Triển khai các giải pháp mạnh đối với nhóm tàu cá có nguy cơ cao vi phạm vùng biển nước ngoài

Sau hơn 06 năm thực thi Luật Thủy sản năm 2017 và triển khai thực hiện các giải pháp cấp bách khắc phục tình trạng khai thác bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU), thực hiện các khuyến nghị của Ủy ban châu Âu, tỉnh Bình Định đã tập trung chỉ đạo triển khai các giải pháp quyết liệt về chống khai thác IUU và đã đạt được những kết quả tích cực.

Tàu cá
Bình Định quyết tâm xử lý các tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài. Ảnh minh họa

Bên cạnh đó, hiện nay vẫn còn tình trạng tàu cá và ngư dân khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài vẫn còn xảy ra và chưa có dấu hiệu chấm dứt, đặc biệt trong 06 tháng đầu năm 2024 có diễn biến tăng (năm 2021: 16 tàu; năm 2022: 11 tàu; năm 2023: 4 tàu; 6 tháng đầu năm 2024: 08 tàu).

Hầu hết tàu cá vi phạm khai thác ở vùng biển nước ngoài bị bắt giữ đều có chiều dài từ 12 mét đến dưới 15 mét, hoạt động nghề câu mực (mành mực), thường xuyên hoạt động ở các ngư trường phía Nam, hàng năm không về địa phương nên gây khó khăn cho công tác quản lý.

Vì vậy, để triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 10/4/2024 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định và phát triển bền vững ngành thuỷ sản; Nghị quyết số 52/NQ-CP ngày 22/4/2024 của Chính phủ và Kế hoạch số 98-KH/TU ngày 04/6/2024 của Tỉnh uỷ Bình Định; Thông báo số 275/TB-VPVP ngày 24/6/2024 của Văn phòng Chính phủ về kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang tại Hội nghị sơ kết Ban Chỉ đạo quốc gia về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các cơ quan liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển khẩn trương thực hiện ngay một số nội dung như sau:

1. Đối với Sở Nông nghiệp và PTNT

- Đối với nhóm tàu cá chưa đăng ký (tàu cá 3 không), chỉ đạo Chi cục Thủy sản khẩn trương rà soát, thực hiện kiểm tra lần đầu và hướng dẫn thủ tục đăng ký tàu cá theo quy định hoàn thành trước ngày 10/7/2024. Đây là đợt tổng kiểm tra lần cuối cho tàu cá phát sinh từ 6 mét đến dưới 15 mét, sau khi kết thúc đợt kiểm tra, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển có trách nhiệm báo cáo danh sách các chủ tàu cá không đăng ký, đưa vào danh sách xả bản.

- Đối với nhóm tàu cá có nguy cơ cao vi phạm vùng biển nước ngoài (có chiều dài từ 12 đến dưới 15 mét) làm nghề câu mực thường xuyên hoạt động ở các tỉnh phía Nam, hàng năm không về địa phương, chỉ đạo Chi cục Thủy sản làm việc với các chủ tàu cá để yêu cầu lắp đặt thiết bị giám sát hành trình theo chỉ đạo của tỉnh Bình Định.

Trường hợp tàu cá chưa lắp đặt thiết bị giám sát hành trình theo chỉ đạo thì tạm thời thu hồi Giấy phép khai thác thủy sản nhằm chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định. Đồng thời tạm dừng việc cấp giấy phép khai thác thủy sản đối với nhóm tàu cá này, chỉ thực hiện cấp và cấp lại giấy phép khai thác thủy sản đối với nhóm tàu cá này sau khi đã lắp đặt thiết bị giám sát hành trình.

Yêu cầu chủ tàu cá cam kết đảm bảo thiết bị giám sát hành trình tàu cá hoạt động liên tục 24/24 giờ từ khi tàu rời cảng đến khi cập cảng để các lực lượng chức năng theo dõi và quản lý. Có văn bản đề nghị các cơ quan, đơn vị sở tại (Sở Nông nghiệp và PTNT, BCH Bộ đội Biên phòng) các tỉnh phía Nam phối hợp kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ nhóm tàu cá này và không làm thủ tục xuất bến đi đánh bắt thủy sản do Giấy phép khai thác thủy sản đã bị thu hồi. 

- Chỉ đạo Chi cục Thủy sản tăng cường lực lượng trực hệ thống Trạm bờ 24/24 giờ để kịp thời phát hiện tàu cá không duy trì hoặc vô hiệu hóa thiết bị giám sát hành trình trong quá trình hoạt động trên biển, tàu cá vượt ranh giới cho phép trên biển để kịp thời cảnh báo. 

- Chỉ đạo các Ban Quản lý cảng cá trên địa bàn tỉnh tăng cường bố trí nhân viên thực hiện đầy đủ công tác kiểm tra, kiểm soát sản lượng thủy sản bốc dỡ từ tàu khai thác theo quy định. Kiểm soát 100% tàu cá có chiều dài từ 15 mét trở lên phải cập cảng chỉ định, đảm bảo thiết bị VMS hoạt động liên tục 24/24 giờ khi tàu cá rời cảng đến khi cập cảng và thực hiện thông báo trước 01 giờ, ghi nộp Nhật ký khai thác theo quy định; kiểm tra, đối chiếu thông tin trong Nhật ký khai thác đảm bảo phù hợp với dữ liệu giám sát tàu cá. Đồng thời, đối với tàu cá vượt ranh giới cho phép trên biển, bị mất tín hiệu kết nối trên biển, tiến hành thông báo và phối hợp làm việc với chủ tàu/thuyền trưởng để xử lý theo quy định.

- Khẩn trương xây dựng chính sách hỗ trợ về kinh phí trang bị thiết bị Giám sát hành trình trên tàu cá có chiều dài từ 12 mét đến dưới 15 mét cho ngư dân trên địa bàn tỉnh.

2. Đối với UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển

- Tổ chức rà soát, lập danh sách tàu cá có chiều dài từ 12 đến dưới 15 mét hoạt động nghề câu mực thường xuyên hoạt động ở các tỉnh phía Nam, hàng năm không về địa phương. Thành lập Đoàn công tác làm việc với tỉnh phía Nam để trực tiếp gặp gỡ chủ tàu, thuyền trưởng tàu cá có chiều dài từ 12 mét đến dưới 15 mét của địa phương mình, hoạt động nghề câu mực, vận động và yêu cầu phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình tàu cá mới được tham gia đánh bắt hải sản. Báo cáo về Sở Nông nghiệp và PTNT qua Chi cục Thủy sản để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.

- Phối hợp với các lực lượng chức năng xử lý tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài; tàu cá bị cảnh báo và tàu cá mất tín hiệu kết nối thiết bị giám sát hành trình trong quá trình hoạt động trên biển.

- Chỉ đạo Phòng Kinh tế/Nông nghiệp và PTNT, UBND xã/phường còn tàu cá “3 không” phối hợp với Chi cục Thủy sản khẩn trương rà soát, thực hiện kiểm tra lần đầu và hướng dẫn thủ tục đăng ký tàu cá theo quy định, hoàn thành trước ngày 10/7/2024.

- Chỉ đạo Phòng Văn hóa và Thông tin, Phòng Kinh tế/Nông nghiệp và PTNT, UBND xã/phường tập trung thông tin, tuyên truyền Nghị quyết số 04/2024/NQ-HĐTP ngày 12/6/2024 của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao về Hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự về truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi liên quan đến khai thác, mua bán, vận chuyển trái phép thủy sản. Đồng thời hướng dẫn quy trình xử lý trách nhiệm hình sự đối với hành vi khai thác thủy sản trái phép ở vùng biển nước ngoài.

3. Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Định, Báo Bình Định

Tiếp tục xây dựng các chuyên mục, phóng sự, bài viết tuyên truyền, quán triệt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế thủy sản bền vững, phòng, chống khai thác IUU.

Đặc biệt tập trung thông tin, tuyên truyền về Nghị quyết số 04/2024/NQ-HĐTP ngày 12/6/2024 của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao về Hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự về truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi liên quan đến khai thác, mua bán, vận chuyển trái phép thủy sản.

Đăng ngày 20/07/2024
Đánh bắt

Tiềm năng của Astaxanthin trong kháng bệnh do Vibrio

Tiềm năng của astaxanthin khi hoạt động như một chất bảo vệ chống lại stress oxy hóa, giúp tăng đề kháng bệnh do Vibrio gây ra trên cá chẽm.

Astaxanthin
• 11:50 11/08/2021

Vắc xin kép S. agalactiae và S. iniae - Triển vọng phòng bệnh cao

Vắc xin kép S. agalactiae và S. iniae mang đến triển vọng phòng bệnh cao trên cá chẽm.

cá chẽm
• 18:27 22/07/2021

Liều lượng dùng rong nâu để kích thích miễn dịch cá chẽm

Rong nâu Sargassum polycystum mang đến tiềm năng kích thích miễn dịch trong nuôi cá chẽm.

cá chẽm
• 09:02 29/12/2020

Bài học Malaysia: Đừng để phải “gồng mình” chống kim loại nặng!

Nhiễm độc kim loại nặng trong sản phẩm thủy sản là mối nguy lớn. Tuy chưa chắc nồng độ cao đã có khả năng gây hại, nhưng kim loại nặng vẫn làm người tiêu dùng dè dặt hơn với thủy sản.

Cá chẽm.
• 10:46 15/10/2020

Gỡ khó cho thủy sản khai thác: Bà Rịa – Vũng Tàu vào cuộc quyết liệt

Trong bối cảnh Bà Rịa – Vũng Tàu là một trong những điểm nóng về xuất khẩu thủy sản khai thác, đặc biệt là cá mối xuất đi EU, doanh nghiệp vẫn gặp rào cản lớn do quy định nghiêm ngặt về nguồn gốc khai thác (IUU).

Tàu cá
• 09:00 14/06/2025

Bình Định: Sản lượng thủy sản tháng 5/2025 tăng mạnh so với cùng kỳ

Trước yêu cầu phát triển bền vững ngành thủy sản, tỉnh Bình Định đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp về quản lý giống, thức ăn, môi trường và phòng chống dịch bệnh trong nuôi trồng; đồng thời đẩy mạnh các mô hình nuôi tôm công nghệ cao và tăng cường khai thác thủy sản gắn với bảo vệ nguồn lợi biển.

Cá ngừ
• 11:06 11/06/2025

Một số ứng dụng công nghệ trong quản lý và giám sát hoạt động khai thác thủy sản

sản Việc ứng dụng công nghệ trong quản lý và giám sát hoạt động khai thác thủy sản là một xu hướng quan trọng giúp đảm bảo khai thác bền vững, bảo vệ nguồn lợi thủy sản và tuân thủ các quy định quốc tế. Dưới đây là một số công nghệ tiêu biểu đang được triển khai.

Công nghệ trong khai thác thủy sản
• 11:00 13/05/2025

Cảng cá Trần Đề quản chặt nguồn gốc thủy sản, hướng tới gỡ 'thẻ vàng'

Cảng cá Trần Đề tại tỉnh Sóc Trăng từ lâu đã là một trong những cảng cá trọng điểm của Đồng bằng sông Cửu Long. Nơi đây không chỉ là điểm trung chuyển quan trọng cho các hoạt động khai thác mà còn đóng vai trò lớn trong chuỗi cung ứng thủy sản xuất khẩu. Việc quản lý chặt chẽ nguồn gốc thủy sản tại đây không chỉ giúp đảm bảo chất lượng sản phẩm mà còn đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe từ thị trường quốc tế, đặc biệt là châu Âu.

Cảng cá Trần Đề
• 09:40 09/05/2025

Đà Nẵng: Người nuôi mất trắng sau một đêm

Đợt mưa lũ trái mùa từ ngày 11 đến 13 tháng 6 năm 2025, do ảnh hưởng của cơn bão số 1 (WUTIP), đã gây ra những thiệt hại nặng nề cho người dân các tỉnh miền Trung, đặc biệt là các hộ nuôi trồng thủy sản tại Đà Nẵng. Lũ lên nhanh và bất ngờ trong đêm đã khiến nhiều gia đình mất trắng tài sản, với ước tính thiệt hại lên đến hàng tỷ đồng.

Bão
• 16:49 13/06/2025

Vắc-xin uống từ vi tảo

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản toàn cầu đang chịu áp lực bởi các đợt bùng phát dịch bệnh nghiêm trọng, vắc-xin được xem là giải pháp hiệu quả để nâng cao miễn dịch và giảm sự phụ thuộc vào hóa chất. Một xu hướng nổi bật gần đây là ứng dụng vi tảo làm nền tảng sản xuất vắc-xin, mở ra triển vọng phát triển các loại vắc-xin uống bền vững, hiệu quả và ít tốn kém.

Vi tảo
• 16:49 13/06/2025

Tháo gỡ 'nút thắt' trong cấp phép nuôi biển tại Quảng Ninh

Quảng Ninh nổi bật với hơn 45.100 ha vùng biển quy hoạch cho nuôi trồng thủy sản, mở ra tiềm năng lớn cho ngành nuôi biển. Tuy nhiên, thủ tục hành chính rườm rà, thiếu hướng dẫn cụ thể và nhận thức hạn chế của ngư dân đang kìm hãm sự phát triển. Bài viết phân tích những khó khăn, giải pháp thực tiễn tại Quảng Ninh và định hướng thúc đẩy nuôi trồng thủy sản bền vững, hướng tới xuất khẩu.

Nuôi biển
• 16:49 13/06/2025

Doanh nghiệp thủy sản bị ép giá: Người nuôi và người lao động chịu thiệt

Trong chuỗi cung ứng thủy sản, doanh nghiệp đóng vai trò cầu nối giữa người nuôi và thị trường. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp chế biến thủy sản Việt Nam đang đối mặt với sự chên ép giá từ các chuỗi bán lẻ lớn quốc tế. Và hậu quả không chỉ dừng lại ở mức doanh thu doanh nghiệp bị suy giảm, mà gánh nặng còn trực tiếp chuyển về người nuôi.

Tôm thẻ
• 16:49 13/06/2025

VASEP nhiệm kỳ mới (2025-2030): Chủ động thích ứng – Đổi mới sáng tạo – Phát triển bền vững

Trước bối cảnh thị trường đầy biến động và những yêu cầu ngày càng khắt khe, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) vừa tổ chức thành công Đại hội tàn thể lần thứ 7, bầu ra ban lãnh đạo mới và đặt ra phương châm hành động cho 5 năm tới. Đây là thông điệp quan trọng, định hướng cho toàn ngành, từ doanh nghiệp lớn đến từng hộ nuôi trồng.

Vasep
• 16:49 13/06/2025
Some text some message..