Triển vọng nghề mới Bình Định: Nuôi cá trong lồng bè trên hồ thủy lợi

Vài năm trở lại đây, nhiều người dân ở huyện Vĩnh Thạnh và Phù Cát tận dụng vùng lòng hồ thủy lợi, phát triển nghề nuôi cá trong lồng bè, mang lại hiệu quả kinh tế cao, tạo thu nhập khá.

Triển vọng nghề mới Bình Định: Nuôi cá trong lồng bè trên hồ thủy lợi
Bè nuôi cá lồng trong lòng hồ Định Bình (huyện Vĩnh Thạnh).

Một hướng làm ăn mới

10 năm trước, năm 2009, mô hình nuôi cá trong lồng bè đầu tiên xuất hiện ở hồ Định Bình, xã Vĩnh Hảo, huyện Vĩnh Thạnh. Đến nay, đã có 29 hộ dân tham gia nuôi với số lượng 350 lồng, với các loại cá: điêu hồng, thác lác, trê…, sản lượng đạt hơn 700 tấn/năm. Nuôi cá trong lồng bè trở thành một nghề mới, tạo nhiều việc làm, cho thu nhập cao ở Vĩnh Thạnh.

Ông Huỳnh Tấn Dương, ở thôn Định Tam, xã Vĩnh Hảo, nuôi cá lồng tại hồ Định Bình, bộc bạch: “Thấy người dân nuôi cá trong hồ đạt hiệu quả tốt quá, tôi cũng học hỏi để đầu tư. Sau hơn 4 năm gầy dựng, tôi có 8 ô nuôi/1.500 con cá điêu hồng, cá trê. Mỗi năm tôi xuất bán 2 đợt, lãi ròng khoảng 70 - 80 triệu đồng, so với làm nông tôi thấy nuôi cá ổn định hơn”.

Khi mới bắt đầu, người nuôi cá ở hồ Định Bình chỉ nuôi mỗi năm được 1 vụ, từ lúc nuôi đến lúc xuất bán khoảng 3 tháng. Mấy năm gần đây, với sự hỗ trợ kỹ thuật từ các cơ quan chuyên môn, người nuôi cá đã có thể sản xuất mỗi năm 2 vụ theo hình thức nuôi gối đầu. Cá nuôi hồ ở Vĩnh Thạnh dần có tiếng được thương lái tìm đến gom mua ngay tại hồ.


Bè nuôi cá lồng của ông Ngô Văn Đại, ở thôn Tân Thắng, xã Cát Hải (huyện Phù Cát) tại hồ chứa Tân Thắng.

Huyện Phù Cát đang ở giai đoạn bắt đầu với 5 hộ nuôi cá lồng tại các hồ thủy lợi: Tân Thắng (xã Cát Hải), Mỹ Thuận (xã Cát Hưng), Hội Sơn (xã Cát Sơn) với số lượng 89 lồng, chủ yếu nuôi cá điêu hồng, thác lác. Gia đình ông Ngô Văn Đại, ở thôn Tân Thắng, đầu tư 1 ô nuôi với 14 lồng, nuôi thâm canh 2.000 con cá điêu hồng. Ông Đại chia sẻ: “Nhờ nguồn nước tốt nên cá phát triển rất đều, khoảng 5 tháng là thu hoạch. Ngoài nuôi cá điêu hồng trong lồng, tôi còn tận dụng mặt nước tự nhiên trong hồ thả nuôi thêm các giống cá chép, mè, trắm, lăng nha… Nhờ đó, mỗi năm gia đình thu nhập hơn 150 triệu đồng/năm”.

Những dự tính dài hơi

Ông Huỳnh Văn Hồng, Phó Trưởng phòng NN&PTNT huyện Vĩnh Thạnh, cho biết: Từ năm 2019, huyện triển khai mô hình nuôi thử nghiệm cá chép giòn trên cơ sở nuôi nâng cấp từ cá chép thương phẩm quen thuộc. Cùng với ý nghĩa, lợi ích kinh tế ở góc độ giá trị thực phẩm, việc nuôi cá chép giòn còn có khả năng tạo ra sản phẩm du lịch cho địa phương, đặc biệt là trên vùng lòng hồ vốn đã có thể khai thác vào mục đích du lịch. Vĩnh Thạnh đã quy hoạch phát triển nghề nuôi cá lồng, đặc biệt là cá chép giòn, tại các hồ thủy điện, như: Trà Xom, Vĩnh Sơn 5.

Huyện Phù Cát có tổng diện tích nuôi cá nước ngọt 858,6 ha, trong đó hầu hết là nuôi cá quảng canh tận dụng môi trường tự nhiên, chỉ mới khai thác một phần rất nhỏ tiềm năng. Ông Lương Văn Khoa, Phó Trưởng phòng NN&PTNT huyện Phù Cát, cho biết: “Thời gian tới, huyện tiếp tục nhân rộng mô hình nuôi cá lồng bè tại các hồ thủy lợi, động viên người dân phát triển theo hướng này. Để khuyến khích người dân, huyện sẽ tích cực hỗ trợ về mô hình, kỹ thuật nuôi, tìm thêm những giống cá mới...”.

Ông Võ Đình Tâm, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản, cho biết: Tỉnh ta có khí hậu ấm quanh năm, mức độ ô nhiễm nguồn nước thấp nên cá nuôi trong lòng hồ có rất nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển. Song điểm bất lợi rất lớn là thường xuyên xảy ra hạn hán và lũ lụt. Để nghề nuôi cá trong các hồ chứa phát triển ổn định, ngành Thủy sản tỉnh khuyến khích người dân nuôi ngắn ngày, với các giống cá rô phi, điêu hồng… như vậy nghề nuôi cá trong lồng bè tại các hồ thủy lợi sẽ phát triển bền vững hơn.

Báo Bình Định
Đăng ngày 09/09/2019
Đoàn Ngọc Thuận
Nông thôn

Chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Sáng ngày 12/4, tại xã Cát Minh (huyện Phù Cát), Trung tâm Khuyến nông Bình Định phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Phù Cát tổ chức lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng bán thâm canh – thâm canh hai giai đoạn ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc cho 20 hộ nuôi tôm trên địa bàn xã.

Tập huẩn
• 09:50 17/04/2024

Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản

Sáng ngày 05/4, Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản cho các hộ dân trên địa bàn các huyện Phù Mỹ và Tuy Phước để chuẩn bị công tác triển khai thực hiện các mô hình trong năm 2024.

Hộ dân
• 21:22 06/04/2024

Các địa phương trong không khí chào mừng 65 năm ngày truyền thống ngành thủy sản

Với ngành thuỷ sản Việt Nam thì ngày 1/4/1959 là ngày có ý nghĩa quan trọng, đánh dấu một dấu mốc quan trọng với ngành thuỷ sản nước ta, chính vì vậy mà các địa phương trên mọi miền đất nước đã và đang phát động nhiều phong trào nhằm kỷ niệm ngày lễ này.

Thả giống
• 08:00 31/03/2024

Bình Định tổ chức gặp mặt ngư dân đầu xuân 2024

Chiều 23.2, phường Tam Quan Bắc, thị xã Hoài Nhơn, Bình Định tổ chức buổi gặp mặt 200 chủ tàu và ngư dân trên địa bàn triển khai kế hoạch khai thác hải sản năm 2024 và tuyên truyền động viên ngư dân kiên trì vươn khơi, bám biển khai thác hải sản đạt kết quả cao nhất.

Họp
• 11:12 04/03/2024

Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 1161/QĐ-UBND ngày 04/4/2024 về Kế hoạch Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 – 2030, Kế hoạch này do Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển triển khai thực hiện.

Tàu thuyền
• 03:49 19/04/2024

Thực hư ăn Nuốc Huế có an toàn cho sức khỏe?

Con nuốc là một loại nhuyễn thể thân mềm, có hình dạng giống như chiếc ô hoặc chiếc chuông. Chúng thường sống ở vùng nước lợ hoặc nước mặn ven biển. Nuốc được nhiều người ưa chuộng bởi hương vị dai giòn, thanh mát và có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon,...

Con nuốc Huế
• 03:49 19/04/2024

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 03:49 19/04/2024

Quan trắc cảnh báo môi trường phục vụ nuôi tôm

Phần lớn hạ tầng vùng nuôi tôm vẫn dùng chung với hệ thống thủy lợi sản xuất nông nghiệp khiến nguồn nước dễ bị ô nhiễm, phát sinh dịch bệnh. Cho nên, công tác quan trắc, cảnh báo môi trường, giám sát dịch bệnh tại những vùng nuôi tôm trọng điểm có vị trí đặc biệt quan trọng và năm nay, nhiều địa phương rất quan tâm.

Môi trường khu nuôi tôm
• 03:49 19/04/2024

Cơn sốt mang tên “Nuốc” Huế - Dân tình đổ xô đi mua về ăn

Nuốc Huế bỗng dưng "gây sốt" trên mạng xã hội trong thời gian gần đây. Nhiều video review món nuốc thu hút hàng triệu lượt xem, khiến nhiều người tò mò và muốn thử trải nghiệm

Con nuốc Huế
• 03:49 19/04/2024