Quá vất vả, nhiều ngư dân xin rút hồ sơ và chuyển sang vay chủ nậu

trình bày vay vốn
Ngư dân Trần Công Sáu (tỉnh Quảng Nam) cho biết việc vay vốn đóng tàu theo Nghị định 67 hết sức nhiêu khê. Ảnh: TRẦN THƯỜNG

Ngư dân Trần Công Tư (ngụ tỉnh Quảng Nam) cho biết ông là một trong những ngư dân đầu tiên ở tỉnh Quảng Nam làm đơn xin vay vốn đóng tàu theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP (gọi tắt là Nghị định 67). Tháng 9-2014, ông nhận được quyết định của UBND tỉnh Quảng Nam phê duyệt đủ điều kiện vay vốn đóng tàu câu mực. Để tiếp cận ngân hàng (NH), ông phải làm đầy đủ các hồ sơ như xây dựng phương án hoạt động sản xuất, chọn mẫu thiết kế, bản phê duyệt hồ sơ thiết kế và phải tìm người có bằng thợ máy, bằng lái tàu…

Đủ thứ khó

Mất vài tháng, ông Tư mới hoàn thành hồ sơ nhưng toàn bộ 21 mẫu thiết kế do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) đưa ra đều không phù hợp với điều kiện đánh bắt truyền thống nên ông phải bỏ ra 24 triệu đồng thuê một doanh nghiệp thiết kế lại tàu. Thiết kế phải được Bộ NN-PTNT duyệt nên mất gần 3 tháng sau hồ sơ mới xong nhưng khi mang đến tỉnh nộp thì mới biết sai thông số so với phương án đã duyệt.

Ông Tư mang hồ sơ đến NH trình bày, mong được chấp thuận cho vay trước để đóng tàu và sẽ điều chỉnh thiết kế sau nhưng bị từ chối. Thế là sau gần một năm nhận quyết định của UBND tỉnh Quảng Nam, ông Tư vẫn không vay được tiền. Quá bức bối, ông viết đơn xin trả lại quyết định vay vốn cho UBND tỉnh Quảng Nam, chấp nhận bỏ bản thiết kế trị giá 24 triệu đồng cùng bao nhiêu công sức ngược xuôi.

“Làm lại bản thiết kế mất vài tháng bởi phải được Bộ NN-PTNT duyệt nhưng không chắc có được NH đồng ý cho vay hay không nên tôi đành đi vay tiền từ Quỹ Đầu tư phát triển Quảng Nam”- ông Tư nói.

Trong buổi làm việc với lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Nam và đại diện các NH vào chiều 13-8, nhiều ngư dân phản ánh việc vay vốn từ NH hết sức khó khăn. Nhiều NH nhận hồ sơ nhưng “ngâm” vài tháng vẫn không giải quyết.

Ngư dân Phan Thu (ngụ xã Bình Minh, huyện Thăng Bình) cho biết ông là một trong 2 ngư dân được vay vốn đóng tàu đầu tiên của Quảng Nam. Đến nay, tàu đã sắp hoàn thành nhưng không biết có lấy được tàu hay không vì NH chỉ giải ngân 90% vốn vay. Theo ông, Nghị định 67 có nêu “chủ tàu khai thác hải sản được hoàn thuế GTGT của tàu dùng để khai thác hải sản đối với tàu được đóng mới, nâng cấp có tổng công suất máy chính từ 400 CV trở lên”. Căn cứ vào đó, NH chỉ giải ngân 90%, trong khi công ty đóng tàu lại tính cả 10% thuế GTGT cho ngư dân nên ông không biết phải làm thế nào.

Nhiều ngư dân khác cho biết họ đã làm hồ sơ đầy đủ  nhưng biết thông tin NH trừ số tiền thuế ra nên đành phải sửa hồ sơ, vay thêm 10% và chấp nhận chịu lãi để có tiền đóng tàu.

“Hiện hồ sơ vay vốn của tôi đã đủ nhưng chờ 4 tháng rồi mà NH vẫn không giải ngân. Khi tôi hỏi, họ nói không vướng gì nhưng bảo đợi. Đợi lâu quá nên tôi muốn chuyển qua NH khác để vay, họ lại nói không được” - ngư dân Võ Phước (ngụ TP Quảng Ngãi) phản ánh.

Tại tỉnh Nghệ An, anh Phạm Văn Mạnh (ngụ huyện Diễn Châu) bức xúc: “Có thông tin được hỗ trợ vay vốn đóng tàu đánh bắt xa bờ, tôi cùng nhiều ngư dân rất vui nên liền làm hồ sơ đăng ký vay vốn đóng tàu vỏ sắt. Gần một năm hết chạy lên tỉnh, về huyện rồi đi ra các tỉnh, thành Nam Định, Hải Phòng học hỏi mô hình đóng tàu nhưng vẫn không vay được vốn”.

Theo anh Mạnh, ngư dân không tiếp cận được nguồn vốn là do các NH thương mại không mặn mà cho ngư dân vay. Anh làm hồ sơ và nộp 700 triệu đồng tiền vốn đối ứng cho NH NN-PTNT Chi nhánh Diễn Châu, chờ mấy tháng vẫn không duyệt nên đành rút hồ sơ và tiền về.

Vay chủ nậu có tiền liền

Tại Nghệ An, sau một năm triển khai Nghị định 67 đã có 847 hồ sơ đăng ký vay vốn, có 71 hồ sơ được duyệt nhưng đến tháng 8-2015 mới chỉ có 11 tàu vỏ gỗ được các NH giải ngân với số tiền 25 tỉ đồng. Tỉnh Hà Tĩnh được phân bổ đóng 29 tàu, trong đó kế hoạch năm 2015 đóng 20 tàu nhưng đến giữa tháng 8-2015 mới có 6 ngư dân đăng ký được phê duyệt.

Nhiều ngư dân cho biết do thủ tục quá rắc rối nên quyết định xin rút lui, vay ngoài. Lãi suất vốn vay theo Nghị định 67 không chênh lệch bao nhiêu so với tự huy động vốn. Có ngư dân phải cố bám vào Nghị định 67 để vay vì không vay được bên ngoài. Nếu vay của chủ nậu, đi biển về bán lại hải sản cho họ giá thấp hơn thị trường nhưng chừng 3-5 năm là có thể trả hết vốn vay. Bù lại, vay chủ nậu thì có tiền liền.

Lãnh đạo Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Ngãi cho biết các NH đã ký hợp đồng tín dụng với 11 chủ tàu có đủ điều kiện vay vốn ưu đãi ở tỉnh này. Tuy nhiên, tính đến tháng 7-2015, chỉ 5 tàu của ngư dân đăng ký đóng tàu được NH giải ngân với 19,2 tỉ đồng trên tổng số 45,4 tỉ đồng. Trong số 73 ngư dân đăng ký đóng tàu cá và được UBND tỉnh Quảng Ngãi phê duyệt, hiện 25 ngư dân xin rút lui vì thủ tục vay vốn quá rắc rối.

Người lao động, 23/08/2015
Đăng ngày 26/08/2015
Trần Thường - Tử Trực - Đức Ngọc
Đánh bắt

Đồng Nai kiên quyết dẹp ngư cụ cấm và đánh bắt tự diệt

Trong thời gian qua, Đồng Nai đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp mạnh mẽ nhằm dẹp bỏ ngư cụ cấm và các hình thức đánh bắt kiểu “tự diệt”.

Người dân
• 09:34 01/11/2024

“Lộc trời” sau bão Trà Mi: Người dân Đà Nẵng đón nhận món quà từ biển

Bão Trà Mi qua đi đã để lại những “món quà” bất ngờ cho người dân Đà Nẵng, khi dọc bờ biển đường Nguyễn Tất Thành được phủ kín bởi vẹm xanh, sò huyết, chíp chíp, và nhiều loại hải sản khác.

Vẹm xanh
• 10:33 31/10/2024

Người dân thất thoát trước quy định mới về đánh bắt cá ngừ

Nhiều ngư dân Việt Nam đang gặp khó khăn trước các quy định mới về kích thước tối thiểu khi khai thác cá ngừ vằn. Cụ thể, theo Nghị định 37/2024/NĐ-CP, cá ngừ vằn chỉ được phép khai thác nếu đạt chiều dài từ 50cm trở lên. Quy định này nhằm bảo vệ nguồn lợi hải sản, nhưng lại gây thiệt hại lớn cho ngư dân và doanh nghiệp xuất khẩu.

Cá ngừ
• 14:13 22/10/2024

Ngăn chặn nhập lậu, buôn bán, vận chuyển trái phép tôm hùm giống

Thời gian qua, sản lượng nuôi tôm hùm ở Việt Nam được duy trì ổn định đạt trên 3.200 tấn/ năm với hơn 180.000 lồng nuôi. Hai đối tượng nuôi chính là nuôi tôm hùm xanh (Panulirus hormarus) và tôm hùm bông (Panulirus ornatus).

Tôm hùm giống
• 14:49 26/09/2024

Sản xuất cá bỗng đặc sản: Nông dân vùng cao thu về trăm triệu đồng

Tại các vùng cao nguyên phía Bắc, đặc biệt là tỉnh Hà Giang, cá bỗng đã trở thành một loại đặc sản quý hiếm, được xem như “vua của các loại cá” nhờ chất lượng thơm ngon và quy trình nuôi tự nhiên của người dân tộc Tày.

Cá bỗng
• 14:42 11/11/2024

Phòng bệnh tổng hợp cho tôm hùm

Tôm hùm là một trong những loài nuôi có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, để nuôi tôm hùm đạt hiệu quả kinh tế cao, ngoài việc nắm vững kỹ thuật nuôi, người nuôi cần chú ý các biện pháp phòng trị bệnh cho tôm.

Tôm hùm giống
• 14:42 11/11/2024

Xuất khẩu thủy sản quý IV: Việt Nam kỳ vọng tăng trưởng vượt trội giữa nhiều thách thức

Ngành thủy sản Việt Nam đang hướng tới một giai đoạn bùng nổ trong quý IV năm 2024, với mục tiêu đầy tham vọng là đạt kim ngạch xuất khẩu 10 tỷ đô la Mỹ.

Chế biến thủy sản
• 14:42 11/11/2024

Nuôi tôm thành công nhờ vào vi sinh vật có lợi

Ngày càng nhiều người nuôi nhận thấy lợi ích của việc sử dụng vi sinh vật có lợi để cải thiện môi trường ao và tăng cường sức khỏe cho tôm. Đây không chỉ là xu hướng mới mà còn là một phương pháp nuôi tôm bền vững, giúp giảm thiểu rủi ro bệnh tật và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Tôm thẻ chân trắng
• 14:42 11/11/2024

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng hướng đi phát triển bền vững nghề nuôi cá

Ngày 08.11, tại huyện Vĩnh Thạnh, Trung tâm Khuyến nông phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Vĩnh Thạnh tổ chức hội nghị tổng kết mô hình nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng bè trên hồ chứa thủy lợi hoặc đập dâng gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm, quy mô 100 m3 lồng nuôi.

Nuôi cá lồng
• 14:42 11/11/2024
Some text some message..