Triển vong mô hình nuôi tôm siêu thâm canh ở Trà Vinh

Gần 02 năm qua, mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh trên ao lót bạt (nuôi tôm siêu thâm canh) trên địa bàn huyện Cầu Ngang mang lại hiệu quả kinh tế cao và góp phần ngăn tác động tiêu cực từ ô nhiễm môi trường vào ao nuôi. Đây là hướng đi mới với nhiều triển vọng cho người nuôi tôm.

Triển vong mô hình nuôi tôm siêu thâm canh ở Trà Vinh
Quy trình thiết kế ao hồ nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh của người dân ấp Năm, xã Mỹ Long Nam

Xã Mỹ Long Nam là địa phương có tiềm năng và thế mạnh phát triển con nuôi thủy sản, nên số hộ đầu tư mô hình nuôi tôm siêu thâm canh thời gian qua nhiều nhất. Đến nay xã có hơn 30 hộ thả nuôi gần 10ha mặt nước, tương đương 79 ao. Mặc dù vốn đầu tư mô hình này ban đầu cao nhưng tuổi thọ sử dụng vật tư phục vụ nuôi tôm trong thời hạn 07 năm. Tuy nhiên, nông dân chỉ cần 02 năm đã thu hồi vốn. So với nuôi tôm truyền thống, đầu tư nuôi tôm siêu thâm canh, tỷ lệ tôm sống rất cao đạt từ 60 - 90%, mật độ thả nuôi từ 175 - 220 con/m2. Trọng lượng tôm đạt từ 28,5 - 52 con/kg; năng suất đạt 55 tấn/ha/vụ, lợi nhuận 03 tỷ đồng/ha. Không chỉ vậy, người nuôi dễ dàng kiểm soát được dịch bệnh, tôm sinh trưởng và phát triển nhanh.

Ông Phạm Văn Đế, ấp Năm, xã Mỹ Long Nam đã chuyển đổi thành công mô hình nuôi tôm siêu thâm canh cho biết: Vụ tôm nuôi năm 2018, ông thả nuôi 400.000 con giống trên diện tích hơn 0,3ha mặt nước (02 ao). Vụ nuôi đợt đầu lợi nhuận hơn 300 triệu đồng. Thấy hiệu quả kinh tế ông thả tiếp đợt 02, tôm phát triển được hơn 20 ngày bị bệnh đốm trắng, tôm chết thua lỗ gần 30 triệu đồng. Để cải thiện môi trường nước, ông Đế đang đầu tư thả nuôi gần 200.000 con giống tôm sú siêu thâm canh trên diện tích 0,25ha bước đầu cũng khả quan. Theo ông Đế, nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh có thể nuôi liên tục từ 01-02 vụ/năm, nên ông thử nghiệm 01 ao để nuôi tôm sú siêu thâm canh, tôm phát triển gần 01 tháng, tỷ lệ sống đạt trên 90%.

Nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh trên địa bàn thời gian qua đem lại hiệu quả kinh tế khá cao. Hiện mô hình này đang được nông dân trong xã nhân rộng từ 05 hộ năm 2017 nâng lên 31 hộ thả nuôi trong năm 2018. Quy trình nuôi tôm siêu thâm canh được thiết kế bài bản từ ao ương, ao lắng, ao xử lý, ao sẵn sàng và ao nuôi (trong đó, diện tích ao nuôi là 1.600m2). Trước khi thả nuôi, nông dân xử lý nguồn nước đầu vào qua ao lắng bằng cách nhỏ thuốc tím, sau khi ao được lắng trong, dùng PAC lắng tụ chất hữu cơ hòa tan; sau đó đưa ra ao xử lý bằng chlorine rồi chuyển sang ao sẵn sàng, cuối cùng là đến ao nuôi. Trong quá trình ươm thấy tôm yếu thì loại ngay, mua giống thả vô ươm tiếp. Khi tôm đang trong giai đoạn sinh trưởng, người nuôi thường xuyên theo dõi cấp và thoát nước kịp thời khi môi trường nước thay đổi, đặc biệt là gần ao nuôi, nông dân cần bố trí ao chứa thải, xử lý kịp thời khi tôm gặp bệnh. Điều quan trọng mà người nuôi cần đặc biệt quan tâm là chất lượng con giống, phải chọn giống sạch, chất lượng, ươm trong bể từ 20 - 40 ngày đạt kích cỡ đồng đều mới thả ra ao nuôi. Đến khi thu hoạch tôm, nông dân tận dụng nguồn nước đưa tuần hoàn về ao lắng xử lý như ban đầu. Trừ trường hợp nguồn nước không còn khả năng tái sử dụng, người nuôi xử lý sau đó thải ra kênh nội đồng nhưng phải được sự cho phép của chính quyền địa phương nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường xung quanh.

Nông dân Nguyễn Hải Bằng, hộ dân mới đầu tư vốn nuôi tôm siêu thâm canh trong năm 2018 tại ấp Năm cho biết: Tuy năm đầu mới chuyển đổi sang nuôi theo công nghệ cao, quy trình nuôi áp dụng khá phức tạp nhưng hiệu quả kinh tế mang lại rõ rệt. Với 3,5ha diện tích mặt nước, ông Bằng thiết kế 04 ao nuôi, còn lại ao lắng, ao xử lý, ao sẵn sàng và ao chứa thải. Vụ nuôi năm 2018, ông Bằng trúng đậm liên tục 02 vụ lợi nhuận trên 400 triệu đồng, vụ đầu ông thả nuôi 400.000 con giống tôm thẻ chân trắng trên diện tích 02 ao (1.200m2/ao), năng suất đạt 11 tấn, giá bán 130.000 đồng/kg (loại 30 con/kg), lợi nhuận hơn 200 triệu đồng. Vụ nuôi đợt 02 do môi trường nước thay đổi, độ mặn giảm dần chuyển sang lợ và ngọt nên tôm nuôi chậm lớn, trọng lượng đạt 50 con/kg, năng suất đạt 07 tấn, lợi nhuận trên 100 triệu đồng. Ông Bằng cho biết: Vụ tôm nuôi năm nay, thời tiết khá thuận lợi, tỷ lệ tôm sống cao, tuy nhiên do giá tôm giảm mạnh ở giữa vụ từ 20.000 - 30.000 đồng/kg (loại 100 con/kg), nên lợi nhuận giảm so với năm 2017. Để đảm bảo vụ nuôi 2019 đạt năng suất và sản lượng, hiện ông Bằng đã cải tạo ao hồ phơi bạt chờ điều kiện thích hợp lấy nước kịp thời xử lý chuẩn bị thả nuôi vụ mới.

So với nuôi tôm theo hình thức truyền thống, người nuôi cho tôm ăn theo cách thủ công. Nuôi tôm siêu thâm canh, người nuôi cho ăn bằng máy tự động nên tôm ăn liên tục (2 phút/lần), hạn chế thức ăn nằm lâu tan trong nước. Không phải tắt quạt khi tôm ăn, hạn chế thiếu hụt oxy giúp tôm ăn mạnh hơn, có thể giảm lại lượng thức ăn nếu tôm ăn yếu hoặc thời thiết bất lợi. Mô hình nuôi tôm siêu thâm canh hiệu quả cao gấp nhiều lần so với nuôi tôm công nghiệp, ao nhỏ, sản lượng nhiều, hiệu quả kinh tế cao, giảm ô nhiễm môi trường bên ngoài vào ao nuôi.

Ông Mai Chí Cường, cán bộ nông nghiệp xã Mỹ Long Nam cho biết: Tuy mô hình nuôi tôm siêu thâm canh hiện nay đã và đang đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân trong xã, nhưng vấn đề ô nhiễm môi trường nước ảnh hưởng đến các hộ nuôi tôm công nghiệp đầu tư theo phương thức truyền thống. Một số hộ nuôi chưa ý thức trong việc bảo vệ môi trường nước, nên đã xả thải ra kênh khi chưa xử lý triệt để. Khi xảy ra tình trạng này, xã phối hợp với các ngành liên quan khảo sát điều tra và xử lý kịp thời. Để mô hình này phát triển mạnh và bền vững, thời gian tới, xã tiếp tục tuyên truyền người nuôi có biện pháp xử lý môi trường ao nuôi trước khi thải ra bên ngoài và xử lý nghiêm đối với những trường hợp vi phạm làm ô nhiễm môi trường nước.

Trà Vinh. GOV
Đăng ngày 30/01/2019
Thanh Nguyên
Nông thôn

Quảng trường con tôm ở Cà Mau: Tăng vốn đầu tư lên 43 tỷ đồng

Quảng trường Phan Ngọc Hiển tại thành phố Cà Mau đang trở thành một trong những dự án trọng điểm với nhiều thay đổi lớn về diện tích, vốn đầu tư và thời gian thi công. Mới đây, UBND tỉnh Cà Mau đã quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư cho dự án này, tăng vốn đầu tư thêm hơn 43 tỷ đồng và kéo dài thời gian thực hiện đến năm 2026.

Biểu tượng con tôm
• 08:00 22/12/2024

Lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ năm 2025

Vừa qua, Cục Thủy sản đã hướng dẫn khung lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ và một số nội dung quản lý, tổ chức sản xuất nuôi tôm nước lợ năm 2025 cụ thể như sau:

Thả giống
• 10:06 16/12/2024

Ngư dân Bình Định trúng đậm cá chù

Vừa qua, rất nhiều tàu thuyền của ngư dân hành nghề lưới vây rút ngày ở xã Mỹ An, huyện Phù Mỹ, Bình Định cập bến với cá chù đầy khoang. Mỗi thuyền sau mỗi chuyến đánh bắt từ 2 đến 3 ngày thu được sản lượng từ 1 đến 2 tấn cá. Với giá cá chù 50.000 đồng/kg, mỗi thuyền thu nhập từ 50 đến 100 triệu.

Cá chù
• 10:28 13/12/2024

Cà Mau đẩy mạnh quảng bá con tôm đến thị trường Mỹ

Trong chuyến công tác tại Hoa Kỳ, đoàn công tác Cà Mau do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử dẫn đầu đã làm việc với Seafood Watch (SFW) để tổ chức Hội nghị “Tôm sú bền vững từ Việt Nam” tại Boston, Hoa Kỳ và triển khai chương trình hợp tác với trường Đại học Arizona.

Tôm sú
• 10:23 09/12/2024

[Siêu khuyến mãi] Sale nốt - Chốt năm

Tháng cuối năm là thời điểm diễn ra nhiều sự kiện khuyến mãi tập trung quy mô lớn, nhộn nhịp nhất trong năm nhằm kích cầu tiêu dùng.

Farmext eShop
• 23:03 22/12/2024

Tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng thịt cá

Chất lượng thịt cá đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị ngành thủy sản. Không chỉ ảnh hưởng đến giá trị kinh tế, chất lượng thịt cá còn quyết định đến độ an toàn thực phẩm và sự hài lòng của người tiêu dùng. Vậy làm sao để nâng cao chất lượng thịt cá? Dưới đây là những giải pháp đã được nghiên cứu và áp dụng thành công trong thực tế.

Cá
• 23:03 22/12/2024

Sản xuất giống thủy sản nước ngọt đa loài và mô hình nuôi

Thực hiện chủ trương giảm khai thác, tăng nuôi trồng, việc nghiên cứu sản xuất giống đa loài với các mô hình nuôi có vai trò quan trọng và nhiều năm qua được chú trọng đã đạt thành tựu đáng ghi nhận. Sau đây xin giới thiệu kết quả ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ qua thống kê của PGS.TS Phạm Thanh Liêm.

Nuôi cá tra
• 23:03 22/12/2024

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 23:03 22/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 23:03 22/12/2024
Some text some message..