Triệu chứng lâm sàng của tôm bị nhiễm EMS/AHPNS (AHPND)

Nhằm giúp bà con nuôi tôm có thể tự nhận biết được tôm nuôi trong ao của mình có bị nhiễm bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND - Acute hepatopancreatic necrosis disease) hay không, những hình ảnh và hướng dẫn sau đây sẽ cho bà con thấy rõ các triệu chứng lâm sàng của tôm bị nhiễm bệnh.

tôm bị teo gan do ems
Cả hai con tôm đều có khối gan tụy bị teo - chỉ thị tôm bị nhiễm EMS

I. Xác định vị trí các cơ quan theo dõi AHPND trên tôm

Hình ảnh bên dưới cho thấy rõ vị trí các cơ quan quan trọng cần quan sát trên tôm để đánh giá xem tôm nuôi có bị nhiễm AHPND hay không.

cơ quan theo trên tôm theo dõi bênh ems
Hình C chỉ rõ các cơ quan cần quan sát, các chữ đánh dấu trên hình có nghĩa như sau:

MG - Midgut - Ruột
HP - Hepatopancreas - Hệ gan tụy
ST - Stomach - Dạ dày

II. Triệu trứng lầm sàn (đánh giá tại ao nuôi - Pond level)

- Khối gan tụy thường nhợt nhạt và có màu trắng.
- Gan tụy bị teo.
- Màu sắc gan tụy nhợt nhạt.
- Khối gan tụy của tôm khó bị bóp vỡ giữa hai ngón tay cái và ngón trỏ.
- Các đốm hoặc vệt đen đôi khi xuất hiện trên khối gan tụy.
- Mềm vỏ.
- Đường ruột bị đứt khúc hoặc không có thức ăn.
- Bệnh gan tụy thường bắt đầu xuất hiện và tỷ lệ chết cao sau 10 ngày thả nuôi.
- Tôm yếu chìm dưới đáy ao.
- Tôm bệnh thường lờ đờ, chậm phát triển.
- Tôm sú bị bệnh AHPND thường có màu sắc sậm.

ảnh tôm bệnh
(Nguồn: KS NGUYỄN THỊ MAI - Bộ phận kỹ thuật công ty VinhthinhBiostadt)

Hình ảnh bên trên cho thấy những con tôm ở vị trí 2, 4, 6 (từ trái qua) là những con tôm mạnh khỏe. Các con tôm ở vị trí 1, 3, 5, 7 là những con tôm bệnh với khối gan tụy nhợt nhạt, teo nhỏ, ruột đứt khúc và không có thức ăn.

Một số hình ảnh khác bên dưới của Dr. Lighner (Trường Đại học Arizona - Hoa Kỳ) so sánh rõ giữa tôm bệnh và tôm mạnh khỏe.

so sánh tôm khỏe và tôm bệnh ems
Tôm bên trái bị bệnh, con bên phải là tôm khỏe mạnh.

tôm thẻ beeh ahpnd
Cả hai con tôm đều bị bệnh EMS - khối gan tụy nhợt nhạt, chuyển sang màu trắng và teo nhỏ.

tôm thẻ dưới 30 ngày tuổi bệnh
Tôm bị bệnh EMS dưới 30 ngày tuổi (Nguồn: Dr.Chalor Limsuwan - Đại học Kasesart - Thailand)

tôm vượt qua được bệnh ems
Một số con tôm sau khi vượt qua bệnh EMS có hình dạng như trên (gọi là tôm tre - do các đốt trên cơ thể giống những đốt tre). Những con tôm này sau đó sẽ chết (Nguồn: Dr. Chalor Limsuwan - Đại học Kasesart - Thái Lan)

tôm sú bênh ems
Tôm sú (Penaeus monodon) bị bệnh EMS cũng có khối gan tụy nhợt nhạt màu sắc, teo nhỏ và ruột không có thức ăn.

tôm sú bệnh gan tụy
 Tôm sú bên tay trái bình thường (ngoại trừ mang bị đen), hai con bên phải bị bệnh EMS có màu sậm, khối gan tụy teo nhỏ.

tôm sú bệnh gan tụy có màu sậm hơn
Tôm sú bị bệnh gan tụy thường có màu sắc sậm, chậm lớn (trong giống như bị bệnh còi - MBV)

Một số hình ảnh khác bên dưới được bộ phận kỹ thuật của công ty VinhthinhBiosatdt ghi nhận cho thấy tôm giống và tôm ương trong trại vèo bị bệnh gan tụy AHPND/AHPNS/EMS

toàn bộ tôm đã nhiễm bệnh ahpnd
Toàn bộ đàn tôm đã nhiễm AHPND

gan tụy tôm nhiễm ems và phát sáng
 Gan tụy tôm chuyển sang trắng đục, tôm rất yếu, chết nhiều và phát sáng trong bể.

tôm bị đục cơ do thiếu oxy
Tôm bị gan tụy và đục cơ do thiếu oxy

gan tôm bệnh, ruột tôm không thức ăn
Gan tụy tôm bị bệnh AHPND, đường ruột không có thức ăn và đục cơ do thiếu oxy

Bài viết có sử dụng hình ảnh của Dr. Trần Hữu Lộc, Dr. Donald Lighner và Dr. Chalor Limsuwan

VinhthinhBiostadt
Đăng ngày 23/08/2013
KS. NGUYỄN THỊ KIỀU
Kỹ thuật

Khắc phục bệnh ăn yếu và mềm vỏ ở tôm

Nuôi tôm siêu thâm canh, công nghệ cao, để tôm khoẻ mạnh, bà con cần quan tâm và chú trọng các yếu tố quan trọng.

Phòng ngừa bệnh ăn yếu và mềm vỏ ở tôm nuôi
• 10:45 05/07/2023

Chẩn đoán bệnh tôm thông qua máy học

Trí tuệ nhân tạo (artificial intelligence - AI), học máy (machine learning – ML) hay học sâu (deep learning - DL) là những thuật ngữ thường được sử dụng ngày nay.

Mô phỏng
• 10:20 03/07/2023

Giải pháp phòng ngừa EHP trong trại sản xuất tôm giống

EHP - bệnh vi bào từ trùng đang là mối quan tâm lớn đối với người nuôi tôm. EHP không gây chết cấp tính với tỉ lệ cao trong ao nuôi, tuy nhiên chúng ký sinh trong gan tụy tôm, sử dụng dinh dưỡng, năng lượng dự trữ trong gan tụy khiến tôm nuôi không đủ dinh dưỡng cho tăng trưởng và lột xác.

Elanco product
• 17:30 22/03/2023

"Điểm mặt" thủ phạm gây bệnh trên tôm

Nhóm sinh viên của, Trường Đại học Nha Trang vừa hoàn thành đề tài về gen độc và đánh giá tính kháng kháng sinh của vi khuẩn gây bệnh trên tôm nuôi tại Khánh Hòa. Qua đó, khuyến cáo việc sử dụng kháng sinh đối với nuôi tôm hiện nay.

Thí nghiệm
• 16:05 04/01/2023

Sự hình thành khí độc NO2, NH3 trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng

Khí độc NH3, NO2 hình thành từ các nguồn khác nhau có trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng như chất lơ lửng, phù sa lắng tụ, xác tảo chết, thức ăn dư thừa, phân tôm, vỏ tôm lột, xác tôm chết, bùn đáy ao tồn lưu do sên vét vụ nuôi trước không triệt để.

Nưới ao tôm
• 11:13 29/09/2023

Nuôi tôm 3 giai đoạn là gì? Những lưu ý cần thiết cho từng giai đoạn

Mô hình nuôi tôm 3 giai đoạn đã xuất hiện khá lâu trên thế giới, tuy nhiên mô hình này chỉ thực sự phổ biến tại Việt Nam trong vài năm trở lại đây. Do đó, vẫn còn nhiều người băn khoăn rốt cuộc nuôi tôm 3 giai đoạn là như thế nào?

Mô hình nuôi tôm
• 14:55 27/09/2023

Triển vọng nghề nuôi ốc hương thương phẩm trong ao

Hiện nay, vùng ven biển của các tỉnh trong nước có rất nhiều tiềm năng để phát triển nghề nuôi trồng thủy sản, cùng với các đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế cao như tôm, cua, cá,…

Ốc hương
• 13:54 18/09/2023

Một số biện pháp phòng bệnh tổng hợp cho tôm hùm

Nuôi tôm hùm bằng lồng trên biển là hình thức nuôi trong một hệ sinh thái hở nên việc phòng bệnh gặp nhiều khó khăn.

Tôm hùm bông
• 15:21 15/09/2023

Chuyển đổi số nghề cá theo hướng bền vững còn nhiều hạn chế

Chuyển đổi số nghề cá theo hướng bền vững, thật sự rất cần thiết tại Việt Nam. Tuy nhiên, chúng ta lại chưa tận dụng hết những lợi ích này do tồn tại nhiều khoảng trống.

Giăng lưới cá
• 10:37 03/10/2023

Thịt cá koi ăn được không? Nên ăn hay không?

Câu hỏi về việc có nên ăn thịt cá Koi hay không và cá Koi có ăn được không đã thu hút sự chú ý của nhiều người. Chủ đề này đã gây ra nhiều tranh cãi và để trả lời một cách chính xác không phải là điều dễ dàng. Vậy thực hư ra sao?

Cá koi
• 10:37 03/10/2023

Tình hình dịch bệnh mờ đục trên ấu trùng tôm thẻ tại Việt Nam

Theo Cục Thuỷ sản trong quá trình kiểm tra giám sát tình hình sản xuất tôm giống thực tế tại địa phương, tìm hiểu thông tin từ các nghiên cứu mới và tham vấn các nhà khoa học trong nước.

Tôm thẻ
• 10:37 03/10/2023

Sản lượng tôm của Ecuador mang lại tín hiệu vui cho các nhà sản xuất Châu Á

6 tháng đầu năm 2023 thị trường tôm toàn cầu chứng kiến “bi kịch” chưa từng có khi giá trị xuất khẩu liên tiếp sụt giảm. Tuy nhiên, một điểm sáng từ Ecuador đã mang lại tín hiệu vui cho các nhà sản xuất châu Á với dự kiến đạt 1.5 triệu tấn trong năm 2023.

Tôm
• 10:37 03/10/2023

Những ngày quyết gỡ “thẻ vàng” IUU để xây dựng nghề cá phát triển bền vững

Theo kế hoạch của Bộ NN&PTNT, chương trình đón và làm việc với Đoàn thanh tra của Ủy ban Châu Âu (EC) lần 4 về chống khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) sẽ diễn ra từ ngày 10 - 18/10/2023.

Ngư dân
• 10:37 03/10/2023