Trên 61% diện tích nuôi trồng thủy sản Hà Nội có khả năng bị ngập vào mùa mưa

Đây là thông tin dự báo được đề cập tới trong Phương án số 44/PHSX vừa được Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai TP Hà Nội ban hành liên quan tới kế hoạch phục hồi sản xuất nông nghiệp sau úng lụt năm 2017.

Trên 61% diện tích nuôi trồng thủy sản Hà Nội có khả năng bị ngập vào mùa mưa
Nông dân huyện Mỹ Đức thu hoạch cá

Năm 2017, diện tích nuôi trồng thủy sản dự kiến toàn TP Hà Nội đạt 21.200ha, với sản lượng cá nuôi ước đạt 110.000 tấn. Tuy nhiên, nuôi trồng thủy sản những năm qua thường đối diện với nỗi lo lớn về tình trạng úng ngập khi mùa mưa tới.

Ông Nguyễn Huy Đăng - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội cho biết, dự kiến trong mùa mưa năm 2017, diện tích nuôi trồng thủy sản của Hà Nội bị ngập úng sẽ vào khoảng 13.000ha/21.200ha, tức là chiếm trên 61%. Trong đó, diện tích bị ngập mất hoàn toàn khoảng 10.000ha và diện tích bị ảnh hưởng một phần là trên 3.000ha. Tổng kinh phí khôi phục thủy sản cần khoảng 702 tỷ đồng.

Phương án hỗ trợ cụ thể đối với thủy, hải sản bị thiệt hại do thiên tai và dịch bệnh được Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai TP Hà Nội quy định như sau:

Diện tích nuôi cá truyền thống, các loài cá bản địa và lồng, bè nuôi nước ngọt bị thiệt hại trên 70% sẽ được hỗ trợ từ 7,1 - 10 triệu đồng/ha; nếu thiệt hại từ 30 - 70%, được hỗ trợ từ 2 - 7 triệu đồng/ha. Diện tích nuôi cá rô phi đơn tính thâm canh bị thiệt hại trên 70% sẽ được hỗ trợ từ 20,5 - 30 triệu đồng/ha; trường hợp bị thiệt hại từ 30 - 70% được hỗ trợ từ 10 - 20 triệu đồng/ha. Đối với diện tích nuôi trồng các loại thủy, hải sản khác bị thiệt hại trên 70% sẽ được hỗ trợ từ 4,1 - 6 triệu đồng/ha; trong khi đó, với thiệt hại thống kê từ 30 - 70%, được hỗ trợ từ 2 - 4 triệu đồng/ha. 

Báo KTĐT
Đăng ngày 16/06/2017
Trọng Tùng
Nông thôn

Tiêu hủy trên 2 triệu con tôm giống không qua kiểm dịch

Ngày 16/11, Phòng Cảnh sát về Môi trường Công an tỉnh Bạc Liêu vừa phối hợp các đơn vị liên quan bắt và tiêu hủy hơn 2 triệu con tôm giống không qua kiểm dịch.

tiêu hủy tôm giống
• 14:37 18/11/2022

Chấn chỉnh việc buôn bán, sử dụng kháng sinh cấm trong nuôi trồng thủy sản

Ngày 9/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có công văn gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường quản lý buôn bán, sử dụng thuốc thú y thủy sản trong nuôi trồng thủy sản.

Cần quản lý chặt chẽ chất kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản. Ảnh: Tép Bạc
• 10:41 10/11/2022

Đừng nuôi tôm như... đánh số đề!

Giống tôm kháng bệnh có thể chậm lớn hơn, song sẽ khắc phục được bất lợi của thời tiết, dịch bệnh tại vùng nuôi tôm khu vực Bắc Trung bộ và các tỉnh phía Bắc.

Thu hoạch tôm. Ảnh: icdn.dantri.com.vn
• 09:41 03/11/2022

Bình Định: Đẩy mạnh công tác tuần tra kiểm soát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản

TTKN Bình Định phối hợp với Truyền hình Bình Định tổ chức tọa đàm tăng cường kiểm soát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản.

tọa đàm
• 11:58 02/11/2022

Gặp gỡ, trao đổi với người dân về nuôi tôm thương phẩm ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Ngày 10/5, tại xã Phước Sơn (Bình Định), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức Chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với 70 hộ nuôi tôm trên địa bàn các xã Phước Sơn, Phước Thuận và Phước Hòa về kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc.

Cơ quan chuyển môn
• 09:53 13/05/2024

Tăng cường quản lý nuôi cá lồng bè trên các hồ chứa nước ngọt

Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hiện tượng El Nino kéo dài từ năm 2023 đến hết tháng 4/2024 làm mực nước trên các sông, hồ giảm mạnh, ảnh hưởng đến hoạt động nuôi thuỷ sản lồng bè.

Nuôi lồng bè
• 08:00 01/05/2024

Thả giống thực hiện mô hình nuôi thương phẩm tôm thẻ ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Thực hiện Chương trình Khuyến nông năm 2024, Trung tâm Khuyến nông Bình Định đã triển khai mô hình Nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng bán thâm canh – thâm canh hai giai đoạn ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc trên ao nuôi diện tích 1.000 m2 của ông Phạm Xuân Phương, thôn Đức Phổ 1, xã Cát Minh, huyện Phù Cát, Bình Định

Thả tôm giống
• 08:00 29/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 11:29 19/04/2024

Chế phẩm men vi sinh PONDTOSS™ xử lý môi trường nuôi thủy sản

Chế phẩm vi sinh vật PondToss™ hay Men vi sinh PondToss™ là sản phẩm thuộc thương hiệu Keeton - Mỹ, đạt Tiêu chuẩn Tepbac và được Tepbac phân phối chính thức trên thị trường Việt Nam.

Pondtoss
• 20:45 15/05/2024

Tép Bạc đưa thức ăn tôm đạt chứng nhận ASC đầu tiên tại châu Á về Việt Nam

Tép Bạc và Thai Union vừa ký thành công hợp tác phân phối thức ăn tôm. Theo đó, Tép Bạc trở thành nhà phân phối thức ăn cho tôm đạt chứng nhận ASC đầu tiên tại Châu Á ở Việt Nam.

Thức ăn tôm Thái Union
• 20:45 15/05/2024

Cách nâng kiềm trong ao nuôi tôm nước ngọt

Trong việc quản lý ao nuôi nước ngọt, việc duy trì mức độ kiềm phù hợp là một yếu tố quan trọng để đảm bảo sức khỏe và phát triển của tôm. Tuy nhiên, đối với nhiều người nuôi, việc duy trì mức kiềm trong ao nước có thể là một thách thức. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá các phương pháp hiệu quả để nâng cao mức độ kiềm cho ao nước ngọt, giúp tạo ra môi trường sống lý tưởng cho tôm nuôi.

Ao nuôi tôm
• 20:45 15/05/2024

Tôm chậm cứng vỏ do nguyên nhân gì?

Trong các ao nuôi, quá trình lột xác của tôm không chỉ là một sự kiện tự nhiên mà còn là một biểu hiện rõ ràng về sự phát triển và sức khỏe của chúng. Tuy nhiên, mặc dù đã lột xác tôm vẫn không thể nhanh chóng cứng vỏ, tạo ra một tình trạng đầy lo lắng và bất ổn.

Tôm thẻ
• 20:45 15/05/2024

Giảm thiểu các chi phí cho vụ nuôi mới

Nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là tôm, luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro và biến động về giá cả. Do vậy, việc tối ưu hóa chi phí sản xuất đóng vai trò then chốt trong việc gia tăng lợi nhuận và đảm bảo sự bền vững cho vụ nuôi. Làm thế nào để giảm thiểu các chi phí ở vụ nuôi mới? Bà con cùng tìm hiểu nội dung trong bài viết này nhé

Tôm thẻ chân trắng
• 20:45 15/05/2024