Trên 800 dự án khoa học công nghệ phục vụ nông thôn

Các dự án trồng rau sạch theo tiêu chuẩn VietGAP; ương giống và nuôi thương phẩm cá tầm, nuôi tôm thẻ chân trắng; nhân giống cây các loại bằng phương pháp nuôi cấy mô...

kiểm tra lồng cá
Các công nhân kiểm tra lồng cá tại trại cá tầm ở hồ thủy điện tại Bình Thuận - Ảnh: AFP

Các dự án trồng rau sạch theo tiêu chuẩn VietGAP, mô hình trồng hoa trong nhà lưới với hệ thống phun sương, điều khiển nhiệt độ và ánh sáng tự động; ương giống và nuôi thương phẩm cá tầm, nuôi tôm thẻ chân trắng; nhân giống cây các loại bằng phương pháp nuôi cấy mô, tạo ra các giống lúa, khoai tây, ngô mới có năng suất cao và chất lượng cao… 

Đó là một số kết quả cụ thể của các dự án thuộc chương trình “Hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và miền núi”.

Tại hội nghị tổng kết diễn ra ở Hà Nội sáng 18-6, Bộ trưởng Bộ Khoa học - công nghệ (KH-CN) Nguyễn Quân cho biết chương trình này đã được thực hiện liên tục trong ba giai đoạn từ năm 1998 đến nay. Gần 2.746 tỉ đồng đã được đầu tư cho Chương trình nông thôn miền núi thông qua 845 dự án được thực hiện liên tục trong 15 năm qua.

Theo đánh giá của Bộ KH-CN, phần lớn dự án trong chương trình đã trực tiếp ứng dụng và chuyển giao KHCN với các mục tiêu, sản phẩm cụ thể như nâng cao hiệu quả sản xuất lúa gạo, sản xuất các loại nông sản quý, phát triển các loại nông sản nhiệt đới có lợi thế so sánh cao như cà phê, chè, tiêu, điều, cao su…, ứng dụng công nghệ tiên tiến và công nghệ sinh học vào các khâu sản xuất chế biến và bảo quản sản phẩm nông lâm ngư nghiệp…

Bên cạnh đó, các dự án trong chương trình còn đào tạo hơn 1.700 cán bộ quản lý KHCN địa phương, cán bộ khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư và tập huấn cho hơn 236.000 lượt nông dân. Ông Quân khẳng định các dự án trong chương trình nông thôn miền núi đã mang lại hiệu quả cả về KHCN, kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường.

Theo ông Quân, trong số 2.746 tỉ đồng đã được đầu tư cho các dự án thuộc Chương trình nông thôn miền núi, chỉ có 39,4% là nguồn vốn từ ngân sách trung ương. Phần vốn huy động từ người dân, doanh nghiệp và các địa phương chiếm tới hơn 60%.

Báo Tuổi Trẻ, 19/06/2015
Đăng ngày 20/06/2015
Thanh Hà
Khoa học

Tôm tít đầy "Tiềm năng" cho đối tượng nuôi mới

Đa dạng loài vật nuôi và nuôi biển là mục tiêu ngành nuôi trồng thủy sản hướng tới trong tương lai. Tôm sú, tôm thẻ chân trắng, tôm hùm,… đây là một số loài tôm biển được nuôi chính ở nước ta hiện nay, bên cạnh đó tôm tít là loài tôm rất có triển vọng nhưng vẫn chưa được biết đến nhiều.

Tôm tít
• 10:10 05/07/2023

Lịch sử nuôi trồng thủy sản

Cùng Tép Bạc tìm hiểu trong khoảng một thập kỷ qua, đã có những sự gia tăng và phát triển nào trong nuôi trồng thủy sản trên toàn cầu.

Nuôi tôm
• 16:51 04/07/2023

Loài tôm lạ tuy nhỏ bé nhưng tác động lớn tới khí hậu toàn cầu

Nam Cực là một trong những lục địa xa nhất nằm ở phía Nam của Trái đất. Và một trong những loài vật được tìm thấy ở Nam Cực đã thay đổi hoàn toàn sự hiểu biết của các nhà khoa học chính là tôm Krill. Vì sao họ lại nhận định như vậy?

Tôm Krill
• 11:05 23/11/2022

Google sử dụng AI theo dõi "sức khỏe" của các rạn san hô

Google đang sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để giúp các nhà khoa học sàng lọc các đoạn âm thanh ghi âm dưới đại dương trong một dự án nhằm theo dõi "sức khỏe" của các rạn san hô thông qua những âm thanh này.

San hô
• 11:20 14/11/2022

Tăng cường an ninh lượng thực toàn cầu bằng chỉnh sửa gen

Chỉnh sửa bộ gen đối tượng thủy sản đã được các nhà khoa trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản quan tâm và công nghệ này là tiềm năng to lớn để nâng cao khả năng quản lý môi trường, năng suất và khả năng kháng bệnh của ngành.

Biến đổi gen
• 10:28 02/05/2024

Liệu công nghệ có thật sự cần thiết trong thủy sản

Công nghệ đóng vai trò rất quan trọng trong nuôi tôm hiện nay, đặc biệt là đối với các mô hình nuôi thâm canh và siêu thâm canh. Nếu áp dụng công nghệ tiên tiến mang lại nhiều lợi ích thiết thực, giúp tăng năng suất, mang lại hiệu quả kinh tế cho người nuôi tôm.

Ao nuôi công nghê
• 10:05 22/04/2024

Các công nghệ đếm con giống hiệu quả bạn nên biết

Trong ngành nuôi tôm, việc đếm số lượng tôm giống có vai trò vô cùng quan trọng, bởi sự thiếu sót hoặc dư thừa đều có thể gây tổn thất kinh tế đối với cả người bán và người mua. Cũng như điều này gây ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu suất sản xuất trong tương lai.

Đếm con giống
• 08:00 15/04/2024

Mô hình nuôi tôm càng xanh toàn cái

Trong ngành nuôi tôm hiện đại, việc tối ưu hóa quy trình nuôi trồng không chỉ là một mục tiêu mà còn là một thách thức. Trong số các mô hình nuôi phổ biến, mô hình nuôi tôm toàn cái đang thu hút sự chú ý đặc biệt của các nhà nghiên cứu và nhà nuôi.

Tôm càng xanh
• 09:55 11/04/2024

Độ hòa tan của thức ăn quan trọng như thế nào?

Để đánh giá nhanh chất lượng thức ăn tôm tốt nhất, bên cạnh các chất dinh dưỡng cần thiết, việc hiểu rõ về độ hòa tan của thức ăn đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ trả lời cho câu hỏi độ hòa tan của thức ăn cho tôm quan trọng như thế nào? và yếu tố nào giúp đánh giá độ hoàn tan của thức ăn.

Thức ăn viên
• 04:22 06/05/2024

Công nghệ “sông trong ao” nuôi cá trắm cỏ ở Việt Nam

Ngày 24/4/2024, Tép Bạc có bài giới thiệu công nghệ nuôi cá “sông trong ao” (IPRS) do các chuyên gia thủy sản của Hội đồng xuất khẩu đậu nành Hoa Kỳ thực hiện ở nhiều nước trên thế giới, trong đó ở Việt Nam từ năm 2017.

Cá trắm cỏ
• 04:22 06/05/2024

Khả năng tái tạo cơ thể kỳ diệu của sên biển

Năm 2021, một nhóm nghiên cứu ở Nhật Bản đã phát hiện một loài sên biển thuộc họ sacoglossans có khả năng tự tái tạo phần cơ thể đã mất đi chỉ trong khoảng từ 2 đến 3 tuần.

Sên biển
• 04:22 06/05/2024

Cá nhám phơi: Loài cá to lớn có tính tình thân thiện

Sở hữu thân hình to lớn và có phần kỳ dị, nhưng cá nhám phơi lại là một sinh vật biển có tính tình rất hiền lành và thân thiện.

Cá nhám
• 04:22 06/05/2024

Xuất khẩu nông lâm thủy sản tăng mạnh trong 4 tháng đầu năm

Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT, 4 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 19,06 tỷ USD, tăng 23,7% so với cùng kỳ năm 2023. Cùng với đó, nhập khẩu nông lâm thủy sản đạt 14,32 tỷ USD. Như vậy, giá trị xuất siêu ngành đạt được 4 tháng là 4,74 tỷ USD, tăng 71,5%.

Tôm thẻ
• 04:22 06/05/2024