Trồng trọt dưới tán rừng

Thời gian qua, bằng việc tăng cường các hình thức khuyến nông, khuyến lâm đã giúp cư dân vùng Bảy Núi (An Giang) phát triển các mô hình vườn đồi và vườn rừng, nhất là đối với khu vực đồi đất dốc và những nơi có điều kiện thích hợp. Bên cạnh giao khoán đất rừng thì việc tạo sinh kế cho các chủ rừng đã giúp việc bảo vệ rừng càng thêm bền vững.

Trái hồng quân
Những cây hồng quân trồng dưới tán rừng của anh Minh đã bắt đầu thu hoạch đợt đầu tiên.

Sản xuất nông - lâm kết hợp

Ở khu vực đồi núi Tri Tôn và Tịnh Biên (An Giang), mức nhận khoán trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng bình quân khoảng 1 ha/hộ. Với hình thức này, bà con vừa có thể khai thác lợi thế đất đồi dốc để trồng trọt theo mô hình sản xuất nông - lâm kết hợp, vừa giúp các chủ rừng gắn bó với việc chăm sóc, bảo vệ rừng phát triển bền vững. Được giao khoán 9.000m2 đất rừng ở khu vực xã An Phú (Tịnh Biên) để chăm sóc và bảo vệ rừng, anh Hồ Văn Minh (ấp Núi Kéc, xã Thới Sơn, Tịnh Biên) đã chọn lựa các loại cây trồng để xen canh vào đất rừng. Trừ ra khoảng 3.000m2 diện tích đất nhiều đá và khô cằn, diện tích còn lại anh Minh trồng xen hồng quân, đinh lăng, nghệ xà cừ, nghệ đỏ, cây ngải đen, củ huyền... dưới tán rừng.

Nếu năm nào nhàn rỗi, khi hạt mưa rớt xuống, anh Minh tranh thủ trồng thêm đậu que, đậu đũa... để tăng thêm thu nhập. Theo anh Minh, không riêng gia đình anh mà bà con được giao khoán đất rừng ở địa phương đều cố gắng tận dụng để sản xuất các mô hình trồng trọt. Như vậy, lúc vào mùa khô thì ngày ngày đều tưới nước, dọn đất, chăm bón cây trồng... đây là cách để gắn bó và bảo vệ rừng.

Những cây hồng quân trồng dưới tán rừng của anh Minh đã bắt đầu thu hoạch đợt đầu tiên, giá bán 15.000 đồng/kg. Với 30 cây hồng quân, anh Minh thu được trên 20 triệu đồng. Do chăm bón tốt, kèm thêm đợt mưa vừa rồi, hồng quân cho trái tiếp đợt 2, với giá bán hiện tại là 18.000 đồng/kg, giúp gia đình anh có một khoản thu nhập cho chi tiêu trong gia đình.

Đặc biệt, anh Minh còn trồng thêm cây ngải đen dưới tán rừng, giúp bảo tồn nguồn dược liệu quý của địa phương. Do trồng xen dưới tán rừng, tận dụng được nguồn nước mưa nên cây ngải thích nghi tốt. Sau 5-6 tháng trồng sẽ thu hoạch từ 10-15kg, các nhà thuốc thu lại với giá 35.000-40.000 đồng/kg. “Có năm, tôi trồng thêm cây nghệ đỏ, nghệ xà cừ, đinh lăng... Mình trồng xen canh nhiều loại cây trồng khác nhau, mùa nào cây đó nên bù qua đắp lại cũng có thu nhập” - anh Minh chia sẻ.

Củ huyền xứ núi


Bột huyền tinh đã trở thành sản phẩm đặc trưng của địa phương để giới thiệu với du khách.

Hễ khi trời dứt mưa, cư dân vùng núi Kéc, núi Dài, núi Trà Sư… tất bật thu hoạch nhiều loại củ, quả ở địa phương. Trong đó, việc trồng củ huyền và chế biến bột huyền tinh trở thành nghề truyền thống. Người dân ở đây cho rằng, củ huyền có tính dược, vừa có tác dụng làm mát cơ thể, trị được một số bệnh thông thường nên bột huyền tinh đã trở thành sản phẩm đặc trưng của địa phương khi giới thiệu với du khách gần xa.

Năm nay, bà con trồng củ huyền ở vùng Bảy Núi khá phấn khởi khi vừa được mùa, được giá. Vì bột huyền bán được giá cao hơn so với củ thô, nên đa số người dân đều biết cách thức sơ chế củ huyền thành bột huyền tinh. Thời điểm hiện tại, bột huyền tinh được bán với giá từ 40.000-45.000 đồng/kg, cao hơn năm trước.

Gia đình chị Lê Thị Hồng Vân (ngụ ấp Núi Kéc, xã Thới Sơn) đã gắn bó với nghề trồng củ huyền hơn 10 năm nay. Trồng, thu hoạch xong lại chế biến thành bột huyền tinh, sau đó lấy bột tiếp tục làm các loại bánh: bánh ít, chè, bánh đúc, hạt trân châu, bánh phục linh...

Hễ thấy mưa rớt hạt, bà con đem củ huyền giống đi trồng, khi mùa mưa kết thúc là chuẩn bị đến mùa thu hoạch. Thời gian sinh trưởng của củ huyền khoảng 6 tháng là có thể thu hoạch, để đến 7-8 tháng sẽ có củ huyền già, lượng tinh bột thu được sẽ nhiều hơn. Nhà chị Vân trồng được 2 công củ huyền, xen trong vườn hồng quân với mô hình vườn đồi, năng suất thu hoạch được 2 tấn/công.

“Bào chế củ huyền lấy bột cực công lắm, nhiều công đoạn và nhân công… Để 1kg bột tinh cần đến 5kg củ thô. Hiện nay, nhờ đầu tư máy xay bột, vắt bột nên bà con nhẹ công hơn. Người sản xuất và chế biến bột huyền phần lớn vẫn thực hiện thủ công, chỉ đưa máy móc vào vài công đoạn, vừa đảm bảo hương vị nguyên gốc và chất lượng củ huyền vốn có xứ núi” - chị Vân thông tin.

Báo An Giang
Đăng ngày 15/01/2020
Ánh Nguyên
Nông thôn

Quảng trường con tôm ở Cà Mau: Tăng vốn đầu tư lên 43 tỷ đồng

Quảng trường Phan Ngọc Hiển tại thành phố Cà Mau đang trở thành một trong những dự án trọng điểm với nhiều thay đổi lớn về diện tích, vốn đầu tư và thời gian thi công. Mới đây, UBND tỉnh Cà Mau đã quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư cho dự án này, tăng vốn đầu tư thêm hơn 43 tỷ đồng và kéo dài thời gian thực hiện đến năm 2026.

Biểu tượng con tôm
• 08:00 22/12/2024

Lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ năm 2025

Vừa qua, Cục Thủy sản đã hướng dẫn khung lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ và một số nội dung quản lý, tổ chức sản xuất nuôi tôm nước lợ năm 2025 cụ thể như sau:

Thả giống
• 10:06 16/12/2024

Ngư dân Bình Định trúng đậm cá chù

Vừa qua, rất nhiều tàu thuyền của ngư dân hành nghề lưới vây rút ngày ở xã Mỹ An, huyện Phù Mỹ, Bình Định cập bến với cá chù đầy khoang. Mỗi thuyền sau mỗi chuyến đánh bắt từ 2 đến 3 ngày thu được sản lượng từ 1 đến 2 tấn cá. Với giá cá chù 50.000 đồng/kg, mỗi thuyền thu nhập từ 50 đến 100 triệu.

Cá chù
• 10:28 13/12/2024

Cà Mau đẩy mạnh quảng bá con tôm đến thị trường Mỹ

Trong chuyến công tác tại Hoa Kỳ, đoàn công tác Cà Mau do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử dẫn đầu đã làm việc với Seafood Watch (SFW) để tổ chức Hội nghị “Tôm sú bền vững từ Việt Nam” tại Boston, Hoa Kỳ và triển khai chương trình hợp tác với trường Đại học Arizona.

Tôm sú
• 10:23 09/12/2024

Các lưu ý khi xử lý ao thả nuôi vụ tết 2025

Vụ nuôi thả dịp Tết luôn là thời điểm quan trọng trong ngành thủy sản. Xử lý ao nuôi tôm vụ Tết 2025 cần chú trọng các lưu ý đặc biệt để đảm bảo môi trường nước sạch, tôm khỏe mạnh, và đạt năng suất cao trong điều kiện thời tiết mùa Tết thường lạnh và có thể biến đổi thất thường.

Ao nuôi tôm
• 11:36 23/12/2024

Hướng đi xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam

Tôm Việt Nam từ lâu đã nổi tiếng trên thị trường quốc tế nhờ chất lượng và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, để gia tăng giá trị thương hiệu và cạnh tranh mạnh mẽ với các sản phẩm tôm khác trên thế giới, việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam là một yếu tố quan trọng.

Tôm thẻ
• 11:36 23/12/2024

Những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP trên tôm

Bệnh vi bào tử trùng EHP là một trong những bệnh nguy hiểm đối với tôm nuôi, gây ra thiệt hại lớn cho ngành thủy sản. Bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và tốc độ tăng trưởng của tôm mà còn gây khó khăn trong quản lý ao nuôi. Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP và các giải pháp hiệu quả mà người nuôi tôm cần biết.

Tôm thẻ chân trắng
• 11:36 23/12/2024

Mật độ thả giống tối ưu cho từng loại hình nuôi tôm

Mật độ thả giống đóng vai trò then chốt ảnh hưởng đến sức khỏe, tốc độ tăng trưởng, và năng suất thu hoạch. Việc lựa chọn mật độ phù hợp không chỉ dựa trên loại hình nuôi mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện ao, kỹ thuật chăm sóc, và môi trường nước.

Ao nuôi tôm
• 11:36 23/12/2024

Tép hòa vị Tết 2025: Giá trị văn hóa của nghề làm tôm khô

Tết đến, xuân về không chỉ mang theo sắc mai vàng rực rỡ mà còn mang đến không khí nhộn nhịp, tấp nập của những làng nghề truyền thống. Trong số đó, làng nghề làm tôm khô, một đặc sản nổi tiếng của các vùng ven biển Việt Nam lại càng thêm rộn ràng.

tôm khô
• 11:36 23/12/2024
Some text some message..