Trộm biển lộng hành, ngư dân kinh hoàng

Có nhiều người sau một đêm ra biển đánh bắt, sáng trở vào bờ khóc như mưa vì bị trộm hết tài sản. Bọn chúng hành động gần như công khai. Thậm chí khi gặp ngư dân, bọn trộm trấn lột hết ngư cụ.

vỏ ốc
Mỗi vỏ ốc trị giá 12.000 đồng, nhưng có đêm bà con mất hàng nghìn vỏ.

Hơn một năm trước, ngư dân cửa biển Khánh Hội (huyện U Minh, tỉnh Cà Mau) đau đầu vì “ma dầu” rình mò hút trộm hàng ngàn lít dầu mỗi đêm. Nạn “ma dầu” chưa được dẹp yên thì nay người dân lại lo sợ vì liên tục bị ngư tặc trấn lột hoặc lấy trộm ngư cụ trên biển.

Ngư dân kinh hoàng kể tội trộm biển

Tại cửa biển Khánh Hội, vào những ngày đầu năm mới có không ít những nét mặt u sầu, lo lắng của ngư dân khi liên tục bị bọn trộm trên biển nhòm ngó. Ông Chính Thắng (ngụ ấp 8, xã Khánh Hội) bức xúc kể: 

“Gần đây bọn trộm trên biển hành bà con ngư dân mình nhiều lắm. Có nhiều người sau một đêm ra biển đánh bắt, sáng trở vào bờ khóc như mưa vì bị trộm hết tài sản. Bọn chúng hành động gần như công khai, bà con thả lú bát quái, lưới đánh cá chét… ở phía trước thì bị trộm phía sau. Thậm chí khi gặp ngư dân, bọn trộm trấn lột hết ngư cụ”.

Còn ông Minh Vũ lắc đầu ngán ngẩm: “Bọn chúng trang bị cả xuồng vỏ composite máy đầu xe 6 lốc chạy như bay trên biển, ngay cả ca nô của lực lượng chức năng còn đuổi không kịp nói gì tàu ghe của chúng tôi”.

Theo bà con ngư dân, bọn trộm biển thường ra tay vào ban đêm, lúc ngư dân đang đánh cá cách bờ vài chục hải lý. Chúng trang bị cả bộ đàm để nghe lén ngư dân thông báo với nhau luồng đánh bắt hay dùng móc thả xuống biển tìm trộm ngư cụ. Dù ngư dân thả lú, lưới đánh bắt ở độ sâu hơn 15m nước cũng không thoát khỏi bọn trộm. 

“Đó là chưa kể có những anh em bị cướp dầu, bình ắc quy, phao, vỏ ốc bắt mực... Đối với các ghe đậu đơn, bọn chúng lên ghe hỏi mượn dầu, bình ắc quy. Nói là mượn nhưng nếu bà con không cho thì cũng bị lấy. Do bọn này trang bị hung khí và sẵn sàng tấn công nên có phát hiện bà con cũng đành “ngậm bồ hòn làm ngọt” - ông Thắng than thở.

Ông Phạm Trọng Tiến, ngụ ấp 8 trước đó bị lấy 1 cờ lưới đánh cá chét (khoảng 7.000m lưới, trị giá hơn 70 triệu đồng). Ông than: “Ngư dân giờ thua lỗ như cơm bữa, vậy mà còn không yên với bọn trộm. Cứ đà này chắc tui cho ghe nằm bờ”. Theo ông Thắng, không chỉ ông mà ngay cả con trai ông là anh Phạm Văn Phong cũng bị lấy 1 cờ lưới vây.

Đáng buồn nhất là bà Nguyễn Thúy Ngoan. Gia đình bà sau nhiều năm tích lũy vay mượn thêm mới có vài chục triệu đồng để đầu tư mua ghe máy, lú bát quái ra biển đánh bắt, nhưng chỉ trong một đêm bọn trộm đã “cuỗm” hết sạch. “Mấy miệng ăn của gia đình chỉ nhờ vào việc đặt lú bát quái trên biển, giờ ngư cụ không còn không biết tới đây tui phải sống ra sao” - bà Ngoan chua xót.

Ông Thắng và nhiều bà con ngư dân ở cửa biển Khánh Hội nói, bọn trộm khi ra biển gặp gì là lấy thứ ấy. Mỗi cái lú bát quái trị giá khoảng 340.000 đồng, vỏ ốc bắt mực khoảng 12.000 đồng/vỏ… Nếu tính ra, bọn trộm có thể kiếm vài chục triệu đồng trong một đêm. 

Chính quyền cũng bất lực?

Do bọn trộm biển trang bị phương tiện hiện đại, chạy với tốc độ cao nên đã gây không ít khó khăn cho lực lượng chức năng. Đại diện Công an xã Khánh Hội cho biết, cái khó nhất là không có phương tiện tuần tra trên biển. Lâu lâu đơn vị mới kết hợp với bộ đội biên phòng đóng trên địa bàn xã tuần tra.

Ông Phan Minh Chí - Trưởng ban nhân dân ấp 8, xã Khánh Hội, nói: “Toàn ấp có 213 hộ dân, nhưng có đến khoảng 60 hộ dân làm nghề đánh bắt trên biển. Thời gian gần đây rất nhiều hộ dân gặp khó khăn khi bị trộm lấy hết ngư cụ, nhưng cũng đành chịu chứ không biết làm gì khác hơn”.

Theo ông Chí, do vùng biển Khánh Hội tiếp giáp với nhiều địa phương (phía bắc giáp Kiên Giang, phía nam giáp với huyện Trần Văn Thời, Cà Mau) nên tình hình an ninh trật tự trên biển rất phức tạp. Bọn trộm hoạt động có tổ chức và manh động nên người dân rất sợ bọn chúng.

Hiện tại, ngoài việc tự bảo vệ tài sản của mình, bà con cũng gần như hết cách. “Tôi đang đầu tư gần 30 triệu đồng mua vỏ máy để canh bọn trộm trên biển. Không chỉ có mình tôi mà nhiều bà con khác cũng đang tính đến chuyện này” - ông Phạm Quyết Thắng cho hay.

Ông Bảy Nguyễn (ấp 1, xã Khánh Hội) bàng hoàng nhớ lại: “Ghe câu mực của tui bị bọn cướp biển lấy đi tài sản trị giá hơn 20 triệu đồng. Đêm đó, tàu thả dây vỏ ốc bắt mực đi phía trước thì ngay ở phía sau, bọn cướp biển rọi đèn kéo dây lên cắt lấy vỏ ốc. Anh em ngư dân không dám chống cự vì bọn chúng quá đông và hung khí...”.

Báo Dân Việt, 13/02/2014
Đăng ngày 14/02/2014
Hoàng Hạnh
Đánh bắt

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 10:17 25/11/2024

Đồng Nai kiên quyết dẹp ngư cụ cấm và đánh bắt tự diệt

Trong thời gian qua, Đồng Nai đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp mạnh mẽ nhằm dẹp bỏ ngư cụ cấm và các hình thức đánh bắt kiểu “tự diệt”.

Người dân
• 09:34 01/11/2024

“Lộc trời” sau bão Trà Mi: Người dân Đà Nẵng đón nhận món quà từ biển

Bão Trà Mi qua đi đã để lại những “món quà” bất ngờ cho người dân Đà Nẵng, khi dọc bờ biển đường Nguyễn Tất Thành được phủ kín bởi vẹm xanh, sò huyết, chíp chíp, và nhiều loại hải sản khác.

Vẹm xanh
• 10:33 31/10/2024

Người dân thất thoát trước quy định mới về đánh bắt cá ngừ

Nhiều ngư dân Việt Nam đang gặp khó khăn trước các quy định mới về kích thước tối thiểu khi khai thác cá ngừ vằn. Cụ thể, theo Nghị định 37/2024/NĐ-CP, cá ngừ vằn chỉ được phép khai thác nếu đạt chiều dài từ 50cm trở lên. Quy định này nhằm bảo vệ nguồn lợi hải sản, nhưng lại gây thiệt hại lớn cho ngư dân và doanh nghiệp xuất khẩu.

Cá ngừ
• 14:13 22/10/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 03:51 27/11/2024

Thực hư trị bệnh EHP trong nuôi tôm

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là một loại vi khuẩn ký sinh nội bào gây bệnh nghiêm trọng trên tôm nuôi. Loại vi khuẩn này làm suy giảm khả năng tiêu hóa và tăng trưởng của tôm, dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm bệnh EHP
• 03:51 27/11/2024

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 03:51 27/11/2024

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 07 tàu cá trong đợt bổ sung năm 2023

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 3840/QĐ-UBND ngày 05/11/2024 phê duyệt đợt bổ sung năm 2023 cho các tàu cá được hỗ trợ kinh phí theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Tàu thuyền
• 03:51 27/11/2024

Chứng nhận ASC cho 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân

Ngày 21/11/2024, ở xã Tân Ân Tây (Ngọc Hiển, Cà Mau), 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân được tổ chức Bureau Veritas trao chứng nhận ASC và đây là chứng nhận ASC nhóm cho tôm-rừng đầu tiên tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Tôm rừng
• 03:51 27/11/2024
Some text some message..