Treo ao vì giá cá lóc giảm nhưng vẫn phải "phóng lao theo lao"

Gần 15 năm gắn bó với nhiều thăng trầm, vùng nuôi cá lóc ở xã Phú Thành- 1 trong 2 xã thuộc cù lao Mây (Trà Ôn) đang đứng trước nhiều khó khăn. Người nuôi vừa tìm cách giữ nghề, vừa để giữ gìn thương hiệu.

thu hoạch cá lóc
Thu hoạch cá lóc. Ảnh: Trung Kiên Huỳnh

“Cá không có, mà giá không lên”

Cùng với phát triển kinh tế vườn và hoa màu, địa phương khuyến khích những nơi nằm cặp các tuyến sông lớn ở Trà Ôn nuôi thủy sản.

Thế nhưng, 2 năm trở lại đây, giá cá lóc liên tục giảm, trong khi giá thức ăn, con giống lại “đội giá”, khiến người nuôi không có lời, thậm chí thua lỗ nặng, nhiều hộ phải “treo” ao.

Ông Nguyễn Chí Cường- công chức nông nghiệp xã Phú Thành- cho biết: “Bắt đầu từ năm 2002, xã có một vài hộ nuôi cá lóc bằng cách cho ăn cá vụn, đến năm 2010 mới bắt đầu có nhiều hộ nuôi cá công nghiệp, nhiều nhất ở ấp Phú Long, Phú Lộc, Phú Xuân.

Hiện toàn xã Phú Thành có 50 hộ nuôi cá với 12ha cá lóc và 23ha cá tra”. Ông nói tiếp: “Thời điểm năm 2019, giá cá lên 40.000 đ/kg, người nuôi lời khoảng 10.000 đ/kg cá. Còn hiện tại giá 29.000-30.000 đ/kg thì người dân có lợi nhuận thấp hoặc lỗ nếu cá bị bệnh.

Đã có khoảng 75% hộ nuôi trong xã “treo” ao, những ai còn nợ ngân hàng hay nợ tiền đại lý thức ăn thì nghỉ nuôi luôn. Gia đình tôi hiện cũng treo ao”.

Ông Huỳnh Văn Lộc- Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Sản xuất chế biến thủy sản Phú Thành- cho biết: HTX thành lập năm 2017, đến cuối năm 2020, HTX có 14 thành viên, giảm 6 thành viên so với năm 2019.

Thuận lợi là điểm nuôi cá được thiên nhiên ưu đãi nguồn nước, các thành viên HTX có nhiều năm kinh nghiệm nuôi cá lóc, đồng thời được các cấp chính quyền, các ban ngành rất quan tâm đến việc phát triển của HTX.

Tuy nhiên, từ đầu năm 2020 đến nay, HTX gặp rất nhiều khó khăn. Dịch bệnh kéo dài nên mức tiêu thụ sản phẩm thấp. Doanh thu năm 2020 của HTX đạt gần 14,6 tỷ đồng nhưng lỗ 1,9 tỷ đồng (năm 2019, cá bán được giá nên HTX lời 1,7 tỷ đồng).

Trong khi đó, giá thức ăn liên tục tăng cao, chỉ trong 5 tháng đầu năm 2021, giá thức ăn tăng 5 lần, mỗi bao 25kg tăng giá khoảng 70.000 đ/bao.

Theo ông Huỳnh Văn Lộc: “Cá không có nhiều mà giá lại không lên. Điều này khiến thu nhập, đời sống của người nuôi gặp khó khăn rất nhiều khi muốn giữ nghề nuôi”.

“Hiện nay, chi phí cho 1kg cá lóc nuôi từ 33.000- 34.000đ, nếu hộ nào nuôi giỏi ít bệnh thì có thể huề vốn hoặc có lời cũng “meo” lắm, còn cá bị bệnh là cầm chắc lỗ. Đó là chưa kể hiện nay chất lượng thức ăn cho cá cũng là cả vấn đề, bởi nếu cá chậm lớn, làm kéo dài thời gian nuôi lại đội chi phí.

Nếu như trước đây nuôi cá hơn 4 tháng thì bán được nhưng mấy năm gần đây có khi nuôi 6- 7 tháng cá mới đạt trọng lượng bán. Trước đây, tôi thả nuôi 1 lượt 6 ao nhưng hiện tại chỉ thả nuôi 1 ao/ tháng để rải chi phí, nuôi cầm chừng”- ông Lộc cho biết thêm.

“Phóng lao thì phải theo lao”

Một số người nuôi cá lóc ở cù lao Mây cho hay, dù mấy năm nay đầu ra cá lóc bấp bênh nhưng vẫn không thể bỏ nghề, bởi đây không chỉ là nghề sinh nhai hơn 10 năm nay mà còn vì mê nghề này.

Anh Trần Thanh Hải (ấp Phú Long)- một trong những hộ nuôi cá lóc đầu tiên trong xã, bắt đầu từ năm 2007- cho biết: “Cá lóc là loài ăn tạp nên mồi của chúng cũng khá dễ tìm.

Bà con thường tận dụng mua thêm các nguồn cá mồi rẻ tiền để giảm chi phí. Do đó, khi chào bán ra thị trường giá cả cũng mang tính cạnh tranh hơn so với nhiều nơi. Bà con thời điểm đó lời thấy ham lắm. Hiện tôi có 6ha mặt nước nuôi cá, với sản lượng khoảng 30 tấn mỗi công”.

“Dù khó nuôi hơn mấy năm trước, dịch bệnh, giá cả thức ăn tăng nhưng tui không bỏ nghề đâu, “phóng lao phải theo lao”.

Chỉ mong được Nhà nước hỗ trợ đầu ra, đồng thời tìm cách “kiềm” giá thức ăn. Bởi, trước đây nông dân thua là thua ở đầu ra, còn bây giờ thì thua luôn đầu vào vì giá thức ăn quá cao”- anh Hải bày tỏ.

Tương tự, dù khó khăn nhưng ông Huỳnh Văn Lộc khẳng định vẫn giữ nghề bởi đam mê nên mới chọn nghề 5 năm nay. Thêm vào đó, người dân ở cù lao đeo nghề cá này bởi khó mà chuyển đổi sang trồng trọt vì chi phí san lấp rất tốn kém, đất trồng cây liền cũng không tốt nên bà con chỉ còn cách rải vụ để không lỗ nhiều.

Để giải quyết đầu ra cho cá lóc, nâng cao giá trị cạnh tranh trên thị trường, HTX cũng đã sản xuất ra khô cá lóc, cung ứng cho thị trường.

Tuy nhiên, do sản phẩm còn đơn điệu nên tiêu thụ chậm, HTX sản xuất cầm chừng. Ông Lộc cho hay: HTX thiếu vốn đầu tư vào việc cung cấp thức ăn nuôi cá cho thành viên trong HTX và sản phẩm của HTX chưa tiếp cận được các kênh bán hàng cao cấp.

Để cứu đầu ra cho khô cá lóc, ông Lộc cho hay: “Thời gian tới, HTX sẽ nghiên cứu, tìm cách đa dạng mặt hàng hơn, đồng thời tăng cường kênh quảng bá. Song song đó, các thành viên HTX mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi”.

Ông Nguyễn Văn Tám- Trưởng Phòng Nông nghiệp- PTNT Trà Ôn cho biết mô hình nuôi cá tra công nghiệp ven bãi bồi và cá lóc mương vườn vẫn là 2 mô hình nuôi thủy sản chính của huyện, chủ yếu nuôi ở xã Phú Thành và Lục Sĩ Thành, với diện tích 66,53ha (53,43ha cá tra, 13,1ha cá lóc).

Thời gian qua, giá cá lóc giảm trong khi giá thức ăn tăng khiến diện tích nuôi cá lóc giảm, người dân gặp khó về đầu ra nên chỉ huề vốn hoặc lỗ.

Huyện cũng đã phối hợp với Sở Nông nghiệp- PTNT tỉnh hỗ trợ nông dân kỹ thuật nuôi, kiểm tra chất lượng nguồn nước,...

Đồng thời, khuyến cáo người dân nên nuôi trong vùng quy hoạch, nuôi theo mô hình an toàn, nâng cao chất lượng, chọn con giống có nguồn gốc chất lượng rõ ràng để hạn chế bệnh xảy ra trên cá,...

Báo Vĩnh Long
Đăng ngày 25/05/2021
Phương Thảo
Kinh tế

Thuật ngữ “chống bán phá giá” trong xuất khẩu tôm

Vào tháng 10 năm 2023, quan hệ xuất khẩu tôm giữa Indonesia và Hoa Kỳ đã trải qua căng thẳng do cáo buộc vi phạm chống bán phá giá do Hoa Kỳ đưa ra. Không chỉ Indonesia, cáo buộc này cũng ảnh hưởng đến các quốc gia khác như Ecuador, Việt Nam và Ấn Độ. Vậy, thuật ngữ chống bán phá giá trong xuất khẩu tôm chính xác là gì?

Tôm thẻ
• 09:34 18/10/2024

Giá tôm nguyên liệu xuất khẩu tăng dần ở các thị trường (Mỹ, TQ, EU)

Tình hình giá tôm và xuất khẩu tôm tăng ở một số thị trường như: Mỹ, Trung Quốc, EU,... là một tín hiệu tích cực cho ngành thủy sản Việt Nam khi bước sang giai đoạn chạy nước rút quý IV.

Tôm thẻ
• 10:17 15/10/2024

Giải pháp cho đầu tư cơ sở hạ tầng trong nuôi tôm công nghệ cao

Nuôi tôm công nghệ cao đã và đang trở thành hướng đi tất yếu của ngành thủy sản Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh quốc tế ngày càng khốc liệt. Tuy nhiên, một trong những yếu tố quyết định sự thành bại của mô hình nuôi tôm công nghệ cao chính là cơ sở hạ tầng.

Ao nuôi tôm
• 14:03 08/10/2024

Tiềm năng xuất khẩu cá sấu

Xuất khẩu cá sấu có tiềm năng lớn trong lĩnh vực nông nghiệp và chăn nuôi, đặc biệt tại các quốc gia có nguồn tài nguyên động vật phong phú và điều kiện khí hậu phù hợp, như Việt Nam. việc xuất khẩu mặt hàng này mang lại nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp và người chăn nuôi, giúp họ phát triển và ổn định đầu ra cho sản phẩm.

Cá sấu
• 10:59 08/10/2024

Nhìn bọt có thể đóan được môi trường ao nuôi đang tốt hay xấu hay không?

Nhìn vào hiện tượng bọt trong ao nuôi tôm có thể cung cấp một số thông tin hữu ích về tình trạng môi trường nước, từ đó giúp người nuôi đánh giá xem môi trường ao đang ở trạng thái tốt hay xấu. Tuy nhiên, việc đánh giá này cần phải dựa vào các quan sát kỹ lưỡng và kết hợp với các yếu tố khác, vì hiện tượng bọt có thể do nhiều nguyên nhân gây ra.

Bọt ao nuôi
• 09:43 18/10/2024

Thuật ngữ “chống bán phá giá” trong xuất khẩu tôm

Vào tháng 10 năm 2023, quan hệ xuất khẩu tôm giữa Indonesia và Hoa Kỳ đã trải qua căng thẳng do cáo buộc vi phạm chống bán phá giá do Hoa Kỳ đưa ra. Không chỉ Indonesia, cáo buộc này cũng ảnh hưởng đến các quốc gia khác như Ecuador, Việt Nam và Ấn Độ. Vậy, thuật ngữ chống bán phá giá trong xuất khẩu tôm chính xác là gì?

Tôm thẻ
• 09:43 18/10/2024

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng bè gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tận dụng tiềm năng dồi dào nguồn nước của các hồ chứa thủy lợi, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 09:43 18/10/2024

Mô hình nuôi ghép đang sốt trở lại

Mô hình nuôi ghép thủy sản đang trở lại mạnh mẽ nhờ khả năng tối ưu hoá diện tích canh tác và giảm thiểu rủi ro trong nuôi trồng thủy sản.

Nuôi ghép
• 09:43 18/10/2024

Xóa đói giảm nghèo bằng ba ba núi

Xóa đói giảm nghèo bằng nuôi ba ba núi (còn gọi là ba ba đá hoặc ba ba rừng) là một mô hình kinh tế đầy tiềm năng ở nhiều vùng nông thôn và miền núi Việt Nam. Đây là loài ba ba được ưa chuộng vì giá trị kinh tế cao nhờ thịt ngon, bổ dưỡng, và được sử dụng trong y học cổ truyền. Việc nuôi ba ba núi không chỉ giúp tăng thu nhập cho các hộ gia đình mà còn tạo ra cơ hội việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế bền vững.

Baba núi
• 09:43 18/10/2024
Some text some message..