Trăn Nam Mỹ đe dọa một hòn đảo

Nhiều nhà khoa học kêu gọi chính quyền Puerto hành động khẩn cấp để ngăn chặn sự bành trướng của loài trăn Mỹ nhiệt đới trên hòn đảo.

trăn Nam Mỹ
Một con trăn Mỹ nhiệt đới. Ảnh: petwatch.net.

Những con trăn Mỹ nhiệt đới, có nguồn gốc từ Trung Mỹ và Nam Mỹ, tại hòn Puerto Rico đã trở thành mối lo ngại của các nhà khoa học, bởi số lượng của chúng trong môi trường hoang dã đang tăng nhanh, Livescience đưa tin.

“Một khi các loài rắn ngoại lai thích nghi với điều kiện môi trường trong một khu vực rộng lớn, đặc biệt là những khu rừng dày đặc, con người sẽ không thể tìm thấy và tiêu diệt chúng”, Bob Reed, một nhà khoa học của Cục Khảo sát Địa chất Mỹ, phát biểu.

Chiều dài thân của loài trăn Mỹ nhiệt đới có thể lên tới 10 m, còn trọng lượng cơ thể tối đa của chúng lên tới 34 kg. Chúng không có kẻ thù trong môi trường hoang dã ở Puerto Rico. Chúng là hậu duệ của những con trăn tại bang Florida, Mỹ - nơi mà sự sinh sôi của trăn cũng trở thành một vấn đề nghiêm trọng.

Kết quả phân tích gene cho thấy những con trăn Mỹ nhiệt đới trên đảo Puerto Rico có quan hệ họ hàng với nhau. Như vậy, rất có thể một nhóm trăn nhỏ đã vô tình thoát ra ngoài môi trường hoang dã khi con người vận chuyển chúng, sau đó chúng giao phối với nhau rồi sinh ra hậu duệ.

Phần lớn những con trăn mà người ta tìm thấy tại đảo Puerto Rico trong quá khứ đều là vật nuôi bất hợp pháp hoặc trăn lạc khỏi nhà của dân. Chỉ riêng tại Mayaguez, một thị trấn ở phía tây Puerto Rico, cảnh sát đã tìm thấy 150 con trăn. Bên cạnh đó, những con trăn “trốn” khỏi nhà dân ở phía bắc hòn đảo có quan hệ họ hàng với những con ở thị trấn Mayaguez. Thực trạng đó cho thấy lũ trăn đã di chuyển khá xa. Với khả năng di chuyển như thế, trăn Mỹ nhiệt đới có thể bành trướng khắp nơi tại Puerto Rico và phá hoại hệ sinh thái của hòn đảo trong thời gian tương đối ngắn.

Vnexpress
Đăng ngày 04/12/2012
Khoa học

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 14:00 15/11/2024

Liên kết khép kín chuỗi rong biển

Sáng 25/10/2024, tại Hà Nội, diễn ra lễ ký liên kết khép kín chuỗi rong biển giá trị cao giữa doanh nghiệp thu mua chế biến và doanh nghiệp cung cấp giống với Trung tâm ICAFIS thuộc Hội Thủy sản Việt Nam (đang phối hợp thúc đẩy chương trình hỗ trợ người dân trồng 1.000 ha rong biển).

Rong biển
• 10:07 01/11/2024

Siêu thâm canh tôm thẻ chân trắng độ mặn thấp

Những năm gần đây, hoạt động nuôi tôm thẻ chân trắng trong các vùng địa lý có độ mặn thấp, nằm sâu trong đất liền đang phát triển nhanh do đặc điểm sinh học của tôm chống chịu thay đổi lớn về độ mặn và mật độ thả giống cao (Prangnell và cộng sự, 2019a).

Tôm thẻ chân trắng
• 10:45 28/10/2024

Điểm sáng từ cho lai cá mú trân châu và cá mú nghệ

Được biết cá mú lại hay còn gọi là cá mú trân châu, cá này là con lai giữa cá mú nghệ đực (Epinephelus lanceolatus) tên tiếng anh giant grouper là và cá mú cọp cái (Epinephelus fuscoguttatus) tên tiếng anh là tiger grouper.

Cá mú
• 10:54 16/10/2024

Sách Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản: Giảm ngay 15% cho 50 khách hàng đầu tiên

Ngành thủy sản hiện nay đang không ngừng phát triển và đổi mới, nhưng một trong những yếu tố cốt lõi giúp các nhà chuyên môn, kỹ thuật viên và sinh viên ngành thủy sản nâng cao kiến thức chính là sở hữu tài liệu chuyên sâu, đáng tin cậy. Hiểu được điều đó, quyển sách "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản" - một tác phẩm được đánh giá cao bởi các chuyên gia đầu ngành, nay đã chính thức tái bản, đáp ứng nhu cầu học tập và ứng dụng thực tiễn trong công việc.

Đặt hàng trước giảm 15%
• 01:26 19/11/2024

Hành trình đổi đời nhờ nuôi cá chạch lấu của chàng dược sĩ bỏ phố về quê

Võ Lê Hoàng Tuấn, 32 tuổi, từng là một Dược sĩ làm việc tại TP.HCM với mức lương ổn định 15 triệu đồng mỗi tháng.

Nông dân
• 01:26 19/11/2024

Xuất khẩu cua ghẹ và nhuyễn thể tiếp tục tăng từ đầu năm đến nay

Ngành thủy sản Việt Nam đã ghi nhận những tín hiệu khả quan trong xuất khẩu, đặc biệt đối với nhóm sản phẩm cua ghẹ và nhuyễn thể có vỏ. Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản cả nước đã đạt mức ấn tượng trong tháng 10/2024, với kim ngạch hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhuyễn thể
• 01:26 19/11/2024

Tăng cường sản xuất nuôi trồng thủy sản các tháng cuối năm 2024

Trong 9 tháng đầu năm 2024, sản xuất nuôi trồng thuỷ sản của nước ta đã đối mặt với nắng nóng tại miền Trung, khô hạn tại Tây nguyên, xâm nhập mặn tại miền Nam, bão, lũ xảy ra tại các tỉnh phía Bắc.

Tôm thẻ
• 01:26 19/11/2024

Theo dõi chặt chẽ thời tiết là biện pháp tốt giúp vụ nuôi thành công

Thời tiết là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của tôm. Những thay đổi đột ngột về nhiệt độ, mưa lớn, hoặc gió mạnh có thể làm biến đổi chất lượng nước và gây căng thẳng cho tôm, dẫn đến nguy cơ dịch bệnh hoặc chậm phát triển.

Ao tôm
• 01:26 19/11/2024
Some text some message..