Triển vọng cá chép lai mang thương hiệu Lào Cai

Cuối năm 2020, Trung tâm Giống nông nghiệp tỉnh thực hiện đề tài khoa học nghiên cứu, chọn tạo giống cá chép lai có năng suất, chất lượng cao giữa cá chép Hungary và chép V1 của Việt Nam. Qua gần 5 tháng triển khai đã cho kết quả khả quan.

Cá chép nuôi.
Kiểm tra cá bố, mẹ thông qua mã số điện tử đã được gắn.

Cá chép là một trong những loại thực phẩm quen thuộc với hầu hết gia đình Việt. Đây cũng là loài cá được nuôi rộng rãi trên cả nước do chúng thích nghi được với khí hậu, nguồn nước từ vùng cao đến đồng bằng. Chính vì thế, đây là đối tượng nuôi chính của nhiều vùng chuyên canh thủy sản.

Tại Lào Cai, giá cá chép thương phẩm và đầu ra trong nhiều năm gần đây luôn ổn định. Cá chép cũng được nuôi rộng rãi ở tất cả các huyện, thành phố trong tỉnh. Cá chép là loại ít dịch bệnh, sinh trưởng nhanh. Hằng năm, sản lượng cá chép nuôi chiếm tỷ lệ cao (gần 40%) tổng sản lượng thủy sản toàn tỉnh. Theo số liệu thống kê và dự báo của ngành nông nghiệp, diện tích quy hoạch thủy sản tỉnh năm 2021 đạt 2.100 ha, định hướng đến năm 2030 là 2.480 ha, nhu cầu con giống khoảng 48 triệu con các loại.

Tuy nhiên, nguồn cung con giống chất lượng cao hiện chưa đáp ứng đủ nhu cầu thị trường. Tại các cơ sở sản xuất con giống tư nhân, vấn đề chất lượng con giống chưa được coi trọng, sản phẩm không đồng đều, việc áp dụng công nghệ tiên tiến trong lai tạo giống còn hạn chế. Cụ thể, đối với giống cá chép V1 của Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1 nghiên cứu và sản xuất năm 1995, đã cung cấp cá hậu bị cho các cơ sở sản xuất giống trong cả nước.

Con giống trước đây có tốc độ sinh trưởng nhanh hơn giống cá chép bản địa (chép trắng Việt Nam), đạt 0,8 đến 1 kg/con sau 6 đến 8 tháng nuôi. Tuy nhiên, do các cơ sở sản xuất giống trong quá trình lưu giữ, chọn lọc qua nhiều thế hệ, chất lượng con giống bị giảm sút. Bên cạnh đó, việc các tỉnh không được thay thế cá bố mẹ thuần chủng, thiếu trang - thiết bị theo dõi các thế hệ lai nên con lai bị cận huyết thống, làm tốc độ sinh trưởng chậm đi.

Trăn trở với những bất cập trên, Trung tâm Giống nông nghiệp tỉnh đã nghiên cứu và xây dựng đề tài khoa học lai tạo giữa loài cá chép của Hungary với cá chép V1 theo hình thức lai xa để tránh con lai bị cận huyết thống đã bước đầu đem lại kết quả. Bắt tay thực hiện đề tài, các cán bộ, kỹ sư của Trại Nghiên cứu và Sản xuất thủy sản cấp I (Trung tâm Giống nông nghiệp tỉnh) đã chuẩn bị đàn cá chép Hungary bố mẹ được nhập từ các cơ sở uy tín. Riêng cá chép bố mẹ V1 thì sử dụng đàn cá đang được Trung tâm Giống nông nghiệp tỉnh lưu giữ có nguồn gốc từ Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1.

Đàn cá chép bố mẹ đủ tiêu chuẩn sẽ được gắn số điện tử đã mã hóa. Đây là kỹ thuật mới nhằm quản lý tốt đàn cá bố mẹ, theo dõi phương pháp lai và làm cơ sở cho việc chọn giống hậu bị cho những thế hệ tiếp theo. Các ao nuôi vỗ, các bể cho đẻ, bể ấp, bình ấp trứng và các công trình phụ trợ khác theo tiêu chuẩn, đảm bảo cá có điều kiện sống phù hợp với đặc điểm sinh học, sinh sản để cá phát dục và thành thục tốt nhất. Việc sản xuất lai tạo giống được áp dụng phương pháp thụ tinh chéo, đó là cá cái V1 lai với cá đực Hungary và cá đực V1 lai với cá cái Hungary.

Sau khi sinh sản nhân tạo cá bột hết noãn hoàng, bố trí các lô thí nghiệm để ương từ giai đoạn cá bột lên giai đoạn cá giống, làm cơ sở xây dựng quy trình ương nuôi. Việc khảo nghiệm con giống cá chép sản xuất ra bằng cách bố trí các công thức thí nghiệm giữa con giống mới sản xuất ra (F1) với lô đối chứng sử dụng giống cá chép lai V1, để đánh giá tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ sống và hiệu quả kinh tế.


Đàn cá bố mẹ tại Trại Nghiên cứu và Sản xuất giống thủy sản cấp 1 Phú Nhuận (Bảo Thắng).

Kỹ sư Đỗ Thành Luân, Trưởng Trại Nghiên cứu và Sản xuất giống thủy sản cấp I cho biết: Con lai F1 (dự kiến đặt tên là cá chép LC) cho thấy sự khác biệt có triển vọng cao như tốc độ sinh trưởng đạt 2 đến 2,5 kg/con sau 6 đến 8 tháng nuôi, lớn nhanh gấp 2 đến 2,5 lần cá chép V1. Cá chép LC có ngoại hình đẹp, các vây và vùng bụng có màu vàng của cá chép V1. Lưng cá có màu xanh, thân thuôn dài, bụng ít trứng của cá Hungary nên tỷ lệ thịt cao hơn so với cá chép V1 trước đây. Khi đưa cá thương phẩm ra thị trường được khách hàng đón nhận. Với tốc độ sinh trưởng nhanh mà chất lượng thịt vẫn thơm ngon nên hiệu quả của người nuôi được nâng lên.

Ông Nguyễn Tiến Dũng, Phó Giám đốc Trung tâm Giống nông nghiệp tỉnh cho biết: Sau gần 5 tháng nghiên cứu lai tạo, mẻ cá giống chép lai F1 đầu tiên đã sản xuất thành công. Đây là cơ sở để tiến tới làm chủ công nghệ sản xuất con giống chất lượng cao, phục vụ nhu cầu nuôi cá thương phẩm tại Lào Cai và các tỉnh lân cận. Chúng tôi tiếp tục đánh giá ở giai đoạn 2 về tốc độ sinh trưởng và ưu thế lai của con cá chép mới so với cá chép hiện nay. Một trong những hiệu quả quan trọng của đề tài đó là tạo ra giống cá chép năng suất, chất lượng cao.

Việc sản xuất thành công giống cá chép lai giữa loại cá trong nước và loài nhập ngoại là bước tiến khoa học của tỉnh, khẳng định tài năng, tâm huyết của những kỹ sư thủy sản Lào Cai. Từ đây, chúng ta sẽ chủ động lưu giữ đàn cá ông bà, bố mẹ và sản xuất cá hậu bị làm cơ sở sản xuất giống phục vụ nhu cầu nuôi thủy sản của người dân trong và ngoài tỉnh.

Báo Lào Cai
Đăng ngày 27/05/2021
Kim Thoa
Nuôi trồng

Thuần hóa tôm giống trước khi thả

Thuần hóa tôm giống trước khi thả vào ao nuôi là một trong những bước quyết định sự thành bại của vụ nuôi. Quá trình này không chỉ giúp tôm thích nghi với môi trường mới mà còn tăng khả năng sinh trưởng và giảm tỷ lệ hao hụt trong giai đoạn đầu. Để đảm bảo thành công, người nuôi cần nắm rõ các bước và áp dụng phương pháp phù hợp.

tôm giống
• 10:10 24/12/2024

Xu hướng công nghệ trong nuôi trồng thủy sản năm 2025

Trước sức ép gia tăng nhu cầu thực phẩm toàn cầu, nuôi trồng thủy sản được kỳ vọng đáp ứng hơn 60% sản lượng thủy sản tiêu thụ vào năm 2030. Tuy nhiên, ngành này đang đối mặt với nhiều thách thức như dịch bệnh, sự suy thoái môi trường, và tác động từ biến đổi khí hậu. Trong bối cảnh đó, việc ứng dụng công nghệ hiện đại đã trở thành yếu tố cốt lõi để đảm bảo sự phát triển bền vững.

Nuôi trồng thủy sản
• 09:50 24/12/2024

Những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP trên tôm

Bệnh vi bào tử trùng EHP là một trong những bệnh nguy hiểm đối với tôm nuôi, gây ra thiệt hại lớn cho ngành thủy sản. Bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và tốc độ tăng trưởng của tôm mà còn gây khó khăn trong quản lý ao nuôi. Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP và các giải pháp hiệu quả mà người nuôi tôm cần biết.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:03 23/12/2024

Mật độ thả giống tối ưu cho từng loại hình nuôi tôm

Mật độ thả giống đóng vai trò then chốt ảnh hưởng đến sức khỏe, tốc độ tăng trưởng, và năng suất thu hoạch. Việc lựa chọn mật độ phù hợp không chỉ dựa trên loại hình nuôi mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện ao, kỹ thuật chăm sóc, và môi trường nước.

Ao nuôi tôm
• 09:51 23/12/2024

Sử dụng Thuốc mê Durelax Liquid cho cá tôm sao cho hiệu quả?

Với thành phần từ thảo dược tự nhiên, khả năng gây mê nhẹ thuốc mê Durelax Liquid chuyên dùng để vận chuyển, hỗ trợ trước sinh sản cho nhiều loài cá và dùng cho tôm để san ao, phân cỡ. Với sự phổ rộng như vậy, Durelax Liquid được sử dụng với liều như thế nào cho từng loài nhất định? Cùng Farmext eShop tìm hiểu ngay nhé.

Durelax Liquid
• 00:56 26/12/2024

Da cá hồi: Từ phế phẩm trở thành món ăn được ưa chuộng

Trong những năm gần đây, da cá hồi đã trở thành một nguyên liệu được ưa chuộng trong ẩm thực, không chỉ nhờ vào hương vị đặc biệt mà còn bởi những lợi ích sức khỏe mà nó mang lại. Từ một phần thường bị bỏ đi trong chế biến cá, da cá hồi đã được khám phá và tận dụng một cách sáng tạo, biến thành món ăn hấp dẫn được nhiều người yêu thích.

Da cá hồi
• 00:56 26/12/2024

Một số loài cây trồng thủy sinh hot nhất năm

Thủy sinh là một phần không thể thiếu trong thế giới của những người yêu thích nghệ thuật trang trí hồ cá và không gian nước.

Cây thủy sinh
• 00:56 26/12/2024

Thuần hóa tôm giống trước khi thả

Thuần hóa tôm giống trước khi thả vào ao nuôi là một trong những bước quyết định sự thành bại của vụ nuôi. Quá trình này không chỉ giúp tôm thích nghi với môi trường mới mà còn tăng khả năng sinh trưởng và giảm tỷ lệ hao hụt trong giai đoạn đầu. Để đảm bảo thành công, người nuôi cần nắm rõ các bước và áp dụng phương pháp phù hợp.

tôm giống
• 00:56 26/12/2024

Xu hướng công nghệ trong nuôi trồng thủy sản năm 2025

Trước sức ép gia tăng nhu cầu thực phẩm toàn cầu, nuôi trồng thủy sản được kỳ vọng đáp ứng hơn 60% sản lượng thủy sản tiêu thụ vào năm 2030. Tuy nhiên, ngành này đang đối mặt với nhiều thách thức như dịch bệnh, sự suy thoái môi trường, và tác động từ biến đổi khí hậu. Trong bối cảnh đó, việc ứng dụng công nghệ hiện đại đã trở thành yếu tố cốt lõi để đảm bảo sự phát triển bền vững.

Nuôi trồng thủy sản
• 00:56 26/12/2024
Some text some message..