Triển vọng mô hình nuôi cá bớp

Thời gian qua một số mô hình nuôi cá bớp lồng bè tại vùng ven biển Núi Thành đã đạt hiệu quả bước đầu, là cơ sở để nhân rộng cho vùng ven biển Quảng Nam.

bè nuôi cá bớp
Mô hình nuôi cá bớp thương phẩm trong lồng bè tại Tam Hải bước đầu khá thành công. Ảnh: Hoàng Liên

Những năm 2019 - 2020, Phòng NN&PTNT huyện Núi Thành phối hợp với Trung tâm Chọn giống cá rô phi - Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1 (Phú Ninh) triển khai mô hình chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật nuôi cá bớp lồng bè cho một số hộ ở Tam Hải, Tam Tiến, Tam Hòa.  Mỗi hộ thả nuôi khoảng 3 - 5 lồng bè với hàng nghìn con giống, bước đầu cho kết quả khả quan.

Bà Võ Thị Một (thôn Xuân Mỹ, Tam Hải) cho biết, bà thả nuôi 7 lồng với 1.900 con giống cá bớp cùng một số cá chim vây trắng, cá mú, chang cu... “Đàn cá lớn nhanh, tôi chuẩn bị xuất bán. Nếu giá tốt khoảng 120 nghìn đồng/kg thì cá bớp có giá trị kinh tế cao hơn so với cá chim trắng, chang cu” - bà Một nói.

Còn bà Trần Thị Nhung (thôn Xuân Mỹ, xã Tam Hải) thả 1.800 con giống trong 5 lồng bè, chuẩn bị xuất bán sau 6 tháng nuôi với trọng lượng mỗi con 3,5 - 4kg. Bà Nhung cho biết, vùng cửa biển qua thôn Xuân Mỹ là vùng nước sạch, thích hợp với cá bớp nên lứa nuôi khá thành công. Thức ăn của cá bớp rất đa dạng, gồm sinh vật phù du, cá con, cá mồi được mua lại từ các tàu bè trên biển. Dù là nuôi lồng bè nhưng cá bớp chỉ ăn cá bột, cá mồi, sinh vật biển nên gần như là cá tự nhiên, được thị trường ưa chuộng.

“Lứa tới tôi định thả nuôi thêm 1 lồng nữa, nếu có vốn ổn định tôi sẽ mở rộng diện tích nuôi cá bớp kết hợp với nhiều đối tượng khác như chang cu, cá chim trắng, cá mú” - bà Nhung cho hay.

Dù cá bớp nuôi có giá trị kinh tế, song tâm lý người dân vùng ven biển Núi Thành khá dè dặt trong việc nhân đàn bởi lo thị trường, giá cả, nhất là sau đợt dịch Covid-19 đến nay. Nhiều người nuôi cá bớp cho biết, so với thời điểm trước dịch - giá cá bớp thương phẩm khoảng 150 - 200 nghìn đồng/kg thì hiện nay giá cả giảm đáng kể. Chi phí mua cá mồi tăng lên gấp đôi, từ 5 nghìn đồng lên 10 - 15 nghìn đồng/kg khiến lợi nhuận giảm đi.

Bà Võ Thị Một chia sẻ: “Chúng tôi lo đầu ra, giá cả nên việc nhân nuôi, mở rộng còn dè dặt. Một phần, đây là đối tượng nuôi đòi hỏi chi phí bỏ ra rất lớn gồm con giống, lồng bè, thức ăn...”.

Ông Nguyễn Hồng Điệp - Giám đốc Trung tâm Chọn giống cá rô phi - Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1 khuyến cáo, người dân cần chú ý đến nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng của con giống, tránh mua con giống trôi nổi, nhập lậu có giá thành thấp hơn nhưng tiềm ẩn mầm bệnh, gây thiệt hại, thất thoát trong quá trình nuôi.

Ông Điệp chia sẻ: “Nhiều khu vực cửa sông, cửa biển Quảng Nam có thể nuôi cá bớp, bởi giống cá này phù hợp với môi trường, nguồn nước sạch, lưu thông. Ngoài mô hình nuôi cá bớp trong lồng bè ở Tam Hải khá thành công, chúng tôi còn triển khai thí điểm mô hình nuôi cá bớp trong ao lót bạt ở Tam Hòa, sắp tới sẽ có đánh giá thực tiễn. Nếu mô hình nuôi trong ao lót bạt thành công, người dân nuôi tôm ven biển sẽ có thêm đối tượng nuôi mới, vừa có hiệu quả hơn con tôm, vừa giúp giảm ô nhiễm môi trường”.

Báo Quảng Nam
Đăng ngày 21/07/2020
Hoàng Liên - Mỹ Linh
Nuôi trồng

Vì sao nên ưu tiên diệt tảo vào ban đêm thay vì ban ngày?

Tảo hay gọi chung là “thủy sinh thực vật” – một thành phần không thể thiếu trong nuôi tôm. Tuy nhiên, sự phát triển quá mức của tảo (hay hiện tượng nở hoa tảo) lại mang đến nhiều rủi ro, đặc biệt khi xử lý không đúng thời điểm.

Tảo
• 10:20 14/01/2025

Giải pháp vi sinh giảm thiểu khí độc trong ao nuôi

Các khí thường xuyên xuất hiện trong ao nuôi tôm, đặc biệt khi chất hữu cơ tích tụ và quá trình phân hủy xảy ra mạnh mẽ. Những khí độc này không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tôm mà còn làm giảm năng suất nuôi.

Tạt vi sinh
• 10:03 10/01/2025

Xử lý dịch bệnh không dùng kháng sinh trong nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành kinh tế quan trọng, nhưng cũng đầy thách thức khi dịch bệnh thường xuyên xuất hiện, đe dọa năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ
• 10:49 09/01/2025

Quản lý nguồn nước và cải tạo ao nuôi thích ứng với biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu đang tạo ra những thách thức lớn đối với ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là trong quản lý nguồn nước và cải tạo ao nuôi. Các hiện tượng thời tiết cực đoan như mưa lớn, hạn hán kéo dài, và nhiệt độ thay đổi thất thường ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường ao nuôi, sức khỏe thủy sản và năng suất sản xuất. Để thích ứng và duy trì sự bền vững, người nuôi cần áp dụng các biện pháp quản lý nguồn nước và cải tạo ao phù hợp với các điều kiện khí hậu mới.

Nuôi
• 09:44 09/01/2025

Lý do vì sao xuất khẩu sò điệp của Việt Nam qua Trung Quốc tăng nhanh chóng

Xuất khẩu sò điệp là một trong những lĩnh vực đáng chú ý trong ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt đối với thị trường Trung Quốc. Trong những năm gần đây, xuất khẩu sò điệp từ Việt Nam sang Trung Quốc đã ghi nhận tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc.

Sò điệp
• 23:37 14/01/2025

Điểm danh các dấu hiệu tôm đang thiếu hụt dinh dưỡng

Tôm là loài sinh vật nhạy cảm với môi trường sống và chế độ dinh dưỡng. Khi thiếu hụt dinh dưỡng, tôm sẽ biểu hiện qua những dấu hiệu rõ rệt trên cơ thể và hành vi. Nhận biết sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có biện pháp khắc phục kịp thời, tránh gây thiệt hại nghiêm trọng.

Tôm thẻ chân trắng
• 23:37 14/01/2025

Vì sao nên ưu tiên diệt tảo vào ban đêm thay vì ban ngày?

Tảo hay gọi chung là “thủy sinh thực vật” – một thành phần không thể thiếu trong nuôi tôm. Tuy nhiên, sự phát triển quá mức của tảo (hay hiện tượng nở hoa tảo) lại mang đến nhiều rủi ro, đặc biệt khi xử lý không đúng thời điểm.

Tảo
• 23:37 14/01/2025

Nuôi cá chẽm: Lợi nhuận cao nhờ giá bán ổn định

Cá chẽm, một trong những loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, đang trở thành lựa chọn hấp dẫn cho nhiều người nuôi trồng thủy sản. Loài cá này không chỉ nổi tiếng vì chất lượng thịt thơm ngon mà còn nhờ vào giá bán ổn định, mang lại lợi nhuận bền vững cho người nuôi.

Cá chẽm
• 23:37 14/01/2025

Kiểm soát dịch bệnh do virus trên cá rô phi

Cá rô phi là một trong những loài thuỷ sản được nuôi phổ biến nhất trên thế giới, đóng vai trò quan trọng trong kinh tế xã hội và an ninh lương thực. Tuy nhiên, dịch bệnh do virus trên cá rô phi gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế và sản lượng. Để đối phó, việc kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh đòi hỏi những chiến lược tổng thể, tích hợp và bền vững.

Cá rô phi
• 23:37 14/01/2025
Some text some message..