1. Cà Mau: Tìm nguyên nhân cá chết trên sông Gành Hào
Trong thời gian từ ngày 21-23/5, trên các tuyến sông Gành Hào (đoạn từ cầu Hoà Trung đến vàm Mương Điều) thuộc 2 ấp Trung Cang và Thành Vọng, xã Tân Trung và kinh Chống Mỹ, xã Tạ An Khương, huyện Đầm Dơi, cá, tôm nổi đầu tấp mé và chết hàng loạt vào buổi sáng.
Chi cục phó Chi cục Thuỷ sản tỉnh Cà Mau Lê Song Hùng cho biết, tình trạng cá nổi đầu tấp mé và chết có nhiều nguyên nhân: nắng nóng, nhiệt độ tăng cao trùng hợp vào thời điểm thuỷ triều xuống thấp, mực nước trên các tuyến sông còn cạn, ảnh hưởng của nước thải công nghiệp. Môi trường bị biến động lớn làm thiếu ôxy cục bộ, dẫn đến cá nổi đầu tấp mé và chết.
Chi cục trưởng Chi cục Môi trường tỉnh Cà Mau Ngô Chí Hưng cho biết, Chi cục đang phối hợp với Trung tâm Quan trắc môi trường thành lập đoàn khảo sát đến thu các mẫu nước tại các điểm có cá chết trên các sông trên địa bàn huyện Đầm Dơi và các nơi khác trong tỉnh. Kết quả phân tích này sẽ có trong 10 ngày tới.
2. Cần Thơ: Triển khai mô hình trình diễn nuôi tôm càng xanh toàn đực
Mục tiêu của mô hình nuôi tôm càng xanh luân canh trên ruộng lúa với giống tôm càng xanh toàn đực, dự kiến năng suất trên 1,2 tấn/ha sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao người tham gia thực hiện mô hình, từ đó làm cơ sở nhân rộng mô hình cho bà con xung quanh cũng như trên địa bàn huyện trong thời gian tới.
3. Tiền Giang, Bến Tre: Báo động tình trạng đánh bắt thủy sản bằng xung điện
Ghe cào bằng xung điện đang hoạt động trên sông Tiền thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre
Tại sông Tiền, địa phận giáp ranh giữa xã Sơn Định, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre và xã Ngũ Hiệp, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang mỗi ngày có đến hàng chục ghe cào điện, xiệc điện hoạt động. Khu vực cồn Tân Long, cồn Thới Sơn (tỉnh Tiền Giang), cồn Phụng (huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre) cũng là điểm nóng của tình trạng này.
Xem chi tiết:
4. Sóc Trăng: Huyện Cù Lao Dung thả nuôi được 1.338,6 ha
Đó là diện tích thả nuôi tôm của huyện Cù Lao Dung đến nay; trong đó, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng 1.138,9 ha, nuôi tôm sú 199,7 ha; tỷ lệ thiệt hại thấp, chiếm 3,46% diện tích thả nuôi; thu hoạch 807,1 ha, chiếm 60,3% diện tích thả nuôi, sản lượng đạt 2.024 tấn.
5. Hà Tĩnh: Phát huy lợi thế rô phi Cát Phú
Năm 2016, Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh xây dựng mô hình nuôi cá rô phi Cát Phú có năng suất, chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm theo hướng GAP trên địa bàn 2 huyện Hương Khê, Vũ Quang (trên diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả) và mô hình nuôi thương phẩm bán thâm canh trong ao nước lợ tại Hợp tác xã Hưng Long theo hướng an toàn sinh học quy mô hàng hóa tại huyện Cẩm Xuyên (trên ao tôm kém hiệu quả). Tổng diện tích của mô hình là 3 ha, mật độ nuôi 2 - 2,5 con/m2, năng suất 8 - 10 tấn/ha, lợi nhuận thu 35 - 50 triệu đồng/ha.