Trắng đêm trên sông Bé

Lấy chiếc ghe máy nhỏ làm phương tiện, nhiều ngư dân cả đời bám dòng sông Bé lắm thác nhiều ghềnh để mưu sinh…

kinh nghiem danh bat
Ngư dân trao đổi kinh nghiệm đánh bắt cá trên sông Bé - Ảnh: Tấn Đức

Đưa mắt nhìn sông, ông Sáu Tha - 55 tuổi, ngư dân hơn 30 năm làm nghề đánh bắt cá trên sông Bé, nhà ở xã Tân Thành, thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước - cất tiếng: “Trớn này không biết tới khi nào nước mới ngừng chảy. Thôi mình cứ đi lên hướng thượng nguồn chọn bãi sẵn, khi nào nước đứng hẳn thì thả lưới”.

Căn nhà thứ hai

Nói rồi ông giục tôi xuống chiếc ghe đóng bằng gỗ sao, bề ngang chừng 1,2m, dài trên 7m, gắn máy đuôi tôm đang neo đậu dưới bến sông ngay sau nhà.

Ghe tuy nhỏ nhưng có cả mui được làm bằng tấm bạt cao su, căng trên bốn cọc dựng hai bên be ghe, giữa có cây đòn dài tạo thành hai mái, có thể cuốn lên hạ xuống để che mưa nắng.

Lườn ghe được chia thành nhiều ngăn nhỏ, ngoài chứa mớ ngư cụ gồm hơn chục tay lưới, vợt xúc cá, ống hơi, dây neo, thiết bị lặn... còn nhiều thứ đồ dùng trong sinh hoạt hằng ngày như mùng mền, gạo, muối, bếp gas, nồi, chén, dao, thớt, quần áo... hệt như một căn nhà nhỏ.

Sáu Tha bảo đó là “căn nhà” thứ hai của ông. Mà cũng phải, hơn 30 năm gắn đời mình với chiếc ghe nhỏ này: làm việc trên ghe, ăn trên ghe, ngủ trên ghe... thi thoảng mới bước chân lên bờ để tiếp thêm lương thực, đồ dùng hoặc mang vác cá lên cho vợ bán.

Gộp lại mỗi tuần chắc ông chỉ ở trên bờ được chừng hai ngày, thời gian còn lại ở suốt dưới ghe.

“Mãi rồi cũng quen, bước chân lên bờ là tui thấy nực nội không chịu được, rồi chuyện đi đây đó trên bờ nhiều khi còn bị lạc đường, chứ dưới sông thì tui thuộc làu từng khúc cua, từng bãi ngầm, đi ban đêm cũng không sao” - ông Tha nói.

Tuổi thơ của ông Sáu Tha là những ngày cùng cha rong ruổi khắp biển hồ Tonlesap để mưu sinh bằng nghề câu lưới.

Nghe cha mình kể lại, quê quán ông bà ở miệt Bến Tre, do giặc giã mà lưu lạc sang xứ người, rồi mất liên lạc luôn với họ hàng. Thời kỳ Khmer Đỏ nổi lên, anh em ông hồi hương về Việt Nam.

Những ngày đầu trên vùng đất kinh tế mới, nay thuộc xã Tân Thành, ông đã thử đủ nghề, từ làm vườn, làm rẫy tới buôn gỗ nhưng đều thấy thu nhập không đủ sống nên bàn với vợ bán hết vườn, rẫy lấy tiền sắm chiếc ghe máy và mớ câu lưới xuống sông kiếm sống.

Ghe chúng tôi lần lượt băng qua những vùng đất hoang hoải, với những bụi tre gai mọc cheo leo trên bờ vách dựng đứng, như chực chờ đổ ập xuống lòng sông.

Khi ông mặt trời sắp tắt, tiếng chim gọi bầy tíu tít sau những lùm cây, chúng tôi đến một khúc sông khá rộng, mà Sáu Tha gọi là “búng thằng Linh”, thuộc xã Tân Hưng (huyện Hớn Quản). Sáu Tha giải thích:

“Hồi trước có vợ chồng người thanh niên tên là Linh về đây dựng lên tiệm bán đồ tạp hóa cho dân đi kinh tế mới. Tiệm nằm gần bờ sông nên người ta cứ theo đó mà gọi, riết rồi chết danh, dù về sau tiệm đã dỡ đi”.

Sáu Tha quyết định neo ghe tại “búng thằng Linh”, mở nồi lấy gạo, quơ tay múc nước sông vo rồi bật bếp gas lên nấu. Ông bảo cực nhất là mấy tháng mùa mưa, nhiều khi đang đêm, dông gió nổi lên phải căng tấm bạt cao su trùm qua ghe rồi tìm nơi ít gió trú tạm.

Nhưng sống đời sông nước nhiều khi cũng có cái thú tự do mà ít người có được. Đó là những tháng mùa khô, thời tiết êm dịu tới nỗi không một gợn gió, xong việc cứ nằm ngửa mặt lên trời nhìn sao, không cần mùng mền, chiếu gối chi hết, vì khí trời rất mát mẻ mà cũng không có con muỗi nào.

6 tha

Ông Sáu Tha, ngư dân hơn 30 năm làm nghề đánh bắt cá trên sông Bé - Ảnh: Tấn Đức

Trắng đêm 
nơi thượng nguồn

Thủy điện Sork Phu Miêng ngưng xả nước vào buổi chiều, chừng nửa đêm thì dòng chảy dừng hẳn.

Đó là thời điểm cá bị nực nước, bơi đi kiếm ăn, ngư dân sẽ thả lưới suốt đêm, đến sáng sớm hôm sau thì thu lưới, nếu để trễ, khi xả đập dòng nước mang theo nhiều chướng ngại vật sẽ làm rách lưới.

Bởi vậy khi màn đêm buông xuống, dòng sông Bé mới bắt đầu trở mình “thức giấc”, với tiếng ghe máy và những ánh đèn chớp nhá chào nhau của những ngư dân. Khu vực “búng thằng Linh” chỉ dài chừng 2 cây số nhưng có tới gần chục ghe tìm tới.

Mấy chục năm sống với nghề, ông Sáu Tha quen hết tiếng máy và “nết” chạy ghe của từng bạn nghề, nên chỉ cần nghe tiếng từ xa là ông đã biết ghe của ai đang đến, của vợ chồng ông Hai Bích, ông Út Được (ở xã Minh Lập, huyện Chơn Thành), hay cha con ông Hai Dô, ông Bảy Lùn, ông Tư Muôn (ở xã Thanh An, huyện Hớn Quản)... thì ông gọi tên trúng phóc.

“Đây là khúc sông rộng, cá lớn thường tập trung để kiếm ăn. Mấy ngày trước có người đã bắt được cặp cá lăng nha, mỗi con nặng 8-9kg, được lái trả hơn chục triệu đồng nên người ta rỉ tai nhau kéo tới” - ông Hai Bích “bật mí” thêm lý do có nhiều ngư dân đổ về đây.

Sau mấy câu thăm hỏi, mọi người lại chia nhau neo đậu ghe dọc dài đoạn sông để chờ con nước yên bủa lưới.

Hơn 23g, ông Sáu Tha lia ánh đèn pin đang đội trên đầu xuống mặt sông để xem nước đã ngừng chảy hẳn hay chưa. Rồi ông ngồi xoạc hai chân trước mũi ghe, một tay cầm cây dầm điều khiển cho ghe trôi từ bờ bên này sang bờ bên kia, tay còn lại thoăn thoắt thả lưới.

Ông làm việc thuần thục như một người thợ suốt hơn bốn giờ mới bủa hết 12 tay lưới. Xong ông cột ghe vào nhánh tre de ra mé sông, nằm ngả ra sạp ghe, đầu gối lên chiếc túi nilông đựng mớ quần áo mang theo chờ trời sáng thăm lưới.

“Mấy tay lưới này tui mới gửi mua tận chợ Kim Biên (TP.HCM), nhạy cá lắm, chuyến này bét lắm cũng được ít cá tra, cá ngựa hoặc một con éc cỡ vài ký” - ông Sáu Tha bày tỏ hi vọng.

Vậy mà cuối cùng thành quả trắng đêm chỉ là vài con cá chép cỡ bàn tay. “Nghề này là vậy, có khi một bữa giăng chơi bằng tuần làm thiệt” - ông Sáu Tha cười 
méo xệch.

Theo ước tính của ông Sáu Tha, sông Bé đoạn từ đập thủy lợi Phước Hòa (xã An Thái, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương) đến đập thủy điện Sork Phu Miêng (xã Long Bình, huyện Phú Riềng, tỉnh Bình Phước) với chiều dài khoảng 70km có hơn 40 gia đình sinh sống bằng nghề câu lưới từ hàng chục năm qua.

“Trước đây mỗi ngày chỉ cần thả vài tay lưới cũng kiếm được cả chục ký cá, mà toàn là các loại cá ngon như cá chình, duồng bay, lăng nha, tra... Việc trúng được cá to cỡ 20-25kg/con, bán được vài triệu đồng cũng là chuyện thường.

Từ khi sông Bé bị ngăn thành nhiều đoạn để làm thủy điện, nhất là thời điểm đập Phước Hòa đi vào hoạt động (năm 2011) thì lượng thủy sản đánh bắt được mười phần đã giảm hết bảy, tám phần do cá không đi ngược lên thượng nguồn được nữa” - ông Sáu Tha cho biết.

rai ca

“Rái cá” Trịnh Văn Tâm (trái) - Ảnh: Tấn Đức

“Rái cá” sông Bé

Đêm thứ hai trên thượng nguồn sông Bé, tôi theo ghe lưới của “rái cá” Trịnh Văn Tâm (Út Tâm, 26 tuổi, ở xã Thanh An, huyện Hớn Quản) cùng một ngư dân tên Chuối tiếp tục ngược dòng lên đập thủy điện Sork Phu Miêng.

“Từ đây lên đập chỉ độ 20km nhưng có tới cả chục thác, ghềnh với những bãi đá ngầm sắc nhọn, những gốc cây bị dòng nước cuốn trôi nằm ẩn mình như bãi chông chắn ngang lòng sông, nếu không thông thuộc địa hình, lật ghe như chơi” - Út Tâm nói.

Hơn 19g, chúng tôi khởi hành chỉ với bộ dụng cụ trang bị khá sơ sài là thiết bị cấp hơi kết nối vào máy chạy ghe, ống hơi, kính lặn và đèn soi tự chế lấy nguồn điện từ chiếc bình ăcquy nặng 7kg sẽ được Út Tâm mang sau lưng khi lặn và cây xuyên (chĩa) nhọn hoắt dùng để đâm cá.

Trời tối như mực nhưng Út Tâm cứ tỉnh bơ rọi đèn vào một bên bờ sông, rồi cứ thế “canh lề”, rú ga, đưa chiếc ghe gỗ gắn máy Shibaura công suất 7 mã lực xé nước lao đi.

Thi thoảng anh lại đột ngột tắt máy, gác chân vịt lên rồi vớ ngay lấy cây dầm, từ đằng sau lao ra mũi ghe, vừa bơi vừa thọc dầm xuống thăm dò lòng sông, đưa chiếc ghe vượt qua khe hẹp giữa những bãi đá ngầm bên dưới.

Lựa những chỗ có độ sâu chừng 5-10m, anh dừng ghe lại, nhờ Chuối canh máy nổ rồi bật đèn, ngậm ống hơi, vai mang theo túi đựng cá, nhảy ùm xuống lòng sông.

Tâm cứ thoải mái đi lại dưới các bãi đá, ánh sáng từ chiếc đèn pha của Tâm rọi sáng một vùng, khiến lũ cá trong các hang hốc chịu đèn đứng yên cho anh đâm.

Chốc chốc Tâm lại trồi lên ném vào lòng ghe, khi thì con cá ngựa, lúc con lăng nha cỡ cổ tay, những thứ nuôi sống anh và gia đình bao nhiêu năm nay trên dòng sông này.

Báo Tuổi Trẻ, 07/07/2016
Đăng ngày 08/07/2016
Tấn Đức
Đánh bắt

Đồng Nai kiên quyết dẹp ngư cụ cấm và đánh bắt tự diệt

Trong thời gian qua, Đồng Nai đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp mạnh mẽ nhằm dẹp bỏ ngư cụ cấm và các hình thức đánh bắt kiểu “tự diệt”.

Người dân
• 09:34 01/11/2024

“Lộc trời” sau bão Trà Mi: Người dân Đà Nẵng đón nhận món quà từ biển

Bão Trà Mi qua đi đã để lại những “món quà” bất ngờ cho người dân Đà Nẵng, khi dọc bờ biển đường Nguyễn Tất Thành được phủ kín bởi vẹm xanh, sò huyết, chíp chíp, và nhiều loại hải sản khác.

Vẹm xanh
• 10:33 31/10/2024

Người dân thất thoát trước quy định mới về đánh bắt cá ngừ

Nhiều ngư dân Việt Nam đang gặp khó khăn trước các quy định mới về kích thước tối thiểu khi khai thác cá ngừ vằn. Cụ thể, theo Nghị định 37/2024/NĐ-CP, cá ngừ vằn chỉ được phép khai thác nếu đạt chiều dài từ 50cm trở lên. Quy định này nhằm bảo vệ nguồn lợi hải sản, nhưng lại gây thiệt hại lớn cho ngư dân và doanh nghiệp xuất khẩu.

Cá ngừ
• 14:13 22/10/2024

Ngăn chặn nhập lậu, buôn bán, vận chuyển trái phép tôm hùm giống

Thời gian qua, sản lượng nuôi tôm hùm ở Việt Nam được duy trì ổn định đạt trên 3.200 tấn/ năm với hơn 180.000 lồng nuôi. Hai đối tượng nuôi chính là nuôi tôm hùm xanh (Panulirus hormarus) và tôm hùm bông (Panulirus ornatus).

Tôm hùm giống
• 14:49 26/09/2024

Tự tin thể hiện ý tưởng cùng Tương Lai Thủy Sản Việt: Thế Hệ Mới, Level Mới

Tương Lai Thủy Sản Việt: Thế Hệ Mới, Level Mới là cuộc thi viết được tổ chức bởi Tép Bạc. Cuộc thi dành cho tất các các đối tượng sinh viên đam mê ngành thủy sản tại Việt Nam. Đây là cơ hội để các bạn tự do thể hiện mọi góc nhìn và ý tưởng của mình đối với ngành thủy sản.

Cuộc thi viết
• 14:30 20/11/2024

Đặc điểm sinh sản kỳ thú của rồng lá biển

Rồng lá biển (Phyllopteryx) là một trong những loài sinh vật biển kỳ thú bậc nhất với vẻ ngoài vô cùng độc đáo, khiến chúng dễ bị nhầm lẫn với thực vật hơn là động vật.

Rồng lá biển
• 14:30 20/11/2024

Niềm tự hào của người ươm mầm tương lai

Thuở còn đi dạy, tôi thường lên mạng tìm kiếm tài liệu bổ sung cho các bài giảng của mình. Một lần tình cờ tôi tìm đến trang web có tên rất ngộ nghĩnh và dễ thương: Tepbac.

Anh Trần Duy Phong
• 14:30 20/11/2024

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 14:30 20/11/2024

Giảm tiêu hao nguyên liệu sản xuất trong nuôi tôm

Hiệu quả sản xuất luôn là mối quan tâm hàng đầu của người nuôi. Một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả là mức độ tiêu hao nguyên liệu sản xuất. Việc giảm tiêu hao không chỉ giúp tiết kiệm chi phí mà còn tăng lợi nhuận và bảo vệ môi trường. Dưới đây là các phương pháp thiết thực giúp giảm tiêu hao nguyên liệu trong nuôi tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 14:30 20/11/2024
Some text some message..