“Treo” khô ao vẫn chưa vay được vốn

Dù Chính phủ đã dốc hàng loạt chính sách hỗ trợ, thời gian qua, nghề nuôi trồng và chế biến thủy sản tại đồng bằng sông Cửu Long vẫn tiếp tục gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận vốn vay.

treo ao nuôi
Nông dân thiếu vốn cũng như cá thiếu nước. Ảnh minh họa

Người dân vay nóng

Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tổng dư nợ tín dụng trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn tính đến cuối tháng 6 là 129.313 tỷ đồng, tăng 8,6% so với năm 2012 và chiếm 50,32% tổng số dư nợ tại địa bàn. Trong đó, dư nợ cho vay ngành thủy sản là 33.762 tỉ đồng, tăng 11,22% so với năm 2012, doanh số cho vay 9 tháng đầu năm là 59.933 tỷ đồng.

Ngoài ra, hệ thống các ngân hàng đã có nhiều chương trình hỗ trợ hạ lãi suất, tái cơ cấu nợ, cho vay mới… Thế nhưng, trên thực tế các chương trình tín dụng trong lĩnh vực thủy sản vẫn đang bộc lộ nhiều bất cập, nhất là đối với những nông dân nuôi thủy sản.

Gia đình ông Trần Văn Hùng ở xã Khánh Hòa (huyện Châu Phú, tỉnh An Giang) có kinh nghiệm mấy chục năm nuôi thủy sản và luôn cần vốn từ ngân hàng. Hiện tại, ông nuôi 2 ao cá lóc với diện tích khoảng 4.000 m2 mặt nước nhưng nhu cầu vốn vay hơn 1 tỷ đồng. Ông Hùng tính toán: “Trung bình nuôi 1kg cá lóc cần 25.000 đồng vốn. Chỉ tính 2 ao cá nhà tôi mỗi vụ xuất gần 100 tấn thì cần đến 2,5 tỷ đồng. Trong khi, thế chấp mấy ngàn m2 ao cũng vay chẳng được bao nhiêu”. Nhằm tự tháo gỡ khó khăn, gia đình ông phải thế chấp gần 7 ha đất ruộng, vay 1,2 tỷ đồng từ Ngân hàng TMCP Công thương chi nhánh An Giang để nuôi 2 ao cá lóc.

Tuy nhiên, không phải nông dân nào cũng có nhiều đất ruộng để thế chấp, phục vụ cho việc nuôi thủy sản như ông Hùng. Gia đình ông Lê Công Chinh ở xã Bình Thới (huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre) nuôi gần 1 ha tôm thẻ chân trắng nhưng chỉ được vay 80 triệu đồng. Ông Chinh cho biết: “Nhu cầu vay lớn nhưng không có đất để thế chấp nên ngân hàng chỉ cho vay với số tiền ít. Vì vậy, gia đình phải thường xuyên vay nóng từ bên ngoài để phát triển nghề nuôi”.

Ngân hàng không thiếu vốn

Nhiều ngân hàng cho rằng không hề thiếu vốn, trong khi doanh nghiệp và người dân đều kêu khó tiếp cận vốn vay. Ông Nguyễn Văn Kịch – Tổng giám đốc Cty CP thủy sản CAFATEX cho rằng: “Trong điều kiện khó khăn như hiện nay thì doanh nghiệp rất khó đáp ứng yêu cầu của các ngân hàng nhất là đối với phương án kinh doanh, trả nợ. Trong khi ngân hàng cũng là đơn vị kinh doanh nên rất sợ rủi ro, nợ xấu... Vì vậy, nhiều doanh nghiệp không tiếp cận vốn vay”.

Về phía mình, ông Võ Ngọc Diệp - Giám đốc Ngân hàng TMCP Công thương chi nhánh Đồng Tháp cho rằng: “Đơn vị vẫn liên tục triển khai các gói vay cho khách hàng nuôi và chế biến xuất khẩu cá tra, với mức lãi suất tùy thuộc theo từng gói tín dụng của từng thời kỳ. Tuy nhiên, phải ưu tiên cho những khách hàng được đánh giá là khách hàng có phương án sử dụng vốn tốt, hội đủ các điều kiện kinh doanh...”.

Trước tình hình này, ông Lê Văn Nưng – Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang cho rằng: “Ngân hàng thì nói không thiếu vốn trong khi doanh nghiệp thì bảo không vay được. Vì thế, cần có giải pháp tháo gỡ gút mắc để khơi thông dòng vốn, cứu ngành thủy sản trong điều kiện khó khăn như hiện nay”. Thực tế khi nhiều doanh nghiệp thủy sản phá sản với số nợ lên đến hàng ngàn tỷ đồng khiến các ngân hàng gần như khép kín, thắt chặt cho vay dù có nhiều chính sách hỗ trợ của Chính phủ. Theo nhận định của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) thì chế biến, xuất khẩu trong thời gian tới sẽ tiếp tục sụt giảm.

Theo Báo Pháp luật Việt Nam
Đăng ngày 19/07/2013
Ngọc Long
Nông thôn

Cà Mau đẩy mạnh quảng bá con tôm đến thị trường Mỹ

Trong chuyến công tác tại Hoa Kỳ, đoàn công tác Cà Mau do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử dẫn đầu đã làm việc với Seafood Watch (SFW) để tổ chức Hội nghị “Tôm sú bền vững từ Việt Nam” tại Boston, Hoa Kỳ và triển khai chương trình hợp tác với trường Đại học Arizona.

Tôm sú
• 10:23 09/12/2024

Tăng cường hợp tác và ứng dụng khoa học công nghệ để phát triển ngành tôm bền vững

Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (Bộ NN&PTNT) tổ chức tọa đàm với chủ đề: "Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ phát triển nuôi tôm nước lợ bền vững, giảm chi phí sản xuất, giảm phát thải, nâng cao hiệu quả".

Mô hình nuôi tôm
• 10:40 04/12/2024

Nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao, hướng đi bền vững của người nuôi tôm tại Bình Định

Ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm đã được Trung tâm Khuyến nông Bình Định triển khai xây dựng mô hình và thực hiện từ năm 2020.

Ao nuôi tôm
• 11:18 03/12/2024

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 07 tàu cá trong đợt bổ sung năm 2023

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 3840/QĐ-UBND ngày 05/11/2024 phê duyệt đợt bổ sung năm 2023 cho các tàu cá được hỗ trợ kinh phí theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Tàu thuyền
• 09:39 26/11/2024

Rủi ro của việc xét nghiệm không đầy đủ trong quy trình kiểm dịch

Quy trình kiểm dịch đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn và chất lượng cho các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản, và hàng hóa. Đặc biệt trong lĩnh vực nuôi trồng và xuất khẩu thủy sản, các bước xét nghiệm trong kiểm dịch giúp phát hiện và ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, kiểm soát các chất cấm, và đảm bảo sản phẩm đạt chuẩn an toàn thực phẩm.

Thủy
• 18:01 12/12/2024

Máy cho ăn tự động Farmext Feeder Lite - Công nghệ tinh gọn, nhẹ nhàng chi phí

Giải quyết nỗi lo về chi phí cho người nuôi tôm trong vấn đề cần một thiết bị vừa tiết kiệm nhưng vẫn phải đảm bảo sự hiệu quả. Farmext Feeder Lite – Phiên bản mới chính là giải pháp thông minh, đáp ứng trọn vẹn nhu cầu của bà con. Với mức giá hợp lý, máy vẫn đảm bảo các tính năng hiện đại như điều khiển từ xa, hẹn giờ tự động, giúp việc nuôi tôm trở nên dễ dàng và tối ưu hơn bao giờ hết.

Máy cho tôm ăn
• 18:01 12/12/2024

Giải pháp công nghệ hiện đại trong kiểm soát rận biển trên cá hồi

Rận biển, một loại ký sinh trùng nguy hiểm, đang trở thành vấn đề lớn trong ngành nuôi trồng cá hồi. Chúng không chỉ gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe cá mà còn làm giảm năng suất và gia tăng chi phí sản xuất.

Cá hồi
• 18:01 12/12/2024

EHP: Cơn ác mộng của người nuôi tôm

Trong những năm gần đây, ngành nuôi tôm đã đối mặt với nhiều thách thức, trong đó EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) đã nổi lên như một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất.

Tôm bệnh EHP
• 18:01 12/12/2024

Vật chủ trung gian truyền bệnh EHP trên tôm

Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) lây truyền bệnh cho tôm chủ yếu xảy ra qua đường miệng bằng cách ăn phải bào tử các mô, trầm tích và nước bị ô nhiễm. Đồng thời chúng cũng được xác định có ở động vật không xương sống hoang dã như giun nhiều tơ, cua, động vật thân mềm và các loài động vật đáy khác như artemia, v.v. và chúng bị nghi ngờ là vật truyền mầm bệnh cho tôm giữa môi trường hoang dã và hệ thống nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 18:01 12/12/2024
Some text some message..