Trôi nổi đời tạm cư

Làng cá bè La Ngà (huyện Định Quán) lâu nay đã trở thành nét đặc trưng của đời sống ngư dân vùng sông nước. Hàng trăm nhà bè lênh đênh trên mặt sông tạo nên một hình ảnh thanh bình, sống động...

làng bè La Ngà
Một góc làng bè La Ngà.

Tuy nhiên, mấy ai biết cư dân làng bè với công việc nuôi cá, đánh bắt trên sông La Ngà và hồ Trị An, không ít gia đình có một cuộc sống lênh đênh khá cơ cực.

* Công dân không hộ khẩu

Làng cá bè La Ngà hiện có khoảng 340 hộ đang sinh sống bằng nghề nuôi cá và giăng lưới. Một số hộ nuôi cá trên bè thành công thường có nhà trên bờ, kinh tế tương đối ổn định. Thế nhưng, bên cạnh những gia đình có chút của ăn của để thì trên vùng sông nước này còn không ít hộ nghèo, cuộc sống chỉ dựa vào việc đánh bắt.

Ông Trần Văn Minh, ngụ tại khu 10, ấp 1, xã Phú Ngọc - một trong những người nuôi cá bè lâu năm, cho biết nhiều gia đình nghèo lại đông con nên con cái không được đi học. Số gia đình thuộc diện này phần lớn là Việt kiều từ Campuchia về đây sinh sống khoảng những năm 1990. Khó khăn nhất của bà con Việt kiều ở làng cá bè La Ngà lâu nay, chính là vấn đề hộ khẩu. Vì cha mẹ không có bất cứ một giấy tờ tùy thân nào từ khi tạm cư ở đây nên phần lớn trẻ em chẳng có giấy khai sinh.

Ông Miễn Văn Em nhớ lại: Là Việt kiều Campuchia, năm 2011, ông Em đưa vợ và 6 con về làng cá bè La Ngà với mong muốn có được cuộc sống ổn định. Song, cái nghiệp sông nước cứ lôi kéo ông mãi đến tận bây giờ. Từ khi lập nghiệp ở vùng đất này, 8 miệng ăn của gia đình ông Em chỉ trông vào việc giăng lưới bắt cá trên sông. Mọi sinh hoạt cả nhà bó hẹp trong chiếc bè rộng khoảng 20m2. Điều đáng nói là 5/6 người con đã đến tuổi đi học nhưng chưa ai được tới trường.

* Khó quản lý...

Những cư dân làng cá bè mà tôi đã gặp, cho rằng dạo trước các loại hải sản ở sông La Ngà khá phong phú. Chính vì vậy, chỉ cần chịu khó mỗi ngày ngư dân cũng có thu nhập khá. Hồi ấy, người đến trước thấy việc đánh bắt trên dòng sông này tương đối thuận lợi nên đã dắt díu bà con từ Campuchia về đây nuôi cá bè từ nguồn thức ăn đánh bắt được. Sau này, do người giăng lưới đông, dòng chảy bị bủa vây khắp chỗ nên sản lượng cá, tôm giảm nhiều. Thêm vào đó là tình trạng đánh bắt bằng lưới, kể cả rà điện tràn lan dẫn đến nguồn thủy sản cạn kiệt. Việc nuôi cá bè tuy có đem lại nguồn thu đáng kể, nhưng mỗi khi dòng sông ô nhiễm, cá chết hàng loạt thì ngư dân coi như trắng tay,  cuộc sống của đồng bào Việt kiều Campuchia ở làng cá bè La Ngà không ít lần điêu đứng. Điển hình là các hộ ông, bà: Nguyễn Văn Sử, Nguyễn Văn Cao, Miễn Thị Nên...

lang ca la nga
Một gia đình Việt kiều Campuchia trên làng cá bè La Ngà.

Nhận định về đời sống của người dân, cũng như tình hình an ninh trật tự tại khu vực làng cá bè La Ngà, ông Mai Chương, Công an xã Phú Ngọc, cho biết việc tạo điều kiện cho trẻ em trên bè đi học luôn được quan tâm. Nhưng do cuộc sống còn nghèo khó nên nhiều trẻ chỉ học được 1-2 năm là nghỉ, đi đánh cá mưu sinh cùng cha mẹ. Số hộ và số bè nuôi cá thời gian sau này tăng vì gần đây có thêm một số Việt kiều từ Campuchia về sinh sống. Cũng giống như những trường hợp khác, số hộ mới đến chẳng ai có giấy tờ gì. Mặt khác, đời sông nước đã buộc họ phải lênh đênh, trôi nổi theo con nước nên việc quản lý các hộ này rất khó khăn.

Thực tế, bà con Việt kiều đang sinh sống ở làng cá bè La Ngà được chính quyền địa phương rất quan tâm, từ hỗ trợ các thủ tục pháp lý cần thiết, kể cả việc thừa nhận sự hiện diện của họ ở làng bè, quản lý dân sinh và tạo mọi điều kiện để cuộc sống của các hộ này ổn định, an tâm sản xuất.

Với nét mặt nhiều ưu tư, ông Miễn Văn Em thổ lộ: “Bản thân tôi từ khi về làng cá bè La Ngà không có bất cứ giấy tờ tùy thân nào. Tôi đã làm thủ tục đăng ký tạm trú và giấy khai sinh cho con để chúng được đến trường. Nhưng ráng lắm thì tôi chỉ có thể cho 2 cháu lớn đi học, những đứa còn lại phải ở nhà. Bởi thu nhập của gia đình tôi mỗi ngày chỉ vài chục ngàn đồng, đủ ăn là mừng, lấy tiền đâu mua sắm tập vở cho con học hành”.

Báo Đồng Nai
Đăng ngày 19/08/2013
ngọc liên
Nông thôn

Giới thiệu cho ngư dân về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản

Ngày 24/10/2024, tại phường Hoài Hương (thị xã Hoài Nhơn), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với 70 ngư dân khai thác thủy sản của các phường Hoài Hương, Hoài Thanh và xã Hoài Hải về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản.

Các cơ quan chuyên môn
• 13:55 29/10/2024

Tập trung chuyển giao kỹ thuật nuôi một số loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao

Trong những năm gần đây, phong trào nuôi cá nước ngọt đã phát triển mạnh ở nhiều địa phương trong tỉnh Bình Định.

Cá điêu hồng
• 10:34 21/10/2024

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng bè gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tận dụng tiềm năng dồi dào nguồn nước của các hồ chứa thủy lợi, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 15:18 17/10/2024

Khám phá lồng bè nuôi cá chục tỷ ở lòng hồ thủy điện Bản Chát Lai Châu

Lồng bè nuôi cá tại lòng hồ thủy điện Bản Chát, Lai Châu đã trở thành một mô hình kinh tế quy mô lớn và mang lại hiệu quả cao cho người dân địa phương.

Nuôi lồng bè
• 10:38 04/10/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 06:02 26/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 06:02 26/11/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 06:02 26/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 06:02 26/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 06:02 26/11/2024
Some text some message..