Trồng rừng kết hợp nuôi tôm: Tăng thu nhập, giảm rủi ro

Những năm gần đây, phong trào nuôi tôm phát triển mạnh ở những vùng ven biển của tỉnh Trà Vinh với nhiều hình thức như: nuôi thâm canh, bán thâm canh, nuôi công nghiệp… Nhờ nuôi tôm, nhiều nông dân có thu tiền tỷ nhưng cũng có không ít hộ phải trắng tay do các hình thức nuôi trên cũng lắm rủi ro. Tuy nhiên, có một mô hình nuôi cho hiệu quả bền vững và ít gặp rủi ro, đó là nuôi tôm kết hợp trồng rừng.

trồng rừng nuôi tôm
Mô hình trồng rừng nuôi tôm ở huyện Duyên Hải (Trà Vinh).

Theo thống kê của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Trà Vinh, trên địa bàn hiện có hơn 4.000ha rừng đã được giao khoán cho 3.000 hộ quản lý, với phương thức người trực tiếp sản xuất được sử dụng 45% diện tích mặt nước để nuôi trồng thuỷ sản và 55% diện tích còn lại là để trồng rừng. Hình thức này vừa góp phần khôi phục những cánh rừng ngập mặn ven biển, vừa cân bằng được môi trường sinh thái, giảm đáng kể tình trạng phá rừng nuôi tôm như những năm vừa qua.

Có thể nói, mô hình trồng rừng kết hợp nuôi tôm đã thật sự đóng vai trò quan trọng trong việc khôi phục hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển. Theo một số hộ nông dân có kinh nghiệm nhiều năm thực hiện mô hình này, trồng rừng nuôi tôm sẽ tạo được bóng mát, cân bằng hệ sinh vật trong nguồn nước dưới tán rừng. Do có nguồn nước sạch, tôm phát triển tốt, có thức ăn tự nhiên bổ sung, tạo bóng râm để tôm cư trú… Chính vì thế, người nuôi tôm kết hợp với trồng rừng ít gặp rủi ro, nhờ môi trường tốt, giảm được chi phí đầu tư thức ăn cho tôm, mà còn có thêm nguồn thu từ tôm cá tự nhiên.

Điển hình như hộ anh Nguyễn Văn Ngoan (ấp Cồn Tàu xã Trường Long Hoà, thị xã Duyên Hải), gắn bó với nghề nuôi tôm hàng chục năm nay, có năm thu lợi nhuận lớn nhưng cũng có năm thất bại nặng nề. Năm 2011, được Hạt Kiểm lâm Duyên Hải giao 10ha đất trồng rừng kết hợp nuôi tôm, anh bố trí đào ao, lắp đặt hệ thống cống bọng; ở giữa trồng các loại cây như mắm, đước… làm bóng mát cho tôm trú ẩn. Năm ngoái, gia đình anh thả trên 300.000 con tôm sú, thu nhập hơn 170 triệu đồng, chưa kể các loài thủy, hải sản khác. Anh Ngoan cho biết: “Tôi đã xây dựng mô hình khá hoàn chỉnh, tuy thu nhập không cao bằng nuôi tôm công nghiệp, nuôi tôm thâm canh hoặc bán thâm canh nhưng chưa bao giờ thất bại hay thua lỗ”.

Ngay bên cạnh mô hình nhà anh Ngoan, trang trại nuôi tôm kết hợp trồng rừng của ông Tôn Hoàng Phủ cũng đang phát triển khá ổn định. Năm 2010, được nhà nước giao 10ha đất rừng, ông thực hiện trồng 5ha rừng, còn lại để nuôi trồng thuỷ sản. Hiện nay, nhờ cây rừng phát triển tốt, môi trường nước ổn định nên ông liên tục trúng mùa tôm, thu nhập lên đến 100 - 120 triệu đồng/năm. Thấy có hiệu quả, các hộ khác đã phát triển lên 129 trang trại trồng rừng kết hợp nuôi tôm.

Rừng ngập mặn ven biển Trà Vinh đang từng bước được khôi phục và phát triển; ý thức bảo vệ, chăm sóc rừng của người dân địa phương được nâng lên rõ rệt. Đây là tín hiệu vui, vì rừng có vai trò rất lớn trong việc làm giảm xói mòn, bảo vệ môi trường sinh thái, mang lại lợi ích cho người dân sống trong vùng bằng nghề khai thác thủy sản, tạo “bức tường xanh” ngăn bão lũ, nước biển dâng do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

UBND tỉnh Trà Vinh vừa phê duyệt Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2016 - 2020 với tổng nguồn vốn đầu tư hơn 309 tỷ đồng, trong đó ngân sách Trung ương 213,5 tỷ đồng, ngân sách địa phương 95,77 tỷ đồng. Theo đó, về phát triển rừng giai đoạn 2016 - 2020 là 3.633,44ha; về chăm sóc rừng trồng giai đoạn 2016 - 2020 là 8.306,95ha; trồng cây lâm nghiệp phân tán 875.000 cây (bình quân 175.000 cây/năm). Thực hiện giao khoán toàn bộ diện tích đất có rừng cho tổ chức, nhóm hộ gia đình, hộ gia đình, cá nhân bảo vệ rừng. Đến năm 2020, tất cả diện tích có rừng đều có chủ nhận khoán bảo vệ; tổng diện tích khoán bảo vệ rừng là 29.628,93ha (bình quân 5.925,79ha/năm); năm 2016 giao khoán 5.353,7ha, đến năm 2020 giao khoán 6.860,98ha.

Mục tiêu thực hiện kế hoạch nhằm quản lý, bảo vệ 8.622,96ha rừng hiện có, không để tình trạng suy thoái rừng, lấn chiếm đất rừng để sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản; nâng độ che phủ của rừng từ 3,5% (năm 2015) lên 4,6% (năm 2020), thu hút khoảng 4.000 lao động tham gia các hoạt động trong lĩnh vực lâm nghiệp; góp phần ổn định 23.984,53ha đất quy hoạch cho lâm nghiệp với chức năng là rừng phòng hộ; nâng cao số lượng, chất lượng rừng để phát huy tốt chức năng phòng hộ ven biển, ven sông, lấn biển.

Hy vọng, với định hướng này sẽ có thêm nhiều mô hình kết hợp  để tạo sinh kế bền vững cho nông dân trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang diễn biến phức tạp.

Kinh tế nông thôn, 27/11/2015
Đăng ngày 28/11/2015
Nguyễn Tân
Nuôi trồng

TP.HCM tổ chức Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm

Ngày 11/11, Trung tâm khuyến nông TP.HCM phối hợp cùng công ty Tép Bạc tổ chức trực tuyến Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2021.

Hội thảo nuôi tôm
• 08:00 17/11/2021

TTKN Vĩnh Phúc tiên phong chuyển đổi số vào nuôi cá nước ngọt thâm canh

Buổi hội thảo tập huấn với chủ đề “Ứng dụng hệ thống cảm biến kiểm soát các yếu tố môi trường nước trong nuôi cá” được Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Phúc phối hợp cùng công ty Tép Bạc vào ngày 1/11 đã mở đầu cho hành trình chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản tại tỉnh Vĩnh Phúc.

lắp đặt tủ điện
• 10:21 15/11/2021

Tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ

Lạng Sơn tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ trong lồng, bè trên sông và hồ chứa

khuyến nông
• 10:49 19/10/2021

Kể câu chuyện nghề: Tôi học để làm thầy nông dân

Khi có điều kiện gặp gỡ nông dân, tôi thường được giới thiệu là “thầy” và cũng được họ gọi là “thầy” do nghề nghiệp của bản thân. Nhưng tôi cũng đã từng làm “thầy” của nông dân với tư cách là người “dạy” cho họ về nuôi thủy sản. Phải nói rằng làm “thầy” của nông dân không dễ và vì thế tôi đã đi “học” người nông dân để có thể làm “thầy” của họ.

kể câu chuyện nghề
• 15:19 18/10/2021

Hiện trạng tôm càng chết hàng loạt do ngập mặt tấn công ao nuôi

Trong bối cảnh hiện nay, vấn đề nắng nóng, xâm nhập mặn kéo dài tại các tỉnh miền Nam đang trở nên ngày càng nghiêm trọng đối với ngành nuôi trồng thủy sản. Kiên Giang, với diện tích lớn dành cho việc nuôi tôm càng xanh kết hợp với canh tác lúa, đang phải đối mặt với hậu quả đáng kể của hạn hán và xâm nhập mặn.

Tôm càng xanh
• 09:00 03/05/2024

Ảnh hưởng tiêu cực từ nước xả thải ao tôm

Việc quản lý và xử lý chất thải, xử lý nước thải trong nuôi trồng thủy sản cũng cần được chú trọng. Các vật tư hóa chất, chế phẩm sinh học được sử dụng trong các mô hình canh tác ở các vùng kinh tế đáp ứng tiêu chuẩn môi trường và hạn chế dịch bệnh nuôi trồng thủy sản lây nhiễm để phát triển bền vững ngành nuôi trồng thủy sản.

Nước ao tôm
• 08:00 02/05/2024

Quản lý tốt ao nuôi khi có mưa bất ngờ vào mùa nắng

Giai đoạn giao mùa nắng và mưa, sẽ xuất hiện những cơn mưa đầu mùa bất thường đang gây ra sự biến đổi đột ngột trong môi trường ao nuôi tôm. Sau cơn mưa đó là nắng nóng gay gắt, làm giảm sức đề kháng của tôm và tăng nguy cơ bùng phát bệnh.

Ao nuôi
• 08:00 02/05/2024

Hiểu rõ lợi ích của Edta trong nuôi tôm

Khi thảo luận về việc hiểu rõ lợi ích của Edta trong nuôi tôm, không thể phủ nhận vai trò quan trọng mà chất này mang lại trong quá trình chăm sóc và duy trì môi trường sống cho tôm.

Ao tôm
• 08:00 01/05/2024

Công nghệ “sông trong ao” nuôi cá trắm cỏ ở Việt Nam

Ngày 24/4/2024, Tép Bạc có bài giới thiệu công nghệ nuôi cá “sông trong ao” (IPRS) do các chuyên gia thủy sản của Hội đồng xuất khẩu đậu nành Hoa Kỳ thực hiện ở nhiều nước trên thế giới, trong đó ở Việt Nam từ năm 2017.

Cá trắm cỏ
• 09:51 05/05/2024

Khả năng tái tạo cơ thể kỳ diệu của sên biển

Năm 2021, một nhóm nghiên cứu ở Nhật Bản đã phát hiện một loài sên biển thuộc họ sacoglossans có khả năng tự tái tạo phần cơ thể đã mất đi chỉ trong khoảng từ 2 đến 3 tuần.

Sên biển
• 09:51 05/05/2024

Cá nhám phơi: Loài cá to lớn có tính tình thân thiện

Sở hữu thân hình to lớn và có phần kỳ dị, nhưng cá nhám phơi lại là một sinh vật biển có tính tình rất hiền lành và thân thiện.

Cá nhám
• 09:51 05/05/2024

Xuất khẩu nông lâm thủy sản tăng mạnh trong 4 tháng đầu năm

Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT, 4 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 19,06 tỷ USD, tăng 23,7% so với cùng kỳ năm 2023. Cùng với đó, nhập khẩu nông lâm thủy sản đạt 14,32 tỷ USD. Như vậy, giá trị xuất siêu ngành đạt được 4 tháng là 4,74 tỷ USD, tăng 71,5%.

Tôm thẻ
• 09:51 05/05/2024

Tạt vi sinh cho ao tôm

Trong nuôi tôm, vi sinh mang đến rất nhiều lợi ích cho ao nuôi cũng như vật nuôi sinh trưởng. Nhưng liệu bạn có đang hiểu rõ và sử dụng chúng đúng cách để giúp phát huy hết năng lực của vi sinh mang đến. Cùng Tép Bạc tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Ao nuôi tôm
• 09:51 05/05/2024