Trở lại vùng đặc sản khô bổi Cà Mau

Sau vụ “lúa mùa”, nông dân vùng ngọt hóa Cà Mau thu hoạch cá đồng để làm khô bán trong dịp Tết Nguyên đán. Cá đồng dùng làm khô phổ biến là cá sặc rằn, người miền Tây còn gọi là cá bổi…

Trở lại vùng đặc sản khô bổi Cà Mau
Thu hoạch cá đồng U Minh.

Miệt rừng tràm U Minh hạ, gồm các huyện U Minh và Trần Văn Thời có điều kiện tự nhiên tốt để cá bổi phát triển. Đó cũng là nơi cung cấp nguồn nguyên liệu chủ yếu để làm ra “đặc sản khô bổi U Minh”, đã được Cục Sở hữu trí tuệ công nhận nhãn hiệu tập thể và bảo hộ thương hiệu.

Trở lại vùng đặc sản cá khô bổi những ngày nắng đẹp, các sân phơi cá khô hầu như không còn chỗ trống. Tại cơ sở sản xuất - mua bán cá khô bổi Ba Đức (thị trấn Trần Văn Thời, huyện Trần Văn Thời, Cà Mau), công nhân đang hì hụi sơ chế cá bổi nguyên liệu, ướp muối. Tốp khác mang cá ra dàn phơi, trở bề cho đặng nắng.

Chủ cơ sở cho biết, những lúc cao điểm vào cận Tết, mỗi ngày có hàng chục lao động phụ giúp việc thu hoạch, mần cá, làm khô, phơi cá khô. Tùy theo vị trí công việc, lao động được trả công từ 150 - 300 nghìn đồng/ngày. Với bảy ao nuôi cá bổi nguyên liệu (mỗi ao 2.500m2), cộng thu gom nguồn cá nguyên liệu trong dân, mỗi năm cơ sở Ba Đức cung cấp ra thị trường từ 20 - 25 tấn cá khô bổi.

Những năm gần đây, do làm lúa hai vụ trong năm nên cá bổi tự nhiên không đủ độ lớn và diện tích nuôi cá bổi tự nhiên ngày càng thu hẹp. Để chủ động nguồn cá nguyên liệu, nhà nông tập tành nuôi cá bổi công nghiệp.

Sau khi tát đìa, chụp đìa, cá bổi được cơ sở thu gom về, sơ chế sạch, ngâm vừa đủ muối, sau đó phơi khoảng ba nắng là xuất bán được cho người tiêu dùng. Tùy theo đơn hàng mà cơ sở làm khô gia giảm lượng muối sao cho phù hợp khẩu vị thích cá mặn, cá lạt, cá vừa ăn của người tiêu dùng.

khô cá bổi, cá bổi khô, khô bổi, cá lạt, chế biến cá bổi, nuôi cá bổi, đặc sản U Minh

Cá bổi phơi nắng tự nhiên có thịt dai, thơm.

Dân trong nghề tiết lộ, nếu còn tươi, cá bổi tự nhiên ngon hơn cá nuôi trong ao. Tuy nhiên, cá bổi làm khô thì ngược lại. Bởi lẽ, con khô bổi ngon phải là cá to, ngay bụng cá có cục mỡ, khi nướng lên, mỡ cá sẽ rỉ ra ngoài, bốc mùi thơm lừng.

“Thịt cá bổi thơm, dai và ít xương, bảo quản được lâu, vận chuyển đi xa dễ dàng, chế biến cũng nhanh và đơn giản. Gọn nhất là mang cá khô nướng trên bếp than hồng, hoặc chiên (phi), sau đó xé ra ăn với cháo trắng hoặc chấm với nước mắm me làm mồi nhấm kèm với bia, rượu trong những ngày sum vầy Tết đến”, chủ cơ sở Ba Đức chia sẻ.

So với U Minh, nghề nuôi và làm khô cá bổi tập trung nhiều hơn ở huyện Trần Văn Thời, phổ biến ở các xã như: Khánh Hưng, Trần Hợi, Khánh Bình Tây và thị trấn Trần Văn Thời. Hiện, trên địa bàn huyện Trần Văn Thời có hơn 270 ha nuôi cá bổi với hàng chục hộ chế biến, kinh doanh khô cá bổi.

Với khoảng 8kg cá tươi sau khi phơi sẽ cho ra 1kg cá khô bổi thành phẩm, giá bán giao động từ 150 - 450 nghìn đồng/kg tùy loại. “Nhờ giá cá khô ở mức ổn định nên người nuôi và làm khô phần lớn đều có lời”, Phó Chủ tịch UBND huyện Trần Văn Thời Sử Văn Minh cho biết.

Theo Báo Nhân Dân
Đăng ngày 30/01/2018
Nguyên liệu

Một số sản phẩm dinh dưỡng phổ biến được dùng để ủ vi sinh

Ủ vi sinh là một quá trình quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, nhằm tối ưu hóa sức khỏe của hệ sinh thái và tăng cường hiệu quả sản xuất.

Vi sinh
• 10:07 19/11/2024

Top 5 men vi sinh xử lý nước chất lượng và đáng tiền nên tham khảo nhất

Từ lâu, men vi sinh đã và đang được nhiều bà con tích cực ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản. Bằng cách cải thiện chất lượng môi trường nuôi, nâng cao sức khỏe và năng suất của vật nuôi, men vi sinh không chỉ góp phần bảo vệ môi trường mà còn đem lại lợi nhuận kinh tế cao cho người nuôi.

Ủ men vi sinh
• 08:00 17/11/2024

Thức ăn thủy sản không làm từ cá

Trong những năm gần đây, việc phát triển các giải pháp thức ăn thủy sản không làm từ cá đã trở thành một xu hướng mới trong ngành nuôi trồng thủy sản. Với áp lực ngày càng gia tăng về bảo vệ nguồn tài nguyên biển và đáp ứng nhu cầu thực phẩm toàn cầu, việc tạo ra thức ăn thủy sản thay thế bền vững là một bước tiến quan trọng

thức ăn
• 10:25 29/10/2024

Chuyển đổi sang các nguồn thức ăn bền vững

Ngừng phụ thuộc vào các thành phần có nguồn gốc từ biển là ưu tiên của ngành nuôi trồng thủy sản trong nhiều thập kỷ. Protein thực vật hiện là thành phần được sử dụng nhiều nhất trong sản xuất thức ăn thủy sản trên toàn cầu

Đậu nành
• 10:17 09/10/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 15:14 26/11/2024

Thực hư trị bệnh EHP trong nuôi tôm

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là một loại vi khuẩn ký sinh nội bào gây bệnh nghiêm trọng trên tôm nuôi. Loại vi khuẩn này làm suy giảm khả năng tiêu hóa và tăng trưởng của tôm, dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm bệnh EHP
• 15:14 26/11/2024

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 15:14 26/11/2024

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 07 tàu cá trong đợt bổ sung năm 2023

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 3840/QĐ-UBND ngày 05/11/2024 phê duyệt đợt bổ sung năm 2023 cho các tàu cá được hỗ trợ kinh phí theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Tàu thuyền
• 15:14 26/11/2024

Chứng nhận ASC cho 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân

Ngày 21/11/2024, ở xã Tân Ân Tây (Ngọc Hiển, Cà Mau), 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân được tổ chức Bureau Veritas trao chứng nhận ASC và đây là chứng nhận ASC nhóm cho tôm-rừng đầu tiên tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Tôm rừng
• 15:14 26/11/2024
Some text some message..