Triều lên săn cá bống dừa

Tôi vẫn còn nhớ như in cảm giác trưa nắng oi ả, bên bờ sông Tiền mênh mang sóng nước, một mình ngồi đợi phà ở cù lao Tam Hiệp để sang bên Chợ Gạo. Cảm giác hiu quạnh vắng vẻ miệt cù lao đã được rộn lên bởi tiếng cười trong trẻo của mấy đứa trẻ đi bắt cá bống dừa.

bắt cá bống
Đặt bẫy cá bống dừa.

Được coi là đặc sản vùng sông nước Cửu Long, cá bống dừa không to nhưng thịt chắc, thơm và có vị rất khác với các loài bống thường. Tuy nhiên, để bắt được chúng cũng khá khó khăn, phải lựa theo từng con nước lên xuống bởi môi trường sống ưa thích của cá bống dừa chính là những rặng dừa nước ven sông ngòi kênh rạch.

Theo đó, cứ khi con triều lên, thợ săn bống dừa sẽ dải bẫy làm bằng lưới đan mắt nhỏ dọc theo triền sông. Khi nước rút, cá bống dừa đang tìm thức ăn là lá mục, thủy sinh vật, trái chín rụng ở ven bờ sẽ theo dòng triều đi ra, bị mắc lưới. Nói thì vậy nhưng để săn được loài cá tinh khôn này, những cái bẫy bằng lưới phải được đan và đặt khá cầu kỳ.

Khác với nhiều loài cá, để bắt được bống dừa, ở vùng hạ lưu sông Tiền quanh cù lao Tam Hiệp người ta phải đi săn chứ không câu vì chúng rất tinh khôn. Cụ thể, với chế độ bán nhật triều, mỗi ngày con nước lên xuống tới 2 lần, mỗi lần chừng hơn một giờ đồng hồ. Đó cũng là thời gian để thợ săn cá bống dừa vào cuộc.

Bên cù lao Tam Hiệp ở mé sông Tiền, bọn trẻ - những thợ săn "nhí" trong buổi chiều đi giăng cá bống dừa kể, khi nước rút, rất nhiều chú cá bống dừa mải kiếm ăn không theo kịp, bị giữ lại giữa những vùng bùn nhỏ, những bọng dừa nước… và đó chính là những chú cá to như trái đậu bắp, béo nùng nục nằm gọn trong chiếc giỏ đan bằng tre cật kia. Có lẽ, chiều nay những đứa trẻ nghèo này sẽ có một bữa ăn ngon, với món cá bống dừa kho quẹt, cùng lấm lem bùn đất tuổi thơ miền sông nước.

Nhưng đó không phải là lần duy nhất cá bống dừa làm tôi nhớ mãi bởi sau này, trong một lần rong ruổi dưới tán rừng sác ở bán đảo Cần Giờ rộng lớn, tôi cũng bắt gặp những thợ săn cá bống dừa. Khác với mấy đứa trẻ ở cù lao kia, anh Lậm, thợ săn bống dừa vùng Lý Nhơn, Cần Thạnh coi đây là một sinh kế chính của gia đình. Ngồi trên chiếc ghe gỗ mỏng mảnh, người đàn ông nhìn đen đúa nhưng lương thiện nói cười đôn hậu: “Hơn mười năm qua, ngày nào cũng hai bận, tôi dải hơn trăm mét lưới dọc các cửa sông, rồi ngồi đợi triều xuống đi nhấc lưới. Trong đó, cá bống dừa là thành quả chính. Trước bống dừa nhiều thì giá lại rẻ. Bây giờ, giá cao hơn chút thì cá lại ít đi, có ngày đi hai bận mà chưa được ký cá.

cá bống dừa
Cá bống dừa (nguồn ảnh: motthegioi)

Gặp người săn cá bống dừa thì nhiều nhưng chỉ duy nhất một lần tôi được ăn loài cá này. Đó là một chiều oi ả tình cờ khi nghỉ lại bên Gò Công Đông, tạt vào một quán cơm ven đường để ăn chút gì sau một ngày rong ruổi. Chủ quán, một bà lão áng chừng hơn 60 nhưng còn minh mẫn, khá mập mạp cười bảo, quán còn mỗi cá và thịt kho, ăn con nhé. Tôi ậm ừ gật đầu mà không nghĩ rằng, đó là một trong những bữa ăn ven đường đặc biệt nhất mà mình từng thưởng thức. Một dĩa cá bống với thịt kho.

Những miếng thịt ba rọi thái “ngô nghê” to hơn nhiều ở những quán ăn trên Sài Gòn cùng với mấy con cá bống kho tiêu. Thịt cá thơm, cộng thêm vị ngọt béo của thịt đã tạo thành món ăn giản đơn mà đậm đà. Và, như để cho bữa ăn thêm gia vị là một tô thật nhiều những rau, bông đủ màu xanh, tím, vàng, trắng… ăn kèm với món bống kho tiêu ba rọi kia. Rất lâu sau này, tôi vẫn còn nhớ bữa cơm tình cờ ấy nhưng thật buồn, rất lâu rồi mình không có dịp quay trở lại con đường ven biển Gò Công Đông ấy để táp vô cái quán có mấy chậu bong trước cửa cùng những tán dừa khô lợp sơ sài…

Hiện nay, cá bống dừa có ở nhiều nơi bởi nghe đâu, người ta còn nuôi nhân tạo được loài cá này. Bất giác tôi nhớ đến những đứa trẻ nghèo của buổi trưa cù lao và tiếng thở dài của người đàn ông lương thiện bên vùng báo đảo. Dường như, cái sinh kế nhỏ nhoi của họ cũng đang ngày một bị đe dọa và không biết chừng, đã không còn là cứu cánh để nương nhờ cuộc đời mình vào đó cùng những chú bống dừa tinh khôn nữa…

Báo Dân Việt, 08/07/2015
Đăng ngày 08/07/2015
Bài, ảnh: Đoàn Xá

Bình Định ban hành kế hoạch chống khai thác IUU và phát triển bền vững ngành thủy sản

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Kế hoạch hoạch Thực hiện Nghị quyết số 52/NQ-CP ngày 22/4/2024 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động và Kế hoạch của Chính phủ triển khai Chỉ thị số 32- CT/TW ngày 10/4/2024 của Ban Bí thư về công tác chống khai thác IUU và phát triển bền vững ngành thủy sản tỉnh Bình Định.

Nuôi trồng thủy sản
• 11:02 20/06/2024

Đảm bảo 100% tàu cá lắp đặt thiết bị VMS và kết nối

Sáng 6/6/2024, Bộ NN&PTNT tổ chức buổi làm việc triển khai kế hoạch chống khai thác IUU để đón đoàn công tác EC lần thứ 5, đặt mục tiêu trước tháng 9/2024 hoàn tất 100% tàu cá được lắp đặt thiết bị giám sát hành trình (VMS) và kết nối khi hoạt động trên biển. Nhiệm vụ không dễ dàng bởi hiện còn nhiều tàu cá chưa lắp đặt thiết bị VMS và hàng trăm tàu đã lắp đặt lại để mất kết nối nhiều ngày.

Tàu cá Việt Nam
• 10:49 12/06/2024

Di dời tàu thuyền neo đậu tại cảng cá Quy Nhơn

Sáng ngày 7.6, tại xã Nhơn Hải, Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn phối hợp với Chi cục Thủy sản ( Sở NN&PTNT) và các đơn vị có liên quan tổ chức gặp gỡ các chủ tàu cá xã Nhơn Hải để tuyên truyền thông tin chủ trương của Tỉnh theo Quyết định số 1739/QĐ-UBND ngày 17/5/2024 của UBND tỉnh Bình Định về việc ban hành Đề án di dời tàu thuyền neo đậu tại cảng cá Quy Nhơn và các khu vực lân cận về neo đậu tại khu vực đầm Đề Gi và Chính sách hỗ trợ di dời của tỉnh và các vấn đề có liên quan.

Tàu cá Việt Nam
• 11:35 07/06/2024

Tăng cường công tác chống khai thác IUU chuẩn bị cho lần kiểm tra thứ 5

Từ đầu năm 2024 đến nay, tình hình tàu cá Bình Định vi phạm vùng biển nước ngoài tăng cao hơn cùng kỳ (08 vụ/03 vụ), đã làm ảnh hưởng rất lớn đến nỗ lực của các cấp, các ngành trong việc thực hiện quyết tâm gỡ cảnh báo “Thẻ vàng”.

Đoàn thanh tra đang làm việc cùng ngư dân
• 11:19 30/05/2024

Ảnh hưởng mật độ lên tăng trưởng và tỷ lệ sống tôm thẻ chân trắng

tôm thẻ chân trắng nuôi thân canh công nghệ cao Nuôi tôm thẻ chân trắng nói chung, nuôi tôm theo hướng thâm canh, siêu thâm canh công nghệ cao nói riêng đang phát triển mạnh mẽ tại nhiều địa phương trong cả nước. Việc bà con nuôi tôm mạnh dạn đầu tư công nghệ nuôi mới, con giống thương hiệu, thức ăn đạm cao, bổ xung thường xuyên chất dinh dưỡng …không ngoài mong muốn hỗ trợ tôm phát triển tốt nhất.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:36 26/06/2024

Bối cảnh lịch sử tôm thẻ chân trắng

Tôm thẻ chân trắng có tên khoa học là Penaeus vannamei (Boone, 1931) hay còn được gọi với tên Litopenaeus vannamei, loài này thuộc họ tôm he, họ tôm này là họ tôm có nhiều loài được nuôi phổ biến trên thế giới.

Tôm thẻ
• 09:36 26/06/2024

Thành công từ mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng trong ao nước ngọt

Tôm thẻ chân trắng không phải là đối tượng nuôi trồng mới, nhưng trước đây nó được nuôi trong nước mặn lợ. Mấy năm gần đây, nhiều tỉnh phía Bắc đã dần bỏ các ao hồ nuôi cá nước ngọt (vì hiệu quả kinh tế thấp, khó bán sản phẩm) để cải tạo ao nuôi tôm và cho hiệu quả tốt. Hiện nay, một số vùng nuôi nước ngọt ở Lộc Hà cũng đang đi theo xu thế đó và bước đầu thành công, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế và đa dạng loài nuôi

Tôm thẻ chân trắng
• 09:36 26/06/2024

Nguồn gốc phát thải trong nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành kinh tế quan trọng, mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho nhiều vùng ven biển. Tuy nhiên, bên cạnh lợi ích kinh tế, nuôi tôm cũng gây ra nhiều vấn đề về phát thải, ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe cộng đồng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về các loại phát thải trong nuôi tôm hiện nay, nguyên nhân và các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực, giúp bà con nông dân hiểu rõ hơn và có hướng đi bền vững cho tương lai.

Nước thải nuôi tôm
• 09:36 26/06/2024

Tồn dư lượng kháng sinh trong tôm

Nuôi tôm là một ngành kinh tế quan trọng, đặc biệt là ở nước Việt Nam ta. Tuy nhiên, một trong những vấn đề lớn mà người nuôi tôm đang phải đối mặt là dư lượng kháng sinh trong sản phẩm.

Tôm thẻ
• 09:36 26/06/2024
Some text some message..