Triển vọng từ đề tài nuôi thử nghiệm hải sâm trắng

Hải sâm trắng là loại hải sản có giá trị kinh tế cao. Do đặc tính sống ở vùng nước nông, di chuyển chậm, nên trong những năm qua, loài hải sản này đang bị khai thác với cường độ lớn và có nguy cơ cạn kiệt. Trước thực trạng này, vừa qua Ban Quản lý Vườn quốc gia Bái Tử Long (Quảng Ninh) đã triển khai thực hiện đề tài nghiên cứu nuôi thử nghiệm loài hải sâm trắng. Bước đầu cho thấy những thành công.

nuôi hải sâm trắng
Khu vực nuôi hải sâm trắng tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long.

Theo anh Phạm Xuân Hiệu, Phòng Bảo tồn thiên nhiên Vườn Quốc gia Bái Tử Long, chủ nhiệm đề tài thì hiện nay trên thế giới có trên 150 loài hải sâm, trong đó trên 30 loài có thể làm thực phẩm, nhưng chỉ có khoảng 3-5 loài có giá trị kinh tế cao, trong đó, hải sâm trắng (Holothuria scabra) là loài có giá trị cao hơn cả. Năm 2009, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản III (Bộ NN&PTNT) chủ trì đề tài cấp Bộ “Xây dựng quy trình công nghệ nuôi thương phẩm hải sâm trắng ở quy mô sản xuất tại một số tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ”. Thành công của đề tài đã tạo ra một hướng phát triển kinh tế mới cho nghề nuôi trồng thuỷ sản tại nhiều địa phương trong nước.

Theo khảo sát, trước đây, hải sâm trắng xuất hiện nhiều trên vùng biển Vịnh Bái Tử Long, đặc biệt là ở vùng biển thuộc các xã Minh Châu, Ngọc Vừng, Thắng Lợi, Bản Sen, Quan Lạn. Tuy nhiên, do việc khai thác quá mức của người dân nên hiện nay, loài hải sản này đã cạn kiệt. Vì vậy, việc nuôi thử nghiệm loài hải sâm trắng là vô cùng cần thiết. Hơn nữa, việc nghiên cứu nuôi thành công loại hải sản này sẽ có tác dụng rất lớn trong việc cải tạo, bảo vệ môi trường sinh thái biển.

Đề tài khoa học này được triển khai thực hiện trong thời gian 24 tháng, từ tháng 1-2012 đến tháng 12-2013 với quy mô 4,3 vạn con giống trên diện tích thả nuôi 3ha. Sau hơn 18 tháng thả nuôi, đề tài khoa học nghiên cứu nuôi thử nghiệm loài hải sâm trắng đã cho kết quả khả quan, mở ra triển vọng mới trong việc nhân rộng mô hình. Toàn bộ 4,3 vạn hải sâm giống đều có nguồn gốc từ Viện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản III với kích cỡ bình quân từ 2-5 gam/con nay đã đạt trọng lượng bình quân 200 gam/con; tỷ lệ sống đạt 50-60%. Theo anh Hiệu thì tỷ lệ sống đạt bình quân 50-60% là do ngay từ khi xuống giống, do con giống bé trong điều kiện sóng biển lớn, nên nhiều con chưa có khả năng thích nghi. Cùng với đó, các đối tượng địch hại, nhất là các loài giáp xác cũng khiến cho tỷ lệ sống của hải sâm giảm đáng kể. Hiện tại, trong quá trình kiểm tra, chưa phát hiện dịch bệnh đối với hải sâm. Đến nay, có thể khẳng định đề tài đã đạt được một số mục tiêu nhất định như, khẳng định khả năng sinh trưởng, phát triển của hải sâm trắng tại vùng biển Vịnh Bái Tử Long và bước đầu xây dựng được hướng dẫn kỹ thuật nuôi hải sâm trắng phục vụ cho nuôi thương phẩm.

Hải sâm trắng có thể nuôi theo 3 phương thức: Nuôi trong bể cố định ở đáy biển, độ sâu 1,5m nước; nuôi trong rào chắn, rào được thiết kế ở vùng nước nông, sạch trong vùng vịnh và phương thức nuôi hải sâm trắng kết hợp nuôi tôm. Hải sâm trắng là loài ăn chất hữu cơ, nên khi thức ăn nuôi tôm thừa và phân tôm là những chất hữu cơ gây ô nhiễm đáy ao và vùng nuôi, những sản phẩm hữu cơ dư thừa này từ đáy ao nuôi tôm là nguồn thức ăn cung cấp cho hải sâm.

Từ thành công bước đầu của đề tài nuôi thử nghiệm hải sâm trắng tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long đã mở ra một triển vọng mới cho nghề nuôi hải sâm tại vùng biển Vân Đồn nói riêng, trên địa bàn tỉnh nói chung. Tuy nhiên, hiện nay, trên địa bàn tỉnh chưa có cơ sở nào ương và nuôi hải sâm trắng thương phẩm, nên cũng là khó khăn cơ bản cho việc nhân rộng mô hình theo hình thức nuôi thương phẩm. Cũng từ khó khăn này mà anh Phạm Xuân Hiệu lại tiếp tục nảy sinh ý tưởng về một dự án chuyển giao công nghệ quy trình sản xuất giống hải sâm trắng của Viện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản III về Quảng Ninh, nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác bảo tồn, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản, từ đó phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập và đời sống cho người dân.

Báo Quảng Ninh, 06/11/2013
Đăng ngày 08/11/2013
Quế Ninh
Kỹ thuật

Giải thích cơ chế cắt tảo ao nuôi bằng vi sinh

Trong quá trình nuôi tôm, sự xuất hiện và phát triển quá mức của các loại tảo độc như tảo lam, tảo giáp hay tảo mắt,… luôn là một thách thức lớn đối với người dân.

Ao nuôi
• 11:44 28/11/2024

Bản chất pH ao nuôi tôm và cách xử lý

Các kỹ sư thường tư vấn bà con việc kiểm tra pH đều đặn ngày 2 lần. Tuy nhiên nếu kiểm soát được môi trường tốt, nuôi được tảo có lợi chiếm ưu thế thì pH ao tôm sẽ được ổn định và hạn chế dao động. Việc hiểu bản chất sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan và điều chỉnh pH theo ý muốn của mình được dễ dàng.

pH ao nuôi tôm
• 10:04 27/11/2024

Dấu hiệu tôm bệnh thể hiện ở ruột và gan

Trong quá trình nuôi tôm, bệnh tật là một trong những vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm. Một trong những dấu hiệu rõ rệt để nhận biết tôm có bệnh là sự thay đổi bất thường ở gan và ruột. Việc phát hiện sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có thể can thiệp kịp thời, từ đó giảm thiểu thiệt hại và duy trì sự phát triển khỏe mạnh cho tôm.

Gan tôm
• 09:53 27/11/2024

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 11:03 22/11/2024

Giải thích cơ chế cắt tảo ao nuôi bằng vi sinh

Trong quá trình nuôi tôm, sự xuất hiện và phát triển quá mức của các loại tảo độc như tảo lam, tảo giáp hay tảo mắt,… luôn là một thách thức lớn đối với người dân.

Ao nuôi
• 00:36 29/11/2024

Tôm sinh thái của Việt Nam: Mở khóa tiềm năng tại thị trường Châu Âu và Hoa Kỳ

Khi người tiêu dùng ở châu Âu và Hoa Kỳ ngày càng coi trọng sức khỏe và các mối quan tâm về môi trường, tôm sinh thái đang nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản.

Tôm sú
• 00:36 29/11/2024

Từ loài cá gây sợ hãi đến món ăn sánh ngang với tôm hùm

Trước đây, cá thầy tu là một trong những loài cá được cho là sở hữu ngoại hình lập dị nhất thế giới đại dương và thậm chí còn từng bị nước Pháp cấm săn bắt và buôn bán vì nó mang lại nỗi khiếp sợ cho khách hàng.

Món cá
• 00:36 29/11/2024

Giải quyết vấn đề nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm

Nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm là một trong những vấn đề nghiêm trọng mà người nuôi tôm phải đối mặt. Loại nấm này gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe của tôm, làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm, thậm chí dẫn đến thiệt hại lớn về kinh tế.

Nấm đồng tiền
• 00:36 29/11/2024

Xử lý cá cảnh bị nấm: Hướng dẫn chi tiết và hiệu quả

Nấm là một trong những vấn đề thường gặp ở cá cảnh, đặc biệt là khi môi trường sống của chúng không được duy trì đúng cách. Nấm có thể xuất hiện dưới dạng các vết loét trắng trên da, vây hoặc mang cá, khiến cá bị suy yếu và dễ mắc các bệnh khác.

Bệnh nấm cá
• 00:36 29/11/2024
Some text some message..